YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Ngô Văn Sở

Tải về
 
NONE

Với hi vọng sẽ giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi HKII sắp diễn ra, HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Ngô Văn Sở với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGÔ VĂN SỞ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ Văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Nêu các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật? Trong đó đặc trưng nào là cơ bản nhất?  (1 điểm)

Câu 2: Phân tích và chữa lỗi trong các câu sau: 1 điểm)

a. Qua tác phẩm “Truyện Kiều” đã cho ta thấy hình ảnh của người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh.

b. Nếu đội nào thắng sẽ giành quyền vào vòng tứ kết.

c. Cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.

d. Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe.

Câu 3:  Nêu ý nghĩa của chi tiết hồi trống Cổ Thành trong hồi 28 – tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung? (1điểm)

Câu 4:  Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: (2 điểm)

“ Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa ”.

                                                              (Nỗi thương mình, Trích Truyện Kiều-Nguyễn Du)

Câu 5: (5 điểm)

Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1:

- Nêu được 3 đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

+ Tính hình tượng

+ Tính truyền cảm

+ Tính cá thể hóa

- Đặc trưng cơ bản nhất: tính hình tượng

Lưu ý: Mỗi ý được 0.25 điểm

Câu 2 :

a. Sai: Câu mới có trạng ngữ, thiếu C-V

ChữaC1: Qua tác phẩm “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã cho ta thấy hình ảnh của người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh.

           C2: Bỏ từ “qua”:  Tác phẩm “Truyện Kiều” đã cho ta thấy hình ảnh của người phụ nữ đẹp nhưng bất hạnh.

b. Sai: Câu mới có trạng ngữ và vị ngữ, thiếu chủ ngữ.

Chữa: Nếu đội nào thắng, đội đó sẽ giành quyền vào vòng tứ kết.

c. Sai: Câu thiếu chủ ngữ.

Chữa: Chúng ta vẫn cứ tiếp tục đánh Pháp cho đến ngày toàn thắng.

d. Sai: Câu thiếu vị ngữ.

Chữa: C1: Cái làng nhỏ quê mùa ven sông ấy giờ luôn tấp nập thuyền ghe.

          C2: Cái làng nhỏ quê mùa ven sông tấp nập thuyền ghe ấy đã khác xưa rồi.

Lưu ý: Mỗi ý được 0.25 điểm

Câu 3 : Ý nghĩ chi tiết hồi trống Cổ Thành trong hồi 28- tác phẩm « Tam quốc diễn nghĩa » của La Quán Trung :

- Hồi trống giải nghi với Trương Phi

- Hồi trống minh oan cho Quan Công .

 Hồi trống thử thách, đoàn tụ, ca ngợi tình nghĩa anh em.

 Hồi trống ca ngợi đoàn tụ giữa các anh hùng.

 Tạo nên không khí chiến trận hào hùng, ý vị hấp dẫn đặc biệt.

Câu 4 : Cảm nhận về hai câu thơ :

        * Học viên có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau :

- Bối cảnh Kiều bộc lộ tâm trạng của mình: Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh. Đây là khoảnh khắc hiếm hoi Kiều đối diện với chính mình, sống thực với mình nhất.

- Tâm trạng đầy thảng thốt của Thúy Kiều, từ “mình” lặp lại ba lần trong một câu thơ có nhịp điệu thổn thức như một tiếng khóc nghẹn ngào. Cái giật mình bất chợt thể hiện sự ngạc nhiên và hoang mang đến sợ hãi củaThúy Kiều trước sự đổi thay ghê gớm của số phận mình. →   thể hiện nhân cách lòng tự trọng của Kiều.

- Sự cảm thông, thương xót của Nguyễn Du đối với thân phận đầy bất hạnh, tủi hờn  của nàng Kiều.

Câu 5 :

I. YÊU CẦU CHUNG 

 - Biết cách làm văn thuyết minh văn học,  vận dụng tốt các hình thức kết cấu và các phương thức biểu đạt.

- Bài viết có bố cục  rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục, không mắc lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.

- Vận dụng các phương pháp thuyết minh đã học, có thể kết hợp thêm các yếu tố tự sự, biểu cảm.

II. YỀU CẦU CỤ THỂ 

     * Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau :

  1. Mở bài :
  •  Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.
  1. Thân bài :

- Giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Trãi

+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức trai, quê gốc ở Chi Ngại (Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội).

+ Giới thiệu về cha, mẹ của Nguyễn Trãi.

+  Cuộc đời ông gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc : giặc Minh sang xâm lược, Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê…

+  Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một người anh hùng lẫy lừng nhưng lại oan khuất và bi kịch nhất trong lịch sử.

- Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi :

+ Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc bởi ông có một khối lượng lớn các tác phẩm chính luận  sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, nhân nghĩa. Nghệ thuật viết chính luận của ông cũng lên đến bậc thầy.

+ Nguyễn Trãi còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc :

§ Về mặt nội dung : Thơ ông phản chiếu vẻ đẹp của tâm hồn ông trong sáng, đầy sức sống. Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ vừa là người anh hùng vĩ đại, vừa là con người trần thế bình dị.

§ Về mặt nghệ thuật : Ông đã có những cách tân lớn trên hai phương diện thể loại và ngôn ngữ. Ông đã đan xen thành công những câu thơ lục ngôn vào thể thơ thất ngôn Đường luật. Ông đã góp phần Việt hóa ngôn ngữ thơ Nôm.

- Đánh giá về đóng góp của Nguyễn Trãi với văn hóa, văn học dân tộc :

+ Ông đã trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần đồng thời mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới.

+ Ông đã để lại tập thơ Nôm sớm nhất làm di sản thơ Nôm Việt Nam độc đáo.

+ Nguyễn Trãi đã đưa ý thức dân tộc lên đến đỉnh cao kết tinh tư tưởng Việt Nam thời trung đại.

  1. Kết bài:
  • Nguyễn Trãi sống mãi trong tâm hồn người đọc bởi ông vừa là nhà thơ vừa là danh nhân văn hóa lớn.
  • Nguyễn Trãi được coi là người đặt nền móng cho thơ Nôm Việt Nam phát triển và lên đến đỉnh cao.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Thân Nhân Trung, Trang 31, Ngữ văn 10 Tập II,NXBGD, 2006)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản?

Câu 3: Giải thích từ hiền tài, nguyên khí và câu “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” trong đoạn trích?

Câu 4: Xác định biệp pháp tu từ cú pháp nổi bật trong văn bản. Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là gì?

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về lời dạy của Hồ Chí Minh “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Anh (chị) hãy viết một bài thuyết minh để giới cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: Nêu lên giá trị của hiền tài đối với đất nước.

Câu 3: Giải thích:

- Hiền tài: người tài cao, học rộng và có đạo đức.

- Nguyên khí: khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.

- Hiền tài là nguyên khí của quốc gia: Hiền tài là những người có vai trò quyết định đối với sự thịnh suy của đất nước.

Câu 4: Biện pháp tu từ cú pháp nổi bật:

- bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí.

- Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở Tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn hỉ.

Câu 5: Từ quan điểm đúng đắn của Thân Nhân Trung : “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, học sinh liên hệ đến lời dạy của Bác : “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.

+ Câu nói của Người đề cao vai trò của giáo dục. Người đặt giáo dục là một trong nhiệm vụ hàng đầu để chấn hưng đất nước.

+ Người kêu gọi mọi người Việt Nam có quyền lợi và bổn phận học kiến thức mới để xây dựng nước nhà; nhất là các cháu thiếu niên phải ra sức học tập để cho non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

+ Ngày nay, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quan điểm giáo dục đúng đắn : Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, cần tập trung đầu tư cho giáo dục, coi trọng hiền tài, có chính sách đãi ngộ hợp lí để bồi dưỡng nhân tài, phát huy nhân lực ; tránh tình trạng chảy máu chất xám…

II. LÀM VĂN

1. Mở bài:

- Nguyễn Trãi là một nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hóa thế giới có những đóng góp lớn cho sự phát triển của văn hóa, văn học dân tộc.

2. Thân bài:

- Giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Trãi

+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là Ức trai, quê gốc ở Chi Ngại (Hải Dương) sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội).

+ Giới thiệu về cha, mẹ của Nguyễn Trãi.

+ Cuộc đời ông gắn liền với nhiều biến cố thăng trầm của dân tộc : giặc Minh sang xâm lược, Lê Lợi lập nên triều Hậu Lê…

+ Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một người anh hùng lẫy lừng nhưng lại oan khuất và bi kịch nhất trong lịch sử.

- Giới thiệu về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi :

+ Nói Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc bởi ông có một khối lượng lớn các tác phẩm chính luận sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, nhân nghĩa. Nghệ thuật viết chính luận của ông cũng lên đến bậc thầy.

+ Nguyễn Trãi còn là nhà thơ trữ tình xuất sắc :

→ Về mặt nội dung : Thơ ông phản chiếu vẻ đẹp của tâm hồn ông trong sáng, đầy sức sống. Nguyễn Trãi hiện lên trong thơ vừa là người anh hùng vĩ đại, vừa là con người trần thế bình dị.

→ Về mặt nghệ thuật : Ông đã có những cách tân lớn trên hai phương diện thể loại và ngôn ngữ. Ông đã đan xen thành công những câu thơ lục ngôn vào thể thơ thất ngôn Đường luật. Ông đã góp phần Việt hóa ngôn ngữ thơ Nôm.

3. Kết bài:

- Nguyễn Trãi sống mãi trong tâm hồn người đọc bởi ông vừa là nhà thơ vừa là danh nhân văn hóa lớn.

- Nguyễn Trãi được coi là người đặt nền móng cho thơ Nôm Việt Nam phát triển và lên đến đỉnh cao.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia?

Khuôn mặt trẻ đẹp chìm vào những miền xa nào...

Đứa bé đang lẫm chẫm muốn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống.

Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết.

Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh, bước từng bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơi dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nơi dựa - Nguyễn Đình Thi, Ngữ Văn 10, tập hai, NXB Giáo Dục, 2006, Tr. 121-122)

Câu 1: Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong đoạn trích?

Câu 2: Nêu hai biện pháp tu từ được thể hiện rõ nhất trong đoạn trích?

Câu 3: Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Phân tích tâm trạng của Kiều trong đoạn thơ Nỗi thương mình (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1. Xác định những cặp hình tượng được nhắc đến trong văn bản

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Người đàn bà – đứa bé.

- Học sinh xác định được cặp hình tượng: Bà cụ - người chiến sĩ.

Câu 2. Nêu hai biện pháp tu từ :

- Lặp cấu trúc (điệp ngữ).

- Đối lập (tương phản).

Câu 3. Có ý kiến cho rằng nơi dựa có cùng ý nghĩa với sống dựa, đúng hay sai? Vì sao?

- Học sinh trả lời là sai cho điểm, trả lời là đúng không cho điểm.

II. LÀM VĂN

Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau. Song phải đáp ứng được những ý cơ bản sau:

1. “Nỗi thương mình” là đoạn trích khắc hoạ tâm trạng đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều sau khi buộc phải tiếp khách ở lầu xanh của Tú Bà, đồng thời thể hiện ý thức của Kiều về nhân phẩm con người.

2. Đặc sắc nghệ thuật: Thành công trong miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Sử dụng ngôn ngữ tài tình (điệp từ ngữ, cụm từ đan xen, tiểu đối, câu hỏi tu từ, điển tích...)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Ngô Văn Sở. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON