YOMEDIA

Bộ 130 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Phú Xuân

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bộ 130 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Phú Xuân. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN

BỘ 130 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG 1, 2, 3

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

CHƯƠNG 1: ESTE – LIPIT

Câu 1. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

  A. etyl axetat.            B. metyl propionat.     C. metyl axetat.           D. propyl axetat.

Câu 2. Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH–COOCH3. Tên của X là

  A. propyl fomat.        B. etyl axetat.              C. metyl axetat.           D. metyl acrylat.

Câu 3. Este etyl axetat có công thức là

  A. CH3COOC2H5.    B. CH3–COOH.          C. CH3CHO.              D. C2H5OH.

Câu 4. Vinyl axetat có công thức là

  A. C2H5COOCH3.    B. HCOOC2H5.          C. CH3COOCH3.        D. CH3COO–CH=CH2.

Câu 5. Số lượng este đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C4H8O2

  A. 2.                           B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 6. Đun nóng HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là

  A. CH3COONa và C2H5OH.                        B. HCOONa và CH3OH.

  C. HCOONa và C2H5OH.                            D. CH3COONa và CH3OH.

Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra HCOONa và C2H5OH?

  A. CH3COOC2H5.    B. HCOO–CH3.          C. CH3COOCH3.        D. HCOOC2H5.

Câu 8. Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức của X là

  A. C2H3COOC2H5.   B. CH3COOCH3.        C. C2H5COOCH3.      D. CH3COOC2H5.

Câu 9. Khi thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

  A. phenol.                  B. glixerol.                  C. ancol đơn chức.      D. este đơn chức.

Câu 10. Đun sôi hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng

  A. trùng ngưng          B. este hóa                  C. xà phòng hóa          D. trùng hợp

Câu 11. Chất không phải axit béo là axit

  A. axetic.                   B. stearic.                    C. panmitic.                 D. oleic.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây không chính xác.

  A. Khi hidro hóa chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.

  B. Khi thủy phân chất béo trong môi truờng kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.

  C. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và ancol.

  D. Khi thủy phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.

Câu 13. Một este có công thức phân tử C4H8O2, khi thủy phân trong môi trường axit thu được ancol etylic. Công thức cấu tạo ester là

  A. C3H7COOH         B. CH3COOC2H5.      C. HCOOC3H7.          D. C2H5COOCH3.

Câu 14. Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là

  A. HCOOC3H7.        B. C2H5COOCH3.      C. CH3COOC2H5.      D. HCOOC3H5.

Câu 15. Một este có công thức phân tử là C3H6O2 có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của este là

  A. HCOOC2H5.        B. CH3COOCH3.        C. HCOOC3H7.          D. C2H5COOH

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHƯƠNG 2: CACBOHIDRAT

Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

  A. xenlulozơ              B. glucozơ                   C. tinh bột                   D. mantozơ

Câu 2. Để phân biệt glucozơ và fructozơ người ta thường dùng phản ứng với

  A. dung dịch brom.                                        B. H2 (xt Ni, t°)

  C. dung dịch AgNO3/NH3.                           D. Cu(OH)2/NaOH

Câu 3. Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ đều có thể tham gia phản ứng

  A. tráng bạc.              B. với Cu(OH)2.         C. màu với iot.            D. thủy phân.

Câu 4. Phân tử mantozơ được cấu tạo từ

  A. một gốc α–glucozơ và một gốc β–fructozơ.

  B. một gốc β–glucozơ và một gốc α–fructozơ.

  C. 2 gốc α–glucozơ.

  D. 2 gốc β–glucozơ.

Câu 5. Để nhận biết 3 dung dịch: glucozơ, ancol etylic, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

  A. dung dịch AgNO3/NH3.                           B. natri kim loại

  C. Cu(OH)2/OH.                                         D. CH3OH/HCl

Câu 6. Hợp chất chiếm thành phần chủ yếu trong đường mía có tên là

  A. Glucozơ.               B. Fructozơ.                C. Sacarozơ.                D. Mantozơ

Câu 7. Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thấy Ag tách ra. Khối lượng của Ag thu được là

  A. 10,8 g                    B. 20,6 g                     C. 28,6 g                     D. 26,1 g

Câu 8. Cho 200ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 10,8g Ag tách ra. Tính nồng độ mol của dung dịch glucozo đã dùng.

  A. 0,25M                   B. 0,05M                     C. 1,00M                     D. 0,75M

Câu 9. Khi lên men 360 gam glucozơ với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

  A. 184 gam                B. 138 gam                  C. 276 gam                  D. 92 gam

Câu 10. Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được 55,2 gam kết tủa trắng. Tính khối lượng glucozơ đã lên men, biết hiệu suất lên men là 92%.

  A. 54 gam                  B. 58 gam                    C. 84 gam                    D. 46 gam

Câu 11. Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là

  A. 18,4 g                    B. 28,75 g                   C. 36,8 g                     D. 23,0 g.

Câu 12. Thủy phân hoàn toàn 1,9 kg saccarozơ thu được

  A. 0,95 kg glucozơ và 0,95 kg fructozơ       B. 2 kg glucozơ

  C. 2 kg fructozơ                                            D. 1 kg glucozơ và 1 kg fructozơ

Câu 13. Đun nóng 17,1 gam saccarozơ với dung dịch HCl dư, sau đó cho toàn bộ sản phẩm phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

  A. 21,60                     B. 10,8.                       C. 21,6.                       D. 0

Câu 14. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

  A. 360 gam                B. 480 gam                  C. 270 gam                  D. 300 gam

Câu 15. Lượng glucozơ thu được khi thủy phân 1kg khoai chứa 80% tinh bột (hiệu suất đạt 81%) là

  A. 162 gam                B. 180 gam                  C. 720 gam                  D. 90 gam

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

CHƯƠNG 3: AMIN – AMINOAXIT – PEPTIT – PROTEIN

Câu 1. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

  A. Metyl etyl amin.   B. Etyl metyl amin.     C. Isopropan amin.      D. Isopropyl amin.

Câu 2. Chất không có khả năng làm xanh nước quỳ tím là

  A. Anilin                    B. Natri hiđroxit.         C. Natri axetat.           D. Amoniac.

Câu 3. Công thức phân tử của C3H9N có số đồng phân là

  A. 2                            B. 3                             C. 4                             D. 5

Câu 4. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau thì làm quỳ tím hóa xanh là

  A. CH3–COOH                                             B. H2NCH2COOH

  C. H2NCH(NH2)–COOH                             D. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH

Câu 5. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch

  A. CH3–COOH.        B. NaOH                     C. brom.                      D. NaCl.

Câu 6. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit?

  A. H2N–CH2CONH–CH2CONH–CH2COOH

  B. H2N–CH2CONH–CH(CH3)–COOH

  C. H2N–CH2CH2CONH–CH2–COOH

  D. H2N–CH2CONH–CH2CH2–COOH

Câu 7. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là

  A. anilin, metyl amin, amoniac.                    B. amoni clorua, etyl amin, kali hidroxit.

  C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.                 D. etyl amin, amoniac, kali axetat.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào long trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng

  B. Phân tử protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên

  C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng

  D. Khi cho Cu(OH)2/OH vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím

Câu 9. Cho các câu sau:

(1) Peptit là hợp chất được hình thành từ 2 đến 50 gốc α amino axit.

(2) Tất cả các peptit đều phản ứng màu biure.

(3) Từ 3 α–amino axit chỉ có thể tạo ra 3 tripeptit khác nhau.

(4) Khi đun nóng dung dịch peptit với dung dịch kiềm có phản ứng màu biure.

Số nhận xét đúng là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 10. Ba chất lỏng: C2H5OH, CH3COOH, CH3NH2 đựng trong ba lọ riêng biệt. Thuốc thử dùng để phân biệt ba chất trên là

  A. kim loại natri.       B. dung dịch Br2.        C. quỳ tím.                  D. dung dịch NaOH.

Câu 11. Trong các chất sau, chất nào là glyxin?

  A. H2NCH2COOH                                        B. CH3CH(NH2)COOH

  C. HOOC–CH2CH(NH2)COOH                  D. H2NCH2CH2COOH

Câu 12. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

  A. 4.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 5.

Câu 13. Cho các câu sau

(1)  Khi cho axit Glutamic tác dụng với NaOH dư thì tạo sản phẩm là bột ngọt, mì chính.

(2)  Tất cả amino axit chỉ có một nhóm NH2 và một nhóm COOH.

(3)  Dung dịch của các amino axit đều có khả năng làm quỳ tím đổi màu.

(4)  Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.

(5)  Các amino axit đều không tan trong nước.

Số nhận định đúng là

  A. 1                            B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 14. Trong các tên gọi dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?

  A. CH3NH2.              B. C6H5CH2NH2.        C. C6H5NH2.              D. (CH3)2NH

Câu 15. Cho 4 hóa chất: metylamin (1), amoniac (2), điphenylamin (3), đimetylamin (4). Thứ tự tăng dần lực bazơ là

  A. (4) < (1) < (2) < (3)                                  B. (2) < (3) < (1) < (4)

  C. (2) < (3) < (1) < (4)                                   D. (3) < (2) < (1) < (4)

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 130 câu trắc nghiệm ôn tập Chương 1, 2, 3 môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Phú Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON