YOMEDIA

Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lam Sơn

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lam Sơn. Đề thi gồm có các câu tự luận sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK

 TRƯỜNG THPT LAM SƠN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

Trong ion Mn+ có tổng các hạt cơ bản là 80. Trong hạt nhân của M, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 4.

1. Xác định tên nguyên tố và viết cấu hình electron của ion Mn+.

2. A là oxit của M, trong A tỉ lệ khối lượng giữa M và O là 2,625. Hòa tan hoàn toàn A trong dung dịch KHSO4 loãng dư, được dung dịch B. Viết phương trình dạng ion xảy ra khi cho dung dịch B lần lượt tác dụng với các dung dịch và các chất sau: Br2/H2O, dung dịch KOH có mặt không khí, NaNO3, dung dịch KI.

Câu 2:

Hoàn thành các phản ứng:

C4H5O4Cl + NaOH → A + B + NaCl + H2O

B + O→ C + H2O

C + AgNO3+ NH3 + H2O → D + NH4NO3 + 4Ag

D + NaOH → A + NH3 + H2O

Câu 3:

1. Nêu hiện tượng và viết phương  trình hóa học phản ứng xảy ra khi:

a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.

b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KMnO4.

c. Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong.

d. Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp gồm (Br2, BaCl2).

2. Ở nhiệt độ không đổi, hằng số phân ly Ka của các chất: phenol, p-crezol, p-nitro phenol; 2,4,6-trinitro phenol (axit picric); glixerol là: 7,0.10-5; 6,7. 10-11; 1,28.10-10; 7,0. 10-8; 4,2.10-4.

a. Hãy viết công thức cấu tạo các chất trên và gán giá trị Ka vào các chất phù hợp?

b. Giải thích vì sao lại gán được như vậy?

Câu 4:

1. Sục khí A vào dung dịch chứa chất B ta được chất rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc.

Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

2. Cho dung dịch chứa 7,77 gam muối của axit cacbonic của kim loại M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 gam muối sunfat trung hòa của kim loại N hóa trị II, sau phản ứng hoàn toàn thu được 6,99 gam kết tủa. Hãy xác định công thức hai muối ban đầu (Giả sử sự thủy phân của các muối không đáng kể).

Câu 5:

Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A hoặc B đều tạo CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích là 1,75 : 1. Cho bay hơi hoàn toàn 5,06 gam A hoặc B đều thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 1,76 gam O2 trong cùng điều kiện.

1. Xác định CTPT của A, B.

2. Cho 13,8 gam A phản ứng hoàn toàn với AgNO3/NH3 dư được 45,9 gam kết tủa. B không cho phản ứng này. A phản ứng với HCl cho sản phẩm trong đó có chất C, B không phản ứng với HCl. Chất C chứa 59,66% clo trong phân tử. C phản ứng với Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 có chiếu sáng chỉ thu được 2 dẫn xuất chứa halogen. Chất B làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 6:

1.Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp các muối natri của Gly, Ala, Val. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2 (đktc), thu được 4,32 gam H2O. Tìm m?

2. Các chất hữu cơ trong sơ đồ chỉ chứa 2 nguyên tố. Biết khi đốt cháy hoàn toàn một trong các chất đó chỉ thu được khí làm xanh muối CuSO4 khan và đục nước vôi trong. Xác định các chất trong sơ đồ, hoàn thành các phản ứng hóa học. Ghi rõ điều kiện nếu có (chỉ lấy sản phẩm chính).

Câu 7:

Từ anđehit no, đơn chức, mạch hở A có thể chuyển trực tiếp thành ancol B và axit D tương ứng, từ B và D điều chế este E.

1.Viết các phương trình phản ứng và tính tỉ số khối lượng mol phân tử của E và A.

2.Đun nóng m gam E với lượng dư dung dịch KOH thì thu được m1 gam muối kali, còn với lượng dư dung dịch Ca(OH)2 sẽ cho m2 gam muối canxi. Biết m21. Tìm công thức A, B, D, E.

Câu 8:

Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2 và Cu2S tan vừa hết trong 0,41 mol H2SO4 đặc nóng, sinh ra 0,365 mol khí SO2 và dung dịch A. Nhúng một thanh Fe nặng 50 gam vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn nhấc thanh Fe ra làm khô, cân nặng 49,8 gam và còn lại dung dịch B. Cho dung dịch B phản ứng với dung dịch HNO3 đặc dư thu được khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D. Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X và khối lượng muối trong dung dịch có thể thu được.

Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 1,31gam chất hữu cơ X chứa C, H, O có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, thu được 2,42 gam CO2 và 0,81 gam H2O.

Cho X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được muối natri của axit A và hỗn hợp B gồm hai ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng.Lấy 1,24 gam hỗn hợp B cho hóa hơi hoàn toàn thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,84 gam N2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Khi cho cùng một lượng axit A như nhau phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 hoặc với Na thì thể tích khí CO2 thu được luôn luôn gấp 1,5 lần thể tích khí H2 đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.

1. Xác định công thức phân tử của X.

2. Xác định công thức phân tử của các ancol trong B.

3. Giả sử A là hợp chất có thể phân lập được từ nguồn thực vật, A tương đối quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt được dùng trong việc pha chế nước giải khát có vị chua, hãy viết công thức cấu tạo của A, từ đó suy ra cấu tạo của X.

Câu 10:

Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, NH3, SO2, N2. Ban đầu các ống nghiệm được úp trên các chậu nước (hình vẽ).

1. Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm, giải thích.

2. Mực nước trong ống nghiệm ở chậu B thay đổi như thế nào (so với mực nước trong ống nghiệm của chậu B ban đầu) trong các trường hợp sau, giải thích:

Trường hợp 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH vào chậu B.

Trường hợp 2: Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào chậu B.

Trường hợp 3: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/H2O.

Trường hợp 4: Thay nước trong chậu B bằng thể tích tương đương dung dịch brom/CCl4.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: 

1. Có 6 lọ hóa chất bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối nitrat của một kim loại: Ba(NO3)2, Al(NO3)3, Pb(NO3)2, Zn(NO3)2, AgNO3, Cd(NO3)2. Chỉ được dùng 3 hóa chất làm thuốc thử, hãy nhận biết từng dung dịch muối. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm để nhận biết mỗi dung dịch muối đựng trong mỗi lọ và viết phương trình hóa học xảy ra (dạng phương trình ion).

2. Cho sơ đồ các phương trình hóa học:

(1)   (X)  + HCl  → (X1) + (X2)  + H2O     

(5) (X2)  +  Ba(OH)2  →  (X7)

(2)   (X1) + NaOH  →  (X3)  +  (X4)         

(6) (X7) +NaOH  → (X8) + (X9) + …

(3)   (X1)  +  Cl2  →    (X5)                               

(7) (X8) +  HCl  →  (X2) +…

(4)   (X3)  +  H2O  +  O2   →  (X6)            

(8) (X5) +  (X9) + H2O  →  (X4) + …

Hoàn thành các phương trình hóa học và cho biết các chất X, X1,…, X9.

Câu 2: 

1. Cho 3 nguyên tố A, R, X (ZARX) đều ở nhóm A và không cùng chu kì trong bảng tuần hoàn. Tổng số lượng tử chính của electron cuối cùng của 3 nguyên tử A, R, X (kí hiệu lần lượt là: nA, nR, nX) bằng 6; tổng số lượng tử phụ của chúng bằng 2; tổng số lượng tử từ bằng -2 và tổng số lượng tử spin bằng –1/2 trong đó số lượng tử spin của eA là +1/2.

a. Xác định A, R, X. Cho biết dạng hình học của phân tử A2R và A2X. So sánh góc hóa trị trong 2 phân tử đó và giải thích.

b. Đối với phân tử A2XR3 và ion XR42-, hãy viết công thức kiểu Lewis, cho biết dạng hình học và trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm.

2. Hợp chất vô cơ X thành phần có 2 nguyên tố, có 120 < MX < 145. Cho X phản ứng với O2 thu được chất duy nhất Y. Cho Y phản ứng với H2O thu được 2 axit vô cơ A và B. A phản ứng với dung dịch AgNO thu được kết tủa trắng C, kết tủa này tan trong dung dịch NH3. B phản ứng với dung dịch NaOH dư thu được muối D. D phản ứng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa vàng E. Chất X khi phản ứng với H2O thu được 2 axit là G và A, khi đun nóng G thu được axit B và khí H.

Xác định công thức phân tử các chất A,B,C,D,X,Y,G,H và viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 3: 

1. Hiđrocacbon A có CTPT  là C9H10.  A có khả năng tác dụng với Br2 khan, xúc tác bột Fe, t0. Cho A tác dụng với H2, xúc tác Ni, t0 thu được B có CTPT là C9H12. Oxi hoá B bằng  O2 trong H2SO4 thu được axeton. Xác định CTCT và gọi tên A, B. Viết các PTHH xảy ra. Trình bày cơ chế phản ứng khi B tác dụng với Br2 khan, xúc tác bột Fe, t0.

2. Viết các PTHH thực hiện dãy chuyển hóa sau:

Etilen (A) → (B) → (C) → (D) → (E)

Câu 4: 

1. a. Tính pH của dung dịch A gồm KCN 0,120M; NH4Cl 0,150M và KOH 0,155M.

b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,210M cần cho vào 50,00 ml dung dịch A để pH của hỗn hợp thu được bằng 9,24.  

Cho biết Ka của HCN là 10-9,35; của   là 10-9,24.

2. Cho 37,2 gam hỗn hợp X gồm: R, FeO, CuO  (R là kim loại chỉ có hóa trị II, hidroxit của R không có tính lưỡng tính) vào 500 gam dung dịch HCl 14,6 % (HCl dùng dư), sau phản ứng thu được dung dịch A, chất rắn B nặng 9,6 gam (chỉ chứa một kim loại) và 6,72 lít H2 (đktc). Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa D. Nung kết tủa D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 34 gam chất rắn E gồm hai oxit.

a. Tìm R và % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X .

b. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch A.

Câu 5: 

1. Hỗn hợp X gồm hai chất A,B là đồng phân của nhau chứa C,H,O, mỗi chất chỉ chứa một nhóm chức, đều có phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol là 1:1. Lấy 12,9 gam hỗn hợp X cho tác dụng vừa đủ với 75 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp Y.

a. Xác định công thức phân tử của A,B.

b. Chia hỗn hợp Y thành 2 phần bằng nhau. Một phần cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 21,6 gam kết tủa Ag. Một phần đem cô cạn thu được 6,55 gam hỗn hợp muối khan. Xác định công thức cấu tạo phù hợp của A,B và tính khối lượng mỗi chất trong 12,9 gam hỗn hợp X.

2. Thủy phân không hoàn toàn peptit A, có phân tử khối là 293 đvC và chứa 14,3% N (theo khối lượng) thu được 2 peptit B và C. Mẫu chứa 0,472 gam peptit B khi đun nóng, phản ứng hoàn toàn với 18 ml dung dịch HCl 0,222 M. Mẫu chứa 0,666 gam peptit C khi đun nóng, phản ứng hoàn toàn với 14,7 ml dung dịch NaOH 1,6% (khối lượng riêng của dung dịch NaOH là 1,022 g/ml). Xác định CTCT của peptit A.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3,0 điểm)

1. Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau đây:

a. NaCl     +     H2SO4 đặc, nóng   →    

b. NaBr     +     H2SO4 đặc, nóng  →

c. NaClO  +     PbS  →          

d. FeSO4   +     H2SO4   +   HNO2   →

e. KMnO4 +    H2SO4    +   HNO2   →

f. NaNO2  +    H2SO4 loãng  →

2. a. Cho 3-metylbut-1-en tác dụng với axit clohidric tạo ra các sản phẩm, trong đó có A là

2-clo-3-metylbutan và B là 2-clo-2-metylbutan. Bằng cơ chế phản ứng, hãy giải thích sự tạo thành hai sản phẩm A và B.

b. Cho 2-metylbut-2-en phản ứng với axit clohidric. Trình bày cơ chế của phản ứng, cho biết sản phẩm chính và giải thích?

Câu 2: (3,0 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 0,812 gam một mẫu quặng sắt gồm FeO, Fe2O3 và 35% tạp chất trơ trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Sục khí SO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 22,21 ml dung dịch KMnO4 0,10M. Mặt khác hòa tan hết 1,218 gam mẫu quặng trên trong dung dịch HCl dư rồi thêm ngay dung dịch KMnO4 0,10M vào dung dịch thu được cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì hết 15,26 ml dung dịch KMnO4 0,10M.

a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b. Tính thể tích khí SO2 (đktc) đã dùng và thành phần phần trăm theo khối lượng của FeO và Fe2O3 có trong mẫu quặng.

Câu 3: (2,5 điểm)

Một hỗn hợp rắn A gồm kim loại M và một oxit của kim loại đó. Người ta lấy ra 3 phần, mỗi phần có 59,08 gam A.

Phần thứ nhất hoà tan vào dung dịch HCl  thu được 4,48 lít khí hiđro.

Phần thứ hai hoà tan vào dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 thu được 4,48 lít khí NO. Phần thứ ba đem nung nóng rồi cho tác dụng với khí hiđro dư cho đến khi được một chất rắn duy nhất, hoà tan hết chất rắn đó bằng nước cường toan thì có 17,92 lít khí NO thoát ra. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.           

Hãy tính nguyên tử khối, cho biết tên của kim loại M và công thức oxit trong hỗn hợp A.

Câu 4: (2,5 điểm)

Hỗn hợp A gồm một axit cacboxylic no đơn chức và 2 axit cacboxylic không no đơn chức chứa một liên kết đôi, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1M, được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Xác định công thức cấu tạo có thể có của từng axit và tính khối lượng của chúng trong A.

Câu 5: (4,0 điểm)

1. Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,539 gam A vào 1 lít dung dịch HNO3 thu được 1 lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu khí D vào bình dung tích 3,20 lít có chứa sẵn N2 ở 00C và 0,23 atm thì nhiệt độ trong bình tăng lên đến 27,30C, áp suất tăng lên đến 1,10 atm, khối lượng bình tăng thêm 3,720 gam. Nếu cho 7,539 gam A vào 1 lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,718 gam. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong A.   

2. Hòa tan hoàn toàn 1,28 gam Cu vào 12,6 gam dung dịch HNO3 60% thu được dung dịch X (không có muối amoni). Cho X tác dụng hoàn toàn với 105 ml dung dịch KOH 1M, sau đó lọc bỏ kết tủa được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được chất rắn Z. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 8,78 gam chất rắn. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch X.

Câu 6: (2,5 điểm)

Hỗn hợp X gồm 2 hợp chất hữu cơ A, B chỉ chứa các chức ancol và chức anđehit. Trong mỗi phân tử A, B số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử cacbon, gốc hidrocacbon có thể là gốc no hoặc có 1 nối đôi. Nếu lấy cùng một số mol A hoặc B cho phản ứng với Na đều thu được V lít H2, còn nếu lấy số mol như thế cho phản ứng hết với H2 thì cần 2V lít H2 (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất như trên). Cho 33,8 gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na thu được 5,6 lít H2 (đktc). Nếu lấy 33,8 gam hỗn hợp X cho tác dụng hết với AgNO3 trong NH3, sau đó lấy lượng Ag kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc thì thu được 13,44 lít khí NO2 (đktc).

a. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của A, B.

b. Tính thành phần % theo khối lượng của A, B trong 33,8 gam hỗn hợp X.

Câu 7: (2,5 điểm)

Cho 47 gam hỗn hợp hơi của 2 ancol đi qua Al2O3 nung nóng (xúc tác) ta được hỗn hợp hơi A gồm ete, anken, ancol dư và hơi nước. Tách hơi nước ra khỏi hỗn hợp A ta được hỗn hợp khí B. Lấy nước tách ra ở trên cho tác dụng hết với kali thu được 4,704 lít H2 (đktc), lượng anken có trong B tác dụng vừa đủ với 1,35 lít dung dịch Br2 0,2 mol/lít. Phần ete và ancol có trong B chiếm thể tích 16,128 lít ở 136,50C và 1 atm.

1. Tính hiệu suất ancol bị loại nước thành anken, biết rằng hiệu suất đối với mỗi ancol như

nhau và số mol các ete bằng nhau.

2. Xác định công thức phân tử của các ancol.

---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của phần đáp án đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 3 đề thi chọn HSG môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lam Sơn, để xem toàn thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON