YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Đống Đa

Tải về
 
NONE

Một trong những phương pháp giúp ôn tập tốt kì thi học kì 2 sắp tới là giải đề. Nhằm giúp các em có thêm tư liệu hỗ trợ cho quá trình rèn luyện và tiếp cận các dạng đề, HOC247 đã biên soạn và tổng hợp Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Đống Đa dưới đây. Hi vọng tài liệu sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

ĐỐNG ĐA

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc đời bình yên tựa nghìn xưa
Gần gũi nhất vẫn là cây lúa
Trưa nắng khát ước về vườn quả
Lúc xa nhà nhớ một dáng mây
Một dòng sông, ngọn núi, rừng cây
Một làn khói, một mùi hương trong gió...

Có mấy ai nhớ về ngọn cỏ
Mọc vô tình trên lối ta đi
Dẫu nhỏ nhoi không đáng nhớ làm chi
Không nghĩ đến nhưng mà vẫn có.

(Trích Cỏ dại - Vĩnh Linh)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0,75 điểm): Tác giả đã kể ra những sự vật gần gũi, thân quen nào?

Câu 3 (0,75 điểm): Trong những sự vật ở quê nhà gần gũi mà tác giả kể trên, theo anh/chị tác giả gửi gắm tình cảm vào sự vật nào nhiều nhất? Vì sao?

Câu 4 (1,0 điểm): Qua đoạn thơ trên, anh/chị hãy nêu cảm nghĩ về quê hương của mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo.

Câu 2 (5,0 điểm): Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (0,75 điểm):

Những sự vật được tác giả nhắc đến: cây lúa, vườn quả, dáng mây, dòng sông, ngọn núi, rừng cây, làn khói, mùi hương trong gió, ngọn cỏ.

Câu 3 (0,75 điểm):

Tác giả gửi gắm tình cảm nhiều nhất vào ngọn cỏ dại vì nó từ lâu đã âm thầm trở thành biểu tượng của quê nhà nhờ sức sống dẻo dai, mãnh liệt.

Câu 4 (1,0 điểm):

Nêu cảm nghĩ về quê hương:

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là chốn dang tay đón chúng ta trở về yên bình sau bao bão táp phong ba ngoài cuộc sống…

Mỗi chúng ta cần yêu quý, trân trọng quê hương của mình đồng thời cố gắng xây dựng quê hương giàu đẹp.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: lòng hiếu thảo.

2. Thân bài

a. Giải thích

Hiếu thảo: là tình cảm yêu thương, kính trọng của con cái đối với ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình; đối xử tốt với các thành viên và có hành động đền ơn đáp nghĩa, thờ cúng tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, ông bà lúc về già.

→ Đây là một đức tính tốt đẹp trở thành truyền thống của con người Việt Nam ta mà ai cũng cần có.

b. Phân tích

Cha mẹ là những người sinh thành, nuôi dưỡng giáo dục chúng ta nên việc hiếu nghĩa là việc chúng ta phải làm để báo đáp công ơn đó.

Cách thể hiện chữ hiếu của con người đánh giá nhân phẩm của người đó, người hiếu thỏa với cha mẹ là những con người đáng được tôn trọng và học tập.

Những hành động thể hiện sự hiếu thảo giúp các thành viên trong gia đình thêm đoàn kết hơn, gắn bó hơn đồng thời để thế hệ đi sau học tập và noi theo.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng là những con người, những hành động sống với lòng hiếu thảo.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người con chưa có hiếu, không hiểu, không coi trọng công lao của bố mẹ dành cho mình, lại có những người ruồng bỏ cha mẹ khi họ về già, quên đi công ơn nuôi dưỡng, anh em tranh giành nhau tài sản cha mẹ để lại… → những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Khẳng định lại vai trò, tầm quan trọng của lòng hiếu thảo và rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi.

2. Thân bài

a. Nguyễn Trãi không chỉ có tài năng chính trị, quân sự mà còn là một đại quan thanh liêm, hết lòng vì dân vì nước:

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê gốc ở Chí Linh - Hải Dương, sau chuyển về Hà Tây. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa, văn học. Cha là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ (Tể tướng) Trần Nguyên Đán.

Tuổi thơ Nguyễn Trãi chịu nhiều mất mát: 5 tuổi chịu tang mẹ, 10 tuổi chịu tang ông ngoại.

Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đưa sang Trung Quốc, ghi sâu lời dặn của cha, Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn.

Cuối năm 1427 đầu năm 1428, khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”.

Năm 1439, triều đình ngày càng rối ren, gian thần lộng hành, trung thần bị sát hại, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

Năm 1440, Nguyễn Trãi được Lê Thái Tông mời ra giúp nước. Ông lại hăng hái nhiệt tình phò vua giúp nước cứu đời.

Năm 1442, Nguyễn Trãi mắc oan án Lệ Chi Viên, bị tru di tam tộc. Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.

→ Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, UNESCO công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới.

b. Nguyễn Trãi để lại cho nền văn học Việt Nam một sự nghiệp sáng tác văn học có giá trị lớn lao

Nguyễn Trãi sáng tác ở rất nhiều thể loại, viết bằng chữ Nôm và chữ Hán, thành công ở cả văn chính luận và thơ trữ tình. Ông để lại một khối lượng tác phẩm lớn, có giá trị đối với nền Văn học dân tộc.

Nguyễn Trãi là một nhà văn chính luận xuất sắc: Với “Quân trung từ mệnh tập” (có sức mạnh bằng mười vạn quân), “Bình Ngô đại cáo” và nhiều văn bản chiếu, biểu, Nguyễn Trãi được coi là bậc thầy của văn chính luận Trung đại. Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt những văn bản chính luận của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa, yêu nước thương dân. Về nghệ thuật, văn chính luận Nguyễn Trãi đạt trình độ mẫu mực trong việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng biện pháp thích hợp; kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.

Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc: Hai tập thơ “Ức Trai thi tập” (chữ Hán) và “Quốc âm thi tập” (chữ Nôm) đã khắc họa được hình tượng người anh hùng vĩ đại với lí tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân lúc nào cũng thiết tha, mãnh liệt; phẩm chất và ý chí ngời sáng. Thơ trữ tình Nguyễn Trãi có đóng góp lớn cho văn học dân tộc từ sự phát triển của ngôn ngữ (chữ Nôm), Việt hóa thể thơ Đường cả sáng tạo ra thể thất ngôn xen lục ngôn. Thơ Nguyễn Trãi giàu hình ảnh ước lệ, nhưng cũng mang hơi thở cuộc sống, vừa có khuynh hướng trang nhã vừa có xu hướng bình dị.

→ Nguyễn Trãi là một thiên tài Văn học của dân tộc, thơ văn Nguyễn Trãi vừa kết tinh truyền thống Văn học Lí – Trần, vừa mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới. Về nội dung, thơ Nguyễn Trãi chứa đựng hai nguồn cảm hứng lớn của dân tộc: Yêu nước, nhân đạo. Về nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Trãi đóng góp to lớn cho Văn học dân tộc cả về thể loại và ngôn ngữ.

3. Kết bài

Khái quát lại những nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Trãi.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Lòng nhân ái không phải tự sinh ra con người đã có. Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất hàng đầu, là văn hóa của mỗi một con người. Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”…

…Lòng nhân ái rất cần trong đời sống, đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người. Các hoạt động từ thiện đã và đang diễn ra tại Trường Quốc tế Global đã góp phần giúp các em học sinh xây dựng tính cộng đồng, tinh thần trách nhiệm, sẻ chia với mọi người và giúp người khi khó khăn hoạn nạn, phát triển toàn diện tri thức và đạo đức để trở thành những công dân ưu tú, có ích cho xã hội, gìn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.”

(Trích Dạy trẻ lòng nhân ái ở trường quốc tế Global – theo Dân trí - ngày 14/ 2/ 2015)

Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả bài viết, “Lòng nhân ái có được” là do những yếu tố nào?

Câu 2 (1,0 điểm): Tại sao tác giả bài viết cho rằng “lòng nhân ái rất cần trong đời sống”?

Câu 3 (1,5 điểm): Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Lòng nhân ái có được là do sự góp công của mỗi gia đình và nhà trường tạo lập cho các em thông qua các hoạt động trải nghiệm rèn luyện, học tập, sẻ chia, “đau với nỗi đau của người khác”.

Câu 2 (1,0 điểm):

Lòng nhân ái rất cần trong đời sống vì đó là nét văn hóa, là cốt cách của mỗi một con người.

Câu 3 (1,5 điểm):

Học sinh lựa chọn thông điệp phù hợp với bản thân mình và lí giải lí do vì sao lựa chọn thông điệp đó một cách hợp lí nhất.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội về sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự vô cảm của con người trong đời sống xã hội hiện nay.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô cảm: thái độ lạnh lùng, thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến mọi người, mọi vật xung quanh. Bên cạnh đó, vô cảm còn là sự không rung cảm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác, của đồng loại. Người sống vô cảm là người ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chúng ta không nên sống theo lối sống này.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống vô cảm:

Lúc nào cũng chỉ biết đến bản thân mình, thờ ơ với mọi người, mọi thứ xung quanh.

Người vô cảm là người khó rung động trước hoàn cảnh của người khác, những người này thường không giúp đỡ người khó khăn trước mắt mình, sống với thái độ dửng dưng.

Người vô cảm thường xa rời với tập thể, tự mình tách biệt, khi gặp khó khăn sẽ khó có được sự giúp đỡ của người khác.

- Tác hại của việc sống vô cảm:

Tự mình tách biệt với xung quanh, không có sự gắn kết với mọi người, dần dần cảm thấy cô độc.

Việc không rung cảm, yêu thương, san sẻ và giúp đỡ người xung quanh không những đáng nhận lại chỉ trích mà sẽ bị cả xã hội lên án về lối sống này.

Người vô cảm sẽ nảy sinh những tính xấu khác: hẹp hòi, chỉ biết đến bản thân, ích kỉ, nhỏ nhen, dần sẽ trở thành người xấu bị mọi người né tránh.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có những người sống có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ Trao duyên

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và dẫn dắt vào tác phẩm Truyện Kiều cũng như đoạn trích Trao duyên.

2. Thân bài

a. 12 câu thơ đầu

“Cậy em” là câu mở đầu khi Kiều muốn nói chuyện với em dù Kiều là chị, thể hiện sự tôn trọng, tin tưởng đối với em.

Trong lòng Kiều băn khoăn, trăn trở. Bên là chữ hiếu với cha mẹ, bên là mối tình sau nặng khắc cốt ghi tâm với chàng Kim, thật khó để nàng đôi đường vẹn đôi. Sau bao suy tư, cuối cùng, Kiều quyết định trao lại mối duyên tình sâu nặng của mình cho Vân. Vân còn trẻ, lại xinh đẹp, rất xứng đôi vừa lứa với chàng Kim, nếu Vân thay Kiều nhận mối duyên này Kiều sẽ yên lòng mà báo hiếu cho cha mẹ. Ở nơi xa xôi hay phải chịu bất cứ khó khăn gì, Kiều cũng cam lòng.

→ 12 câu thơ không chỉ diễn tả những giằng xé trong lòng Kiều mà còn thể hiện rõ nét ràng nàng là một người con hiếu thảo, một thiếu nữ trọng tình cảm, yêu thương sâu nặng. Tuy phải trao lại mối lương duyên của mình cho người em là Thúy Vân nhưng Kiều không hề kêu ca hay oán trách ai bất cứ điều gì.

b. 16 câu tiếp

Sau khi thưa chuyện với Thúy Vân, Kiều trao lại kỉ vật của mình với Kim Trọng cho em, nhắn nhủ em dù có nên vợ thành chồng thì hãy thương xót cho người chị bạc mệnh.

Kiều tưởng tượng đến lúc Vân và chàng Kim nên vợ nên chồng, đến cõi hư không mà nàng chỉ là một mảnh hồn oan vật vờ theo ngọn gió hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây nhưng vẫn mang nặng lời thề, nàng đinh ninh mình sẽ là một hồn oan trong cõi chết và dặn em rưới cho giọt nước làm phép tẩy oan.

c. 6 câu thơ cuối

3. Kết bài

Khái quát về nội dung đoạn trích nói riêng và tác phầm Truyện Kiều nói chung.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta trông thấy đều là cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.

Câu 1 (0,5 điểm): Theo tác giả, kẻ thù lớn nhất của chúng ta là gì? Các yếu tố tạo nên cơ hội là gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

Câu 3 (1,5 điểm): Từ nội dung của đoạn văn, hãy nêu bài học mà anh/chị rút ra được để hoàn thiện mình.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về sự sẻ chia trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là sự lười biếng. Các yếu tố tạo nên cơ hội là không lười biếng và phải dũng cảm.

Câu 2 (1,0 điểm):

Nội dung chính của đoạn văn: nêu ra những tác hại của việc lười biếng, thuyết phục con người nên dũng cảm, không lười biếng để tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 3 (1,5 điểm):

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào các gợi ý sau:

- Nêu ra tác hại của sự lười biếng đối với bản thân.

- Tại sao chúng ta không nên lười biếng và phải dũng cảm.

- Bản thân em đã, đang và sẽ làm gì để có thể nắm bắt được mọi cơ hội.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội về sự sẻ chia trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

d. Phản đề

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sự sẻ chia trong cuộc sống và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý phân tích hình tượng của chủ tướng Lê Lợi

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi, tác phẩm Bình Ngô đại cáo và hình tượng của chủ tướng Lê Lợi.

2. Thân bài

a. Sơ lược về thân thế Lê Lợi

Lê Lợi (1385-1433), quê gốc tại Lam Sơn (nay là Thọ Xuân, Thanh Hóa), vốn sinh ra trong một gia đình giàu có, nối nghiệp cha làm chúa trại tại Lam Sơn.

Đầu năm 1416, ông cùng với 18 người bạn thân thiết, chung chí hướng đã lập hội thề Lũng Nhai, quyết chí lập nên nghĩa quân Lam Sơn, chống giặc Minh xâm lược, cứu nước.

b. Vẻ đẹp từ đức độ, tấm lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc

Cách xưng hô thân tình "ta" thể hiện sự khiêm nhường, gần gũi, nhưng cũng thể hiện ý thức của nhân vật về vị trí và tầm vóc của mình trong nghĩa quân, thể hiện dáng vẻ của một vị lãnh tụ có đủ đức, đủ tài.

Chọn "núi Lam Sơn dấy nghĩa": là một lựa chọn chính xác, bởi Lê Lợi hiểu rất rõ địa hình quê hương, có thể dễ dàng tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm.

Có tấm lòng vì nghĩa lớn sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, an nhàn của một chúa trại, từ chối lời dụ dỗ quan tước của nhà Minh để vào "chốn hoang dã nương mình".

→ Tất cả những hành động, ý chí cao đẹp ấy xuất phát từ một lý do duy nhất là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc.

c. Tâm huyết và nỗi lòng của Lê Lợi trong những ngày nghĩa quân mới được thành lập

d. Những khó khăn của nghĩa quân và vẻ đẹp ý chí, sự thông thái của chủ soái Lê Lợi

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ về nhân vật, khái quát lại nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Đống Đa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON