YOMEDIA

Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Tải về
 
NONE

Bàn về tranh giành và nhường nhịn được Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được những mặt lợi, hại của vấn đề. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí để nắm vững nội dung bài học hơn.   

ATNETWORK
YOMEDIA

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Dẫn dắt: Con người thường có những đức tính trái ngược nhau như hiền và dữ, nhân hậu bao dung, vị tha và ích kỉ hay như tranh giành và nhường nhịn.

2.  Thân bài

  • Giải thích
    • Thế nào là tranh giành?
      • Là thường hay giành giật quyền lợi về cho mình bằng mọi cách.
    • Thế nào là nhường nhịn?
      • Là tính nhún nhường, nhượng bộ, nhường lại cho người khác.
  • Ý nghĩa, cái lợi và tác hại: (Phân tích chứng minh)
    • Tranh giành đem lại hậu quả xấu: có thể cả hai bên đều có hại hoặc có lợi cho bản thân mình và gây hại cho người khác. (Dẫn chứng: Câu chuyện ngụ ngôn “Dê đen và dê trắng” do không nhường nhịn nhau khi đi qua cầu, cả hai đã bị ngã xuống sông).
    • Tranh giành là một tính xấu nhưng trong một trường hợp nào đó thì lại cần phải tranh giành (Dẫn chứng: Khi kẻ thù sang xâm lược, chúng ta phải quyết tâm giành lại đất nước).
    • Nhường nhịn đem lại sự thanh bình và yên ỗn (Dẫn chứng: Trong một gia đình, một lớp học, một tập thể biết nhường nhịn nhau sẽ tạo được tình đoàn kết, hữu nghị, đem lại kết quả tốt đẹp trong công việc cũng như trong mọi lĩnh vực đời sống...)
    • Nhiều khi nhường nhịn thái quá sẽ trở thành con người nhu nhược. (Dẫn chứng: Nhân vật ông lão đánh cá trong tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng của Puski; Triều đình nhà Nguyễn đã nhượng bộ quá mức quyền lợi cho Pháp nên bị mất nước).
  • Mở rộng nâng cao vấn đề, liên hệ
    • Con người ta nên nhường nhịn lẫn nhau nhưng đôi khi vẫn phải tranh giành khi cần thiết.
    • Phê phán những con người luôn có tư tưởng tranh giành, không biết nhường nhịn và ngược lại phê phán những người nhường nhịn quá mức trở nên nhu nhược không được mọi người tôn trọng.

3. Kết bài

  • Khẳng định vấn đề và nêu bài học.
    • Chúng ta cần phải có đức tính nhường nhịn và tranh giành đúng trường hợp cần thiết để có thể hòa hợp được với mọi người cũng như đem lại lợi ích cho hai bên.
    • Đôi khi chúng ta cũng cần phải tranh giành với những vấn đề mà mình cho là đúng.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Bàn về tranh giành và nhường nhịn

Gợi ý làm bài:

Cha ông xưa từng khuyên: “Một điều nhịn là chín điều lành”. Có lẽ, có lời khuyên ấy cũng là bởi trong cuộc sống có quá nhiều biểu hiện của sự tranh giành. Tranh giành - nhường nhịn, hai vấn đề không phải là mới nhưng cũng không hề cũ.

Vậy thế nào là tranh giành? Thế nào là nhường nhịn? Tranh giành là giành giật, vơ vét lấy công sức, thành quả của người khác về phần mình, còn nhường nhịn thì ngược lại. Nhường nhịn là cho, chia sẻ công sức thành quả của mình cho những người có ít hơn mình. Tranh giành là biểu hiện của lòng tham, của lối sống vị kỉ, vun vén cho lợi ích cá nhân; còn nhường nhịn là biểu hiện của tình thương, của lối sống mình vì mọi người.

Nhìn vào những biểu hiện của từng người qua hành động, lời nói, cách giao tiếp từ trong gia đình đến ngoài xã hội, chúng ta cũng có thể hiểu được rất rõ người ấy sống thế nào.

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Một đồng tiền kinh doanh là đồng tiền sinh lợi, một ánh lửa sẻ chia là ánh lửa lan toả, đôi môi có hé mở thì mới mong nhận được nụ cười. Chỉ biết nhận mà không biết cho, chỉ biết tranh giành mà không biết nhường nhịn thì rồi cũng sẽ như cái biển chết, sẽ tự giết chính mình trong sự cô lập của mọi người, của xã hội. Vậy mà, thật đáng buồn, khi bên cạnh những tấm lòng vàng, những con người biết sống vì người khác, vẫn còn không ít những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mình. Nói điều này âu cũng là để mỗi người tự dặn lòng sống sao cho phải, cho hợp với lẽ sống làm người. Mỗi người nên hướng bản thân vào lối sống đẹp. Ta cần biết nhường cơm sẻ áo cho người khác. Hơn nữa, ta cần phải học cách nhường nhịn, học cách sẻ chia và học cả cách yêu thương con người. Tự giáo dục mình thôi chưa đủ mà phải có ý thức giáo dục những người khác, đặc biệt là những người nhỏ tuổi hơn ta. Cha mẹ giáo dục con cái, thầy giáo dục trò, anh chị giáo dục em út, người lớn giáo dục người bé... Mỗi người phải thực sự là một tấm gương sáng về thái độ sống biết nhường nhịn, biết yêu thương thì mới thực sự tạo nên cuộc sống tốt đẹp.

Hãy biết sống nhường nhịn và không tranh giành! Đó là lẽ sống của mỗi Con Người theo đúng nghĩa viết hoa của nó.

Trên đây là bài văn mẫu Nghị luận đức tính trung thực, ngoài ra các em có thể tham khảo thêm:

 

--------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp--------

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON