YOMEDIA

Bộ 147 bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương Axit Cacboxylic môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quang Trung

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bộ 147 bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương Axit Cacboxylic môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quang Trung. Tài liệu bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ 147 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG AXIT CACBOXYLIC MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

 

Câu 1: Geranial (3,7-đimetyloct-2,6-đien-1-al) có trong tinh dầu xả có tác dụng sát trùng, giảm mệt mỏi, chống căng thẳng… Để phản ứng cộng hoàn toàn 15,2 gam Geranial cần tối đa bao nhiêu lít H2 (đktc) ?

A.6,72.                        B. 2,24.                                   C. 11,2.                                    D. 8,96.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit metacrylic và 0,3 mol khí hiđro. Nung nóng hỗn hợp X một thời gian, có mặt chất xúc tác Ni, thu được hỗn hợp hơi Y gồm hỗn hợp các ancol, các anđehit và hiđro. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng 95/12. Mặt khác dẫn toàn bộ hỗn hợp Y qua dung dịch nước Br2 thì làm mất màu vừa đủ a mol Br2. Giá trị của A là

A.0,16 mol.                 B. 0,20 mol.                            C. 0,02 mol.                            D. 0,04 mol.

 Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit no đơn chức. Lấy 0,25 mol X cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 76,1gam. Xác định công thức của 2 anđehit?

A.HCHO và C2H5CHO.                                 B. CH3CHO và C2H5CHO.

C.HCHO và CH3CHO.                                   D. CH3CHO và C3H7CHO.

Câu 4: Cho m gam anđehit X tác dụng với AgNO3 dư, trong NH3 đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 86,4 gam Ag. Giá trị nhỏ nhất của m là:

A.6 gam.                     B. 3 gam.                                 C. 12 gam.                              D. 17,6 gam.

Câu 5: Cho 7 gam chất hữư cơ X (chứa C,H,O) phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO/NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức của X là:

A.CH3CHO.               B. C2H3CHO.                          C. C2H5CHO.                          D. C3H5CHO.

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm 2 anđehit no đơn chức. Lấy 0,25 mol X cho phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam kết tủa, khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 76,1 gam. Xác định công thức của 2 anđehit?

A. HCHO và C2H5CHO.                    B. CH3CHO và C2H5CHO.

C. HCHO và CH3CHO.                      D. CH3CHO và C3H7CHO.

Câu 7: Cho 3,3 gam anđehit fomic phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư), thu được m gam kim loại Ag. Giá trị của m là

A.21,16.                      B. 47,52.                                 C. 43,20.                                 D. 23,76.

Câu 8: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là:

A.50%.                        B. 38,07%.                              C. 49%.                                   D. 40%.

Câu 9: Cho 5,6 gam một anđehit phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, thu được m gam Ag. Nếu lấy m gam Ag cho tác dụng vừa đủ với một lượng HNO3 đặc thì sau phản ứng thu được 4,48 lít khí (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit là

A.CH3CHO.               B. CH2=CH-CHO.                  C. HCHO.                               D. OHC-CHO.

Câu 10: Cho 8,8 gam anđehit axetic (CH3CHO) tham gia phản ứng tráng gương trong dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A.21,6.                        B. 4,32.                                   C. 10,8.                                    D. 43,2.

Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 anđehit đơn chức có tỷ lệ mol 1 : 1. Oxi hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được, 1,32m gam hỗn hợp Y gồm các axit. Mặt khác, cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được lượng Ag có khối lượng vượt quá 21,6 gam. Vậy công thức của 2 anđehit trong hỗn hợp X là:

A.HCHO và CH3CH2CHO. 

B. HCHO và CH2=CH-CHO.

C.CH3CHO và CH3-CH2-CHO. 

D. HCHO và C3H5CHO.

Câu 12: Cho 0,1 mol hỗn hợp hai anđehit đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với AgNO3 trong dung dịch NHdư, đun nóng, thu được 25,92 gam Ag. Công thức cấu tạo của hai anđehit là

A.HCHO và C2H5CHO.                     B. HCHO và CH3CHO.

C.C2H5CHO và C3H7CHO.                D. CH3CHO và C2H5CHO.

Câu 13: Cho 21,6 gam hỗn hợp gồm ancol etylic, axit fomic và etylen glicol tác dụng với kim loại Na (dư), thu được 0,3 mol khí H2. Khối lượng của etylen glicol trong hỗn hợp là bao nhiêu?

A.6,2 gam.                  B. 15,4 gam.                 C. 12,4 gam.                 D. 9,2 gam.

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn anđehit X, thu được thể tích khí CO2 bằng thể tích hơi nước (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Khi cho 0,01 mol X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 0,04 mol Ag. X là

A.anđehit axetic.                                 B. anđehit fomic.

C.anđehit no, mạch hở, hai chức.       D. anđehit không no, mạch hở, hai chức.

Câu 15: Cho bay hơi hết 5,8 gam một hợp chất hữu cơ X thu được 4,48 lít hơi X ở 109,2oC và 0,7 atm. Mặt khác, khi cho 5,8 gam X phản ứng của AgNO3/NH3 dư tạo 43,2 gam Ag. CTPT của X là:

A.C3H4O2.                  B. CH2O.                      C. C2H4O2.                   D. C2H2O2.

Câu 16: Hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức Y và Z (biết phân tử khối của Y nhỏ hơn của Z). Cho 1,92 gam X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 18,36 gam Ag và dung dịch E. Cho toàn bộ E tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 0,784 lít CO2 (đktc). Tên của Z là:

A.anđehit axetic          B. anđehit butiric          C. anđehit propionic     D. anđehit acrylic

Câu 17: Cho 10,44 gam hỗn hợp 2 anđehit no, mạch hở có khối l­ượng phân tử bằng nhau, trong phân tử chứa không quá 2 nhóm chức, phản ứng hoàn toàn với l­ượng dư­­ dung dịch AgNO3 trong NH3 cho 52,92 gam Ag. Biết thể tích hơi của hỗn hợp anđehit trên nhỏ hơn thể tích của 4,8 gam oxi đo cùng đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Một anđehit trong hỗn hợp có công thức là :

A.C3H6O.                    B. C4H8O.                   C. C5H10O.                   D. CH2O.

Câu 18: Cho 1,5 gam một anđehit no, đơn chức, mạch hở X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng thu được 21,6 gam kim loại Ag. Công thức của X là

A.C3H7CHO.              B. C2H5CHO.             C. CH3CHO.                 D. HCHO.

Câu 19: Hỗn hợp X gồm metanal và etanal. Cho 10,4 gam hỗn hợp X tác dụng với lượng dư AgNO3/NH3, thu được 108 gam kết tủa. Hỏi 10,4 gam hỗn hợp X phản ứng được tối đa với bao nhiêu lít H2 (ở đktc) ?

A.11,2 lít.                    B. 8,96 lít.                   C. 6,72 lít.                    D. 4,48 lít.

Câu 20: Hiđrat hóa 11,2 gam hỗn hợp axetilen và propin (có tỉ lệ về số mol là 4 : 3) với xúc tác HgSO­4 trong môi trường axit, đun nóng, sau một thời gian thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ các chất hữu cơ trong Y vào một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là (biết hiệu suất hiđrat hóa của hai ankin bằng nhau và bằng 70%, giả sử phản ứng hiđrat hóa chỉ thu được sản phẩm chính)

A. 36,855.                   B. 51,255.                   C. 30,24.                      D. 75,6.

Câu 21: Cho 22 gam hỗn hợp X gồm 2 ancol no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Oxi hóa hoàn toàn 22 gam hỗn hợp đó thành anđehit và thực hiện phản ứng tráng gương thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?

A. 172,8 gam.             B. 216 gam.                 C. 129,6 gam.               D. 194,4 gam.

Câu 22: Trung hòa 500 ml dung dịch axit cacboxylic đơn chức X bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,1M, thu được 1,92 gam muối. Công thức của X và nồng độ mol của dung dịch X là :

A.C2H5COOH với nồng độ 0,4M. 

B. C2H5COOH với nồng độ 0,04M.

C.CH3COOH với nồng độ 0,4M. 

D. CH3COOH với nồng độ 0,04M.

Câu 23: Axit cacboxylic X mạch hở (phân tử có 2 liên kết). X tác dụng được với NaHCO3 (dư) thấy thoát ra số mol CO2 bằng đúng số mol X phản ứng. X thuộc dãy đồng đẳng của axit

A.không no, hai chức.                         B. không no, đơn chức.

C.no, hai chức.                                    D. no, đơn chức.

Câu 24: Trung hoà hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. Kết luận không đúng về X là

A.X hòa tan Cu(OH)2.

B.Các axit trong X có mạch cacbon không phân nhánh.

C.X tác dụng được với nước brom.

D.Đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O.

Câu 25: Cho 30 gam hỗn hợp 3 axit gồm HCOOH, CH3COOH, CH2=CH-COOH tác dụng vừa hết với dung dịch NaHCO3 thu được 13,44 lít CO2 (đktc), khối lượng muối khan có trong dung dịch sau phản ứng là

A.43,2 gam.                B. 56,4 gam.                 C. 54 gam.                   D. 43,8 gam.

Câu 26: Cho 1,2 gam một axit cacboxylic đơn chức X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 1,64 gam muối. X là

A.H-COOH.                B. CH= CHCOOH.      C. C6H5-COOH.            D. CH3-COOH.

Câu 27: Cho m gam một axit cacboxylic mạch không nhánh tác dụng với NaHCO3 dư được 2,24 lít CO2 (đktc). Mặt khác, cũng m gam axit trên tác dụng với Ca(OH)2 dư được 9,1 gam muối. X là

A.axit fomic.               B. axit axetic.              C. axit oxalic.               D. axit acrylic.

Câu 28: Một dung dịch chứa 2 axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để trung hòa dung dịch này cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1,25M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu đ­ược 3,68 gam hỗn hợp muối khan. Công thức 2 axit là:

A.CH3COOH; C3H7COOH.               B. C2H5COOH; C3H7COOH.

C.HCOOH; CH3COOH.                    D. C2H3COOH; C3H5COOH.

Câu 28: Trung hòa 7,76 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch KOH, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 12,32 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 3,88 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là

A.5,60 lít.                    B. 3,36 lít.                    C. 4,48 lít.                    D. 6,72 lít.

Câu 30: Trung hòa hết 10,36 gam axit hữu cơ đơn chức bằng dung dịch Ba(OH)2 vừa đủ thu được 19,81 gam muối khan. Xác định công thức của axit?

A.C23COOH.           B. CH­3COOH.            C. C35COOH.             D. C25COOH.

Câu 31: Cho hỗn hợp X gồm 2 axit: axit axetic và axit fomic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%, thu được dung dịch trong đó CH3COONa có nồng độ là 7,263%. Xác định nồng độ phần trăm của HCOONa trong dung dịch sau phản ứng?

A.4,798%.                   B. 7,046%.                   C. 8,245%.                   D. 9,035%.

Câu 32: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit fomic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng vừa đủ với dung dịch Ca(OH)2, thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là

A.3m = 11b-10a.         B. 9m = 20a-11b.        C. 3m = 22b-19a.          D. 8m = 19a-1b.

Câu 33: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là

A.6,0 gam.                  B. 7,4 gam.                   C. 4,6 gam.                  D. 3,0 gam.

Câu 34: Một hỗn hợp hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp rồi cho thêm vào đó 75 ml dung dịch NaOH 0,2M. Để trung hòa NaOH còn dư cần them 25 ml dung dịch HCl 0,2M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hòa thu được 1,0425 gam chất rắn khan. Công thức của axit có nguyên tử cacbon bé hơn là :

A.C3H7COOH.           B. C2H5COOH.          C. HCOOH.                  D. CH3COOH.

Câu 35: Trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi axit X có khối lượng bằng khối lượng của 2 lít CO2. X là axit nào trong số các axit sau

A.Axit butyric.            B. Axit oxalic.              C. Axit acrylic.             D. Axit metacrylic.

Câu 36: Một hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lấy m gam hỗn hợp rồi thêm vào đó 75 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau đó phải dùng hết 25 ml dung dịch HCl 0,2M để trung hòa kiềm dư thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X đến khối lượng không đổi thu được 1,0425 gam muối khan. Phần trăm số mol của axit có khối lượng phân tử bé hơn trong hỗn hợp trên là:

A.43,39%.                   B. 50%.                       C. 46,61%.                   D. 40%.

Câu 37: Cho 9,2 gam axit fomic phản ứng với NaOH dư. Khối lượng muối khan thu được là

A.13,6 gam.                B. 6,8 gam.                  C. 9,2 gam.                  D. 10,2 gam.

Câu 38: Cho 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 axit cacboxylic là đồng đẳng kế tiếp nhau phản ứng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M và KOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 32,22 gam hỗn hợp chất rắn khan. Công thức của 2 axit trong X là

A. C2H4O2 và C3H6O2.                       B. C3H4O2 và C4H6O2.

C. C2H4O2 và C3H4O2.                       D. C3H6O2 và C4H8O2.

Câu 39: Trung hoà hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức là đồng đẳng kế tiếp cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M. X gồm

A.CH3COOH và C2H5COOH.           B. CH2=CH-COOH và CH2=C(CH3)-COOH.

C. HCOOH và CH3COOH.                D. C2H5COOH và C3H7COOH.

Câu 40: Để trung hòa 100 gam một axit hữu cơ đơn chức X có nồng độ 3,7%, cần dùng 500 ml dung dịch KOH 0,1M. Công thức cấu tạo của X là

A.CH3CH2COOH.      B. CH3CH2CH2COOH.          C. HCOOH.                  D. CH3COOH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu ôn tập chương Axit cacboxylic vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 135: Hỗn hợp X gồm etilen glicol, ancol etylic, ancol propylic và hexan; trong đó số mol hexan bằng số mol etilen glicol. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với Na dư thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Mặt khác đốt m gam hỗn hợp X cần 4,1664 lít O2 (đktc). Giá trị của m là:

A.2,235 gam.              B. 1,788 gam.              C. 2,682 gam.               D. 2,384 gam.

Câu 136: Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là

A.62,50%.                   B. 31,25%.                   C. 40,00%.                   D. 50,00%.

Câu 137: Hỗn hợp A gồm 1 axit no đơn chức và 2 axit không no đơn chức chứa 1 liên kết đôi C=C liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 24,5 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn  lượng A ở trên rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 33,85 gam. Phần trăm số mol của axit no đơn chức trong A là

A.75%.                        B. 50%.                       C. 10%.                        D. 25%.

Câu 138: Chia m gam hỗn hợp X gồm hai ancol A, B (MA < MB) thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với Na (dư) thu được 2,8 lít H2 (đktc). Phần 2 đem oxi hóa hoàn toàn bởi CuO đun nóng thu được hai anđehit tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn hai anđehit này thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác, nếu cho toàn bộ lượng anđehit trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 75,6 gam kết tủa bạc. Công thức phân tử của ancol B là

A.C4H10O.                  B. C3H8O.                   C. C5H12O.                              D. C2H6O.

Câu 139: Cho X là axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, trong phân tử có một liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit cacboxylic đều no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Cho 23,02 gam hỗn hợp E gồm X, Y và Z tác dụng vừa đủ với 230 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch F. Cô cạn F, thu được m gam chất rắn khan G. Đốt cháy hoàn toàn G bằng O2 dư, thu được Na2CO3, hỗn hợp T gồm khí và hơi. Hấp thụ toàn bộ T vào bình nước vôi trong dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng bình tăng thêm 22,04 gam. Khối lượng chất Z trong 23,02 gam E gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 3,5 gam.                 B. 2,0 gam.                  C. 17,02 gam.                          D. 22,0 gam.

Câu 140: Hỗn hợp M gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở X và Y (phân tử Y nhiều hơn phân tử X một liên kết p). Hiđro hóa hoàn toàn 10,1 gam M cần dùng vừa đủ 7,84 lít H(đktc), thu được hỗn hợp N gồm hai ancol tương ứng. Cho toàn bộ lượng N phản ứng hết với 6,9 gam Na. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 17,45 gam chất rắn. Công thức của X và Y lần lượt là

A. CH3CHO và C3H5CHO.                B. CH3CHO và C2H3CHO.

C. HCHO và C3H5CHO.                    D. HCHO và C2H3CHO.

Câu 141: Hỗn hợp X gồm etanol, propan-1-ol, butan-1-ol và pentan-1-ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được H2O và 1,35 mol CO2. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A.43,2.                        B. 64,8.                       C. 32,4.                                    D. 27,0.

Câu 142: Hỗn hợp X gồm 3 axit đơn chức mạch hở trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp và một axit không no có một liên kết đôi. Cho m gam X tác dụng với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 200ml dung dịch HCl 1M và thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y thu được 52,58 gam chất rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm khí và hơi vào bình đựng dung dịch NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 44,14 gam. Thành phần % khối lượng axit không no là:

A.49,81.                      B. 48,19.                     C. 39,84.                      D. 38,94.

Câu 143: Chia 15,2 gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức X, Y thành hai phần bằng nhau:

– Phần 1 : Cho tác dụng hết với Na tạo ra 1,68 lít H2 (đktc).

– Phần 2 : Tác dụng hoàn toàn với CuO (to), thu được hỗn hợp Z. Cho toàn bộ hỗn hợp Z tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được 43,2 gam Ag. Số cặp ancol thỏa mãn X, Y là?

A.5.                             B. 1.                            C. 4.                             D. 3.

Câu 144: Hỗn hợp A gồm một axit no, mạch hở, đơn chức và hai axit không no, mạch hở, đơn chức (gốc hiđrocacbon chứa một liên kết đôi), kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho A tác dụng hoàn toàn với 150 ml dung dịch NaOH 2,0 M. Để trung hòa vừa hết lượng NaOH dư cần thêm vào 100 ml dung dịch HCl 1,0M được dung dịch D. Cô cạn cẩn thận D thu được 22,89 gam chất rắn khan. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn A rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH đặc, khối lượng bình tăng thêm 26,72 gam. Phần trăm khối lượng của axit không no có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp A là

A. 35,52%.                  B. 40,82%.                   C. 44,24%.                   D. 22,78%.

Câu 145: Đốt cháy hoàn toàn 0,13 mol hỗn hợp X gồm một andehit và một ancol đều mạch hở cần nhiều hơn 0,27 mol O2 thu được 0,25 mol CO2 và 0,19 mol H2O. Mặt khác, cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được m gam kết tủa. Biết rằng số nguyên tử H trong phân tử ancol nhỏ hơn 8. Giá trị lớn nhất của m là :

A.40,02.                      B. 58,68.                      C. 48,48.                      D. 52,42.

Câu 146: Hỗn hợp X gồm một anđehit no đơn chức mạch hở và một anđehit không no đơn chức mạch hở ( trong phân tử chứa một liên kết đôi C=C). Khi cho X qua dung dịch brom dư đến phản ứng hoàn toàn thấy có 24 gam Br2 phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 7,7 gam CO2 và 2,25 gam H2O. Nếu cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch  AgNO3 dư trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 16,2.                       B. 27.                           C. 32,4.                            D. 21,6.

Câu 147: Đốt cháy hoàn toàn 38,5 gam hỗn hợp X chứa andehitaxetic, propanol, propan – 1,2 điol và etanol (trong đó số mol của propanol và propan – 1,2 điol bằng nhau).Người ta hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 170 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng a gam.Giá trị của a là :

A.114,4.                       B.116,2.                       C.115,3.                       D.112,6.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 147 bài tập trắc nghiệm ôn tập Chương Axit Cacboxylic môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Quang Trung. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON