YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án do HOC247 biên soạn nhằm phục vụ cho các bạn học sinh khối lớp 12 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1: Theo thứ tự từ đầu 3’-5’ của mạch mang mã gốc, thứ tự các vùng của gen cấu trúc lần lượt là:

A. Vùng điều hoà – vùng mã hoá – vùng kết thúc.

B. Vùng mã hoá – Vùng điều hoà – vùng kết thúc

C. Vùng điều hoà – vùng kết thúc – vùng mã hoá

D. Vùng kết thúc - Vùng điều hoà – vùng mã hoá

Câu 2: Mỗi bộ ba mã di truyền chỉ quy định 1 loại axit amin trong phân tử Prôtêin là đặc điểm nào của mã di truyền:

A. Tính phổ biến        B. Tính đặc hiệu.        C. Tính thoái hoá.      D. Tính liên tục.

Câu 3: Vai trò của Enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi ADN:

A. Tháo xoắn ADN.   

B. Tách mạch ADN.

C. Tổng hợp nên mạch pôlinuclêôtit mới theo nguyên tắc bổ xung.      

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã thể hiện:

A. Nu môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN.

B. Nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc.

C. Nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã gốc trên mARN.

D. Nu trên mARN bổ sung với axit amin trên tARN.

Câu 5: Dạng thông tin di truyền được sử dụng trực tiếp trong quá trình dịch mã tổng hợp protein là:

A. ADN.                                  B. mARN                     C. tARN                       D. rARN.

Câu 6: Khi gặp bộ ba nào thì ribôxôm bị tách thành 2 tiểu phần và giải phóng chuỗi pôlipeptit:

A. UUU.                                    B. AUU.                        C. UAA.                        D. AGU.

Câu 7: Trong mô hình điều hòa của Mônô và Jacôp theo Ôperôn Lac, chất cảm ứng là

A. Prôtêin ức chế.         B. Đường Lactôzơ.         C. Đường Glucôzơ.        D. Đường galactôzơ.

Câu 8: Đột biến điểm là dạng đột biến:

A. Xảy ra tại 1 đoạn nhiễm sắc thể.                         B. Liên quan đến 1 cặp nuclêôtit.

C. Liên quan đến 1 hay vài cặp nuclêôtit.               C. Liên quan đến 1 điểm trên NST.

Câu 9: Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết Hiđrô giảm đi 1 liên kết. Lọai đột biến đó là:

A. Mất một cặp A-T.                                       B. Thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X

C. Thêm một cặp A-T.                                   D. Thay một cặp G-X bằng cặp A-T.

Câu 10: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là :

A. ADN.                       B. Nuclêôtit.                C. Nuclêôxôm.            D. Prôtêin Histôn.

Câu 11: Theo Menđen, trong phép lai một cặp tính trạng, F1 biểu hiện một tính trạng duy nhất. Tính trạng biểu hiện ở F1 được gọi là

A. tính trạng ưu việt.

B. tính trạng trội.

C. tính trạng trung gian.

D. tính trạng lặn.

Câu 12: Bộ ba đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là

A. codon

B. axit amin

C. anticodon

D. triplet

Câu 13: Kiểu hình của cơ thể sinh vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. điều kiện môi trường sống.

B. kiểu gen và môi trường.

C. quá trình phát triển của cơ thể.

D. kiểu gen do bố mẹ di truyền.

Câu 14: Ngoài việc phát hiện hiện tượng liên kết gen trên nhiễm sắc thể thường và trên nhiễm sắc thể giới tính, lai thuận và lai nghịch đã được sử dụng để phát hiện ra hiện tượng di truyền

A. tương tác gen, trội lặn không hoàn toàn.

B. tương tác gen, phân ly độc lập.

C. trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập.

D. qua tế bào chất. 

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là đúng đối với quần thể tự phối?

A. Tần số tương đối của các alen bị thay đổi nhưng không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau.

B. Tần số tương đối của các alen thay đổi tuỳ từng trường hợp, do đó không thể có kết luận chính xác về tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ sau. 

C. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nên không ảnh hưởng gì đến sự biểu hiện kiểu gen ở thế hệ sau.

D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi nhưng tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng qua các thế hệ. 

Câu 16: Thế nào là nhóm gen liên kết?

A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

B. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

D. Các gen không alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

A. Quần thể có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.

C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.

D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

Câu 18: Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản,

F1 đồng tính biểu hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F1 lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính trạng đó đã di truyền theo quy luật di truyền nào?

A. Tương tác gen.

B. Hoán vị gen.

C. Liên kết hoàn toàn.

D. Phân li độc lập.

Câu 19: Dịch mã thông tin di truyền trên bản mã sao thành trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit là chức năng của

A. tARN

B. ARN

C. mARN

D. rARN

Câu 20: Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng di truyền chuyển thành quần thể cân bằng di truyền là gì?

A. Cho quần thể sinh sản hữu tính.

C. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.

B. Cho quần thể tự phối.

D. Cho quần thể giao phối tự do.

Câu 21: Cấu trúc của nuclêôxôm gồm:

A. phân tử histôn được quấn bởi 146 cặp nu.

B. 8 phân tử Histôn được quấn quanh bởi 146 cặp nu tạo thành 1  vòng.

C. 4 phân tử ADN được phân tử Histôn quấn quanh.

D. Lõi ADN được bọc bởi 8 phân tử protein histôn.

Câu 22: Thế nào là thể đột biến:

A. Là trạng thái cơ thể của cá thể đột biến.

B. Là biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.

C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.

D. Các cá thể đột biến.

Câu 23: Bệnh ung thư máu ở người do:

A. Đột biến mất đoạn ở NST 21.      B. Đột biến thêm lặp đoạn NST 21.

C. Đột biến chuyển đoạn NST 21.    D. Đột biến mất 1 NST 21.

Câu 24: Trường hợp đột biến gen nào gây thay đổi lớn nhất tới chuỗi pôlipeptit mà nó quy định:

A. Mất 1 cặp nu đầu tiên.                              B. Thêm 3 cặp nu trước mã kết thúc.

C. Thay thế một cặp nu ở giữa.                    D. Mất 3 cặp nu trước mã kết thúc.

Câu 25: Một loài có bộ NST là 2n NST (ncặp tương đồng). Tế bào một cá thể của loài đó trong tế bào có 2n – 1 NST. Dạng đột biến NST này là:

A. Lệch bội                 B. Tự đa bội.              C. Dị đa bội.                D. Đột biến cấu trúc NST

Câu 26. Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung?

A. G - A = T - X                                               B. A - X = G – T

C. Tất cả đều sai                                            D. A + T = G + X

Câu 27. Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp là:

A. 30.                                       B. 16                                       C. 32.                                       D. 31.

Câu 28. Gen trên NST Y di truyền:

A. Tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

B. Thẳng.

C. Theo dòng mẹ.

D. Chéo.

Câu 29. Một gen có chiều dài là 4080 A0 có nuclêôtit A là 560. Số lượng các loại nuclêôtit của gen:

A. A = T = 560; G = X = 640

B. A = T = 180; G = X = 380.

C. A = T = 640; G = X = 560.

D. A = T = 300; G = X = 260.

Câu 30. Ở chim, bướm, dâu tây cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái thường là:

A. XO, con đực là XY.                          B. XX, con đực là XO.

C. XX, con đực là XY.                          D. XY, con đực là XX.

2. ĐỀ 2

Câu 1: Định luật Hacđi - Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?

A. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên. 

B. Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.

C. Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên.

D. Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều.

Câu 2: Một quần thể bao gồm 380 cá thể có kiểu gen AA, 540 cá thể có kiểu gen Aa, 680 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và a trong quần thể trên lần lượt là: 

A. 0,40625 và 0,59375

B. 0,27 và 0,73

C. 0,24846 và 0,75154

D. 0,3 và 0,7

Câu 3: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là d AA: h Aa: r aa (với d + h + r = 1). Gọi P, q lần lượt là tần số của alen A, a (P, q ≥ 0 ; P+ q = 1). Ta có:

\(\begin{array}{*{20}{l}} {\underline {A.} P = d + \frac{h}{2};q = r + \frac{h}{2}}\\ {B.P = r + \frac{h}{2};q = d + \frac{h}{2}}\\ {C.P = h + \frac{d}{2};q = r + \frac{d}{2}}\\ {D.P = d + \frac{h}{2};q = h + \frac{d}{2}} \end{array}\)

Câu 4: Quá trình nhân đôi ADN được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Một mạch được tổng hợp gián đoạn, một mạch được tổng hợp liên tục.

B. Mạch liên tục hướng vào, mạch gián đoạn hướng ra chạc ba tái bản.

C. Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.

D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.

Câu 5: Vốn gen của quần thể là gì?

A. Là tập hợp tất cả các alen của các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

B. Là tập hợp của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

C. Là tập hợp của tất cả các kiểu hình trong quần thể tại một thời điểm xác định.

D. Là tập hợp của tất cả các kiểu gen trong quần thể tại một thời điểm xác định.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?

A. mARN có cấu trúc mạch đơn, dạng thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

B. mARN có cấu trúc mạch kép, dạng vòng, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

C. mARN có cấu trúc mạch kép, gồm 4 loại đơn phân A, T, G, X.

D. mARN có cấu trúc mạch đơn, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X.

Câu 7: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:

A. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.

C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

D. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.

Câu 8: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai bị mù màu của họ đã nhận Xm từ

A. bà nội.

B. bố.

C. ông nội.

D. mẹ. 

Câu 9: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?

A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.

C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.

D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.

Câu 10: Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen: 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. Tần số tương đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:

A. A = 0,8; a = 0,2

B. A = 0,2; a = 0,8

C. A = 0,4; a = 0,6

D. A = 0,3; a = 0,7 

Câu 11: Một gen sau đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hiđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng:

A. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G – X.

B. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.

C. Thêm một cặp nuclêôtit.

D. Mất một cặp nuclêôtit.

Câu 12: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra:

A. 8 loại giao tử.                                 B. 2 loại giao tử.

C. 4 loại giao tử.                                 D. 16 loại giao tử.

Câu 13: Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích?

A. P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb

B. P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb

C. P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb

D. P: Aa x aa; P: AaBb x aabb

Câu 14: Bệnh ung thư máu ở người là do

A. Đột biến đảo đoạn trên NST số 21

B. Đột biến mất đoạn trên NST số 21

C. Đột biến lặp đoạn trên NST số 21

D. Đột biến chuyển đoạn trên NST số 21

Câu 15: Nuclêôxôm có cấu trúc:

A. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit

B. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 15 - 100 cặp nuclêôtit

C. Lõi là một đoạn ADN có 146 cặp nuclêôtit và vỏ bọc là 8 phân tử histôn

D. 6 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit

Câu 16: Ở bò gen A qui định lông đen, gen a quy định lông vàng. Trong một quần thể, bò lông vàng chiếm 9% tổng số cá thể của đàn. Biết quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền. Tìm tần số của gen A và a?

A. 0,2 và 0,8               B. 0,5 và 0,5                C. 0,3 và 0,7                D. 0,7 và 0,3

Câu 17: Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen ở thế hệ xuất phát (P) là 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này sau ba thế hệ tự thụ phấn bắt buộc (F3) là:

A. 0,425AA: 0,050Aa : 0,525aa

B. 0,35AA : 0,20Aa : 0,45aa

C. 0,375AA : 0,10Aa : 0,525aa

D. 0,25AA : 0,40Aa : 0,35aa

Câu 18: Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Vanbec?

A. Quần thể có kích thước lớn.

B. Các cá thể giao phối tự do.

C. Có hiện tượng di nhập gen.

D. Không có chọn lọc tự nhiên.

Câu 19: Khi nào cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac ở E. coli không hoạt động?

A. Khi trong tế bào có lactôzơ.

B. Khi trong tế bào không có lactôzơ.

C. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.

D. Khi môi trường có nhiều lactôzơ.

Câu 20: Làm khuôn mẫu cho quá trình phiên mã là nhiệm vụ của

A. tARN.

B. mạch bổ sung của ADN.

C. mạch mã gốc của ADN.

D. mARN. 

Câu 21: Thông tin di truyền trong ADN được biểu hiện thành tính trạng trong đời cá thể nhờ cơ chế

A. nhân đôi ADN và dịch mã. 

C. nhân đôi ADN và phiên mã. 

B. phiên mã và dịch mã. 

D. nhân đôi ADN, phiên mã và dịch mã. 

Câu 22: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là

A. nuclêôtit. 

B. sợi cơ bản. 

C. polixôm. 

D. nuclêôxôm. 

Câu 23: Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A. Chuyển đoạn nhỏ. 

C. Đột biến lệch bội.

B. Đột biến gen. 

D. Mất đoạn nhỏ. 

Câu 24: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết? 

A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.

B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể.

C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.

D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.

Câu 25: Mã di truyền là:

A. mã bộ một, tức là cứ một nuclêôtit xác định một loại axit amin.

B. mã bộ bốn, tức là cứ bốn nuclêôtit xác định một loại axit amin.

C. mã bộ ba, tức là cứ ba nuclêôtit xác định một loại axit amin.

D. mã bộ hai, tức là cứ hai nuclêôtit xác định một loại axit amin.

Câu 26: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn.

A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch.

B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' -- 3'

C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 3' -- 5'

D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn mẫu 5' -- 3'

Câu 27: Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, I0 trong đó IA, IB trội hơn so với I0 sẽ tạo ra được:

A. 4 kiểu hình và 4 kiểu gen.                                    B. 2 kiểu hình và 3 kiểu gen.

C. 6 kiểu hình và 4 kiểu gen.                                    D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen

Câu 28: Các bước trong phương pháp lai và phân tích cơ thể lai của Men Đen gồm:

1. Đưa giả thuyết giải thích kết quả và chứng minh giả thuyết

2. Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc vài tính trạng rồi phân tích kết quả ở F1, F2, F3.

3. Tạo các dòng thuần chủng

4. Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai

Trình tự các bước Men Đen đã tiến hành nghiên cứu để rút ra được quy luật di truyền là:

A. 1,2,3,4.                                B. 2,3,4,1.                                C. 3,2,4,1.                                D. 2,1,3,4.

Câu 29: Trong quá trình nhân đôi của ADN NST diễn ra trong pha:

A. M của chu kỳ tế bào.                                 B. S của chu kỳ tế bào.

C. G1 của chu kỳ tế bào.                                D. G2 của chu kỳ tế bào.

Câu 30: Tế bào xô ma lưỡng bôi bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 

1. Thể không; 2. Thể một; 3. Thể tứ bội; 4. Thể bốn; 5. Thể ba; 6. Thể lục bội.

Công thức NST của các tế bào trên được viết tương ứng là:

A. 2n, 2n+1, 2n+3, 2n+4, 4n, 6n.                              B. 2n, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 4n, 6n.

C. 2n-2, 2n-1, 4n, 2n+2, 2n+1, 6n.                            D. 2n-2, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 2n+4, 2n+6.

3. ĐỀ 3

Câu 1: Cơ chế chi phối sự di truyền và biểu hiện của một cặp tính trạng tương phản theo Menđen là do

A. sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân và thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh.

C. sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong thụ tinh.

D. sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong giảm phân.

Câu 2: Loại axit nuclêic tham gia vào thành phần cấu tạo nên ribôxôm là

A. rARN.

B. mARN.

C. tARN.

D. ADN.

Câu 3: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau được gọi là 

A. sự mềm dẻo của kiểu hình.

C. sự mềm dẻo của kiểu gen. 

B. sự thích nghi kiểu hình. 

D. sự tự điều chỉnh của kiểu gen. 

Câu 4: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai 

A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. 

C. đều có kiểu hình khác bố mẹ. 

B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. 

D. đều có kiểu hình giống bố mẹ. 

Câu 5: Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền? 

A. 0,50AA : 0.25Aa : 0,25aa

B. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa

C. 0,5Aa : 0,5 aa

D. 0,5AA : 0,5 aa 

Câu 6: Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng 

A. tương tác bổ sung.

B. tương tác cộng gộp. 

C. tương tác bổ trợ.

D. tương tác gen. 

Câu 7: Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự 

A. mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối.

B. mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. 

C. ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối.

D. mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. 

Câu 8: Xét một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 25% AA : 50% Aa : 25% aa. Nếu tiến hành tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở thế hệ F2 là:

A. 12,5%. 

B. 75%. 

C. 87,5%. 

D. 25%. 

Câu 9: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là: 

A. 10.

B. 8.

C. 6.

D. 4.

Câu 10: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì: 

A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.

B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.

C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.

D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.

Câu 11: Cho P: aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỷ lệ kiểu hình ở con lai: A - bbD - eeff là:

A. 1/4.                               B. 1/8.                               C. 1/16.                                    D. 3/32.

Câu 12: Không thuộc thành phần của một operon nhưng đóng vai trò quyết định hoạt động của operon là?

A. Vùng vận hành.                 B. Vùng khởi động.                C. Vùng mã hóa.                D. Gen điều hòa.

Câu 13: Trong một gia đình mẹ có kiểu gen XXb bố có kiểu gen Xb Y sinh được con gái có kiểu gen XB XB Xb. Biết rằng quá trình giảm phân ở bố và mẹ đều không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây là đúng về quá trình giảm phân ở bố và mẹ?

A. Quá trình giảm phân 2, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

B. Quá trình giảm phân 2, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

C. Quá trình giảm phân 1, ở mẹ nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở bố giảm phân bình thường.

D. Quá trình giảm phân 1, ở bố nhiễm sắc thể giới tính không phân li, ở mẹ giảm phân bình thường.

Câu 14: Trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng gây hiện tượng:

A. Đảo đoạn.                            B. Lặp đoạn.          C. Chuyển đoạn.                     D. Hoán vị gen.

Câu 15: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng một cặp A - T thì số liên kết hidro sẽ:

A. Tăng 1.                               B. Tăng 2.                               C. Giảm 1.                               D. Giảm 2.

Câu 16: Gen A bị đột biến thành gen a. Khi gen A và gen a cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nu tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen a nhiều hơn so với gen A là 12 nu. Dạng đột biến xảy ra với gen a là:

A. Mất một cặp nu.                                                                            B. Mất 2 cặp nu.

C. Thêm 2 căp nu.                                                                              D. Thay thế 1 cặp nu.

Câu 17Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng AND trên NST là:

A. Lặp đoạn, chuyển đoạn.                                                   B. Mất đoạn, chuyển đoạn.

C. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng 1 NST.                      D. Chuyển đoạn trên cùng một NST.

Câu 18: Quá trình phiên mã tạo ra:

A. rARN                                   B. Marn

C. tARN                                   D. tARN, mARN, rARN.

Câu 19: Một NST có trật tự gen ban đầu là ABCDEF*GHI bị đột biến tạo thành NST có trật tự gen ABCDCDEF*GHI. Dạng đột biến này:

A. Có thể làm tăng hoặc làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.

B. Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.

C. Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến.

D. Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.

Câu 20: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli khi môi trường có lactozo thì:

A. Protein ức chế không được tổng hợp.

B. Protein ức chế không gắn vào vùng vận hành.

C. Sản phẩm của gen cấu trúc không được được tạo ra.

D. ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi động.

Câu 21. Xét 2 cặp NST ở ruồi giấm đực mang cặp gen ABab và DedE. Trong giảm phân có hiện tượng không phân ly của cặp De/dE ở lần phân bào thứ 2. Số loại giao tử  tối đa có thể hình thành là

A. 4                                      B. 6

C. 8                                      D. 10

Câu 22. Phép lai giữa cú mèo màu đỏ và cú mèo màu bạc, khi thì sinh ra toàn cú mèo màu đỏ, khi thì sinh ra 1 cú mèo màu đỏ: 1 cú mèo màu bạc và có khi 2đỏ : 1trắng : 1  bạc. Phép lai giữa 2 cú mèo màu đỏ cũng sinh ra có khi toàn màu đỏ, có khi 3 đỏ :1  bạc hoặc 3 đỏ : 1 trắng. Xác định kiểu di truyền của các tính trạng này?

A. Tính trạng do nhiều gen quy định.

B. Tính trạng trội không hoàn toàn.

C. Có hiện tượng gen gây chết.

D. Tính trạng đơn gen đa alen.

Câu 23. Nhóm máu MN ở người được quy định bởi cặp alen đồng hợp trội M, N. Người có nhóm máu M có kiểu gen MM, nhóm máu N có kiểu gen NN, nhóm máu MN có kiểu gen MN. Trong một gia đình bố và mẹ đều có nhóm máu MN. Xác suất để họ có 6 con gồm 3 con có nhóm máu M, 2 con có nhóm máu MN và 1 con có nhóm máu N là bao nhiêu?

A. 1/1024                             B. 3/16

C. 33/64                               D. 15/256

Câu 24. Với một gen quy định một tính trạng, khi lai hoa tím x hoa trắng, F1 có 100% hoa tím, F2 thu được 3 tím : 1 trắng thì trong các cây hoa tím xác suất chọn 1 cây dị hợp là bao nhiêu?

A. 75%                                 B. 66,7%.

C. 50%                                 D. 33,3%

Câu 25. Ở thỏ, bốn alen của một gen tạo nên màu sắc của bộ lông. Những alen này biểu hiện tính trạng trội/lặn theo thứ tự sau đây: C (xám) > Cch  (chinchilla) > Ch  (himalayan) > c (bạch tạng). Cặp alen CchCh và Cchc cho màu xám nhạt. Một thỏ màu xám lai với các con thỏ khác và thu được đời con như dưới đây:

Phép lai 1: Xám x chinchilla thu được 116 xám, 115 nhạt.

Phép lai 2: Xám x xám nhạt thu được 201 xám, 99 xám nhạt, 101 himalayan.

Phép lai 3: Xám x bạch tạng thu được 129 xám, 131 himalayan

Kiểu gen của thỏ xám đem lai là:

A. Hoặc CCch hoặc CCh hoặc Cc.

B. CchCh và Cchc

C. CCch, CCh

D. CCh

Câu 26. Thực hiện một phép lai giữa 2 cá thể ruồi giấm thu được kết quả sau:

Ở giới ♀: 100 hoang dại, 103 cánh xẻ

Ở giới ♂: 35 hoang dại, 71 đỏ rực, 65 cánh xẻ, 30 đỏ rực, cánh xẻ

Xác định tần số hoán vị gen?

A. Không xác định được vì không biết được tính trạng trội/ lặn.

B. 20%

C. 32,34%.

D. 16,17%.

Câu 27. Các gen a và b liên kết nhau và cách nhau 10 đơn vị bản đồ. Các gen c và d liên kết nhau và cách nhau 5 đơn vị bản đồ trên nhiễm sắc thể khác với nhiễm sắc thể có chứa a và b. Một cá thể đồng hợp tử về các alen trội được lai với cá thể đồng hợp tử về tất cả các gen lặn. Các cá thể F1 được lai phân tích. Lớp kiểu hình nào sẽ có tần số nhỏ nhất?

A. AB CDab cdAB cdab CD.

B. Ab CDaB cdAB Cdab cD

C. Ab CdAb cDaB CdaB cD 

D. Ab cdaB CDAB Cdab cD.

Câu 28. P: AaBb x Aabb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 2 lớp kiểu hình phân ly 7:1, quy luật tương tác gen chi phối là

A. át chế kiểu 13 : 3.

B. cộng gộp kiểu 15 : 1.

C. bổ trợ kiểu 9 : 7

D. át chế kiểu 13 : 3 hoặc 15:1.

Câu 29. P: AaBb x aaBb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 3 lớp kiểu hình phân ly 4 : 3 : 1, quy luật tương tác gen chi phối là

A. át chế kiểu 12 : 3 : 1.

B. át chế kiểu 9 : 4 : 3.

C. bổ trợ kiểu 9 : 6 : 1.

D. hoặc 12 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 4 : 3.

Câu 30. F1 chứa 3 cặp gen dị hợp, khi giảm phân thấy xuất hiện 8 loại giao tử với số liệu sau đây:

ABD = 10; ABd = 10; AbD = 190; Abd =190; aBD = 190; aBd = 190; abD = 10; abd = 10  

Kết luận nào sau đây đúng?

I. 3 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.

II. Tần số hóa vị gen là 5%.

III. 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng.

IV. Tần số hoán vị gen là 2,5%

A. I và IV.                           B. I và II.

C. II và III.                          D. III và IV

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Ngô Gia Tự có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Các em có thể tham khảo các tài liệu khác tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON