YOMEDIA

Bài tập ôn thi HSG Sinh Học Tế Bào môn Sinh Học 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi chọn đội tuyển HSG sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bài tập ôn thi HSG Sinh Học Tế Bào môn Sinh Học 10 năm 2021-2022, được biên soạn tổng hợp. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ADSENSE

BÀI TẬP ÔN THI HSG SINH HỌC TẾ BÀO

MÔN SINH HỌC 10 NĂM 2021-2022

A. Bài Tập Có Đáp Án

Câu 1. Tại sao các tế bào khác nhau lại được cấu thành chung từ 1 số nguyên tố?

Vì các tế bào tuy khác nhau nhưng có chung có chung nguồn gốc.

Ví dụ: Trong 1 cơ thể đa bào sinh sản hữu tính, các tế bào được phát sinh từ tế bào hợp tử ban đầu qua nguyên phân.

Các tế bào của các sinh vật khác nhau, các sinh vật khác nhau lại có chung nguồn gốc phát triển - Sinh vật tổ tiên, do vậy các tế bào trong trường hợp này đều có chung 1 số nguyên tố cấu thành.

Câu 2. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N là những nguyên tố chính cấu thành nên tế bào?

- Chúng có tỉ lệ lớn trong tế bào - 96% khối lượng cơ thể sống.

- Chúng là thành phần cấu thành nên các hợp chất hữu cơ đặc biệt quan trọng trong tế bào cơ thể.

Câu 3. Vì sao Cacbon là nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng đối với sự sống?

Lớp vỏ e vòng ngoài cùng của Cacbon có 4 e, nên cùng lúc C có thể hình thành 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác, nhờ đó đã tạo ra một số lượng lớn các bộ khung C của phân tử và đại phân tử hữu cơ khác nhau. Ví dụ: Các bon tham gia cấu thành nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng trong tế bào: Đường, ADN, ARN, Prootein, Lipit...

Câu.4 Liên hệ thực tế về vai trò quan trọng của các nguyên tố đặc biệt là nguyên tố vi lượng?

- Trong trồng chọt, người nông dân thường xuyên phải cung cấp bổ sung lượng phân bón (N, P, K) cho cây trồng.

- Thiếu một số nguyên tố vi lượng sẽ gây nguy hại cho sự sống và phát triển của cá thể:

+ Thiếu Iôt người bị biếu cổ.

+ Thiếu Mo cây chết.

+ Thiếu Cu cây vàng lá.

=> Con người cần ăn uống đầy đủ chất, dù cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ các chất đó, đặc biệt là trẻ em.

Câu 5 Cấu trúc của nước giúp nó có đặc tính gì? Tại sao nước là một dung môi tốt?

* Phân tử nước được cấu tạo từ 1 nguyên tử O liên kết vơi 2 nguyên tử H bằng liên kết cộng hóa trị (dùng chung đôi điện tử) nhưng do Oxi có độ âm điện lớn hơn Hidro nên cặp e bị hút lệch về phía Oxi.

=> đầu Oxi tích điện âm, đầu Hidro tích điện âm.

=> Nước cơ tính phân cực.

=> Các phân tử nước hút nhau và hút các phân tử phân cực khác bằng các hình thành các liên kết H.

=> Tạo cho nước có tính chất lí hoá đặc biệt (dẫn điện, tạo sức căng bề mặt...)

* Nước là dung môi tốt, hòa tan các chất tan: Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước do hình thành rất nhiều liên kết Hidro giữa ion trong các chất này với nhiều ion phân cựa của nhiều phân tử nước => Làm các ion các chất tan tách nhau ra khỏi liên kết ban đầu của chúng và hòa tan vào nước.

Câu 6. Cho biết hậu quả gì có thể xảy ra khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở tủ lạnh?

- Trong các tế bào sống có hàm lượng Nước lớn 70 - 90%.

- Khi đưa các tế bào này vào ngăn đá tủ lạnh, nước trong tế bào sẽ đóng đá.

- Mặt khác các cấu trúc tế bào sống khi ở điều kiện nhiệt độ lạnh trong ngăn đá sẽ ở trạng thái đông cứng, đặc biệt là màng tế bào không co dãn được.

- Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Phá vỡ các cấu trúc tế bào, trong đó đặc biệt có màng tế bào.

=> Do vậy khi lấy các tế bào sống đó ra khỏi ngăn đá ta thấy chúng mềm hơn trạng thái bình thường.

Câu 7. Vì sao nước đóng đá nổi trên nước thường?

- Khi nước đóng đá, khoảng cách giữa các phân tử nước dãn rộng hơn là khi ở trạng thái nước lỏng => Nước đá tăng thể tích so với ở dạng lỏng => Khối lượng riêng nhỏ hơn nước thường.

==> Nước đá nổi trên nước thường.

Câu 8. Giải thích hiện tượng: Phía ngoài thành cốc nước đá lại có các giọt nước đọng.

- Nước đá trong cốc ở trạng thái lạnh và làm lạnh khu vực không khí xung quanh cốc, đặc biệt là phần sát thành cốc.

- Trong không khí có độ ẩm cao, nước ở trạng thái hơi, khi gặp điều kiện lạnh chúng ngưng tự tạo giọt.

=> Thành cốc nước đá có các giọt nước chính do hiện tượng ngưng tụ của nước trong không khí khi gặp điều kiện lạnh.

Câu 9. Tại sao khi kiếm tìm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết phải tìm hiểu ở đó có nước hay không?

Vì nước có vai trò đặc biệt quyết định sự tồn tại của sự sống. Hay nói các khác sự sống chỉ có khi có nước.

Cụ thể vai trò của nước đối với sự sống:

Nước trong tế bào tế bào tồn tại ở 2 dạng:

+ Nước tự do: Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào, trong mạch dẫn, khoảng gian bào ... không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hóa học

Vai trò: Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát nước, tham gia vào nhiều quá trình trao đổi chất, đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.

+ Nước liên kết: Là dạng nước bị các phân tử tích điện hút bởi một lực nhất định hoặc trong các liên kết hóa học của các thành phần của tế bào.

Vai trò: Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào, giúp cây chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt, khô hạn, giá lạnh...

Câu 10. Cây trinh nữ “xấu hổ” như thế nào?

Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá , bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên => Lá trinh nữ cụp xuống. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá xoè ra nguyên dạng như cũ.

Câu 11. Giải thích các hiện tương động vật có thể đi lại trên mặt nước: Nhện nước, Thằn lằn Basilisk, Chim cộc trắng, Muỗi nước.

Các hiện tương động vật có thể đi lại trên mặt nước có 2 nhóm nguyên nhân, cụ thể:

- Nguyên nhân 1 - Đặc tính của nước: Các phân tử nước ở bề mặt tiếp xúc với không khí nhờ các liên Hidro đã liên kết với nhau và liên kết với các phân tử Nước bên dưới đã tạo nên một lớp màng phin mỏng liên tục làm cho nước có sức căng bề mặt.

- Nguyên nhân 2 - Đặc điểm cấu tọa cơ thể động vật:

+ Thằn lằn Basilisk: Chạy rất nhanh, chúng có thể đạt tốc độ 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h trên mặt nước. Mặt khác thằn lằn Basilisk có thể chạy nhanh trên nước đến vậy là bởi giữa các ngón chân thằn lằn có một màng mỏng. Khi chạy trên nước, phần ngón chân xòe rộng ra, tạo thành bề mặt rộng hơn và túi đựng không khí để tăng cường sức căng bề mặt giúp không bị chìm xuống nước.

+ Nhện nước: Những chiếc chân dài, mảnh khảnh khiến cho nhện nước dễ dàng đi lại trên cạn và trên mặt nước. Dưới kính hiển vi, các

chuyên gia phát hiện ra quanh chân của nhện nước có hàng nghìn sợi lông tí hon, mỗi sợi dài khoảng 50 micromet. Các sợi lông này xù ra thành chùm tơ cực nhỏ, "bẫy" không khí vào bên trong, tạo ra lớp đệm ngăn cách chân với mặt nước, đồng thời làm tăng sức nổi của con vật. Chính lớp đệm khí này cũng giúp nhện nước di chuyển nhanh chóng và lấy lại thăng bằng trên mặt nước, ngay cả khi thời tiết không mấy thuận lợi như mưa bão...

+ Chim cộc trắng: Bàn chân của chim cộc trắng khá lớn với lớp màng "gom" riêng ngón chân phía trước lại với nhau, ngón chân sau cũng có một lớp màng nhỏ. Lớp màng này được coi như "mái chèo" giúp chim cộc trắng có thể di chuyển vững vàng hay đi trên mặt nước.

+ Muỗi nước: Nghiên cứu sâu, các chuyên gia nhận thấy, chân của loài muỗi nước cùng có cấu tạo gần giống với nhện nước - hàng nghìn lông nhỏ bao phủ trên chân giúp lùa không khí vào bên trong và tạo lớp đệm ngăn cách chân với mặt nước. Từ đó, những chiếc lông sẽ là trợ thủ khiến muỗi nổi và dễ dàng đi lại trên mặt nước.

Câu 12. Giải thích hiện tượng Tôm, cá vẫn sống được ở các hồ nước đóng băng?

Không khí lạnh làm 1 số hồ nước đóng băng nhưng phân dưới nước không đóng băng vẫn có các loài tôm, cá sinh sống là vì: Lớp băng mặt trên đã tạo lớp cách nhiệt giữa không khí lạnh ở trên với lớp nước phía dưới.

Câu 13. Tại sao nói vai trò chủ yếu của đường đơn là đường dinh dưỡn, đường đôi là đường vận chuyển và đường đa là đường liên kết?

- Đường đơn dễ hòa tan trong nước, chứa nguồn năng lượng dự trữ lớn, dễ tiêu hóa cung cấp năng lượng cho tế bào cơ thể. Ví dụ: Glucozo, Saccarozo, Galactozo.

- Đường đôi nhiều loại trong chúng được cơ thể dùng để chuyển từ nơi này đến nơi khác. Ví dụ: Lactozo là loại đường sữa mà mẹ dành cho con.

- Đường đa nhiều loại tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào cơ thể. Ví dụ: Xenlulozo cấu thành tế bào.

Câu 14. Protein có chức năng gì? cho ví dụ cụ thể.

(SGK_CB _T25)

Câu 15. Tại sao chúng ta phải ăn Protein từ nhiều nguồn thức ăn khác nhau?

Trong tổng số 20 loại a.a cấu tạo nên protein của người có 1 số a.a người không tự tổng hợp được (a.a không thay thế) mà phải nhận từ các nguồn thức ăn khác nhau. Só còn lại, con người có khả năng tự tổng hợp (a.a thay thế). Khi ăn thức ăn protein từ nhiều nguồn thức ăn chúng ta có nhiều cơ hội nhận các a.a không thay thế khác nhau để cấu thành các protein người hoàn chỉnh, đầy đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể cần.

Câu 16 Phân biệt axit amin, poli peptit, protein?

- a.a là đơn phân cấu thành nên đa phân tử protein. Chúng được cấu thành bởi 3 thành phần: Gốc R, Nhóm amin (NH2), Nhóm cacboxyl (COOH).

- Poli peptit là một chuỗi gồm các a.a liên kết với nhau bằng liên kết peptit.

- Protein là đại phân tử sinh học được cấu thành từ 1 hoặc nhiều chuỗi Poli pêtit.

Câu 17.Tại sao từ 4 loại Nu nhưng các sinh vật lại có những đặc điểm về kích thức khác nhau?

-  Từ 4 loại Nu, hầu hết các loài sinh vật mã hóa thông tin di truyền thành ở bộ 3, trừ 1 số ít khác. Có 64 bộ ba, trong đó có 61 bộ mã hóa thông tin di truyền, 3 bộ làm nhiệm vụ kết thúc dịch mã.

- Sự khác nhau về kích thước cơ thể là do thông tin di truyền ở các sinh vật quy định khác nhau. Sự khác nhau về thông tin di truyền này là tính đặc trưng của mỗi loài sinh vật. Sự đặc trưng về thông tin di truyền quy định các đặc trưng về hình dạng cơ thể sinh vật mà ở đây xét về kích thước.

- Tính đặc trưng của thông tin di truyền được quy đinh bởi số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp 4 loại Nu/ gen.

Câu 18. Đặc điểm cấu trúc nào của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng?

- Chức năng lưu giữ thông tin di truyền của ADN là do:

+ ADN được xây dựng từ 4 loại Nu, cứ 3 Nu đứng liền kề không gối lên nhau tạo 1 mã di truyền.

- Bảo quản thông tin di truyền:

+ Trên mỗi mạch ADN các Nu liên kết với nhau bằng liên kết bền vững => đảm bảo sự ổn định về cấu trúc ADN bảo quản TTDT.

+ 2 mạch ADN được liên kết với nhau bằng liên kết H, liên kết H là liên kết yếu nhưng với số lượng lớn gúp ADN ổn định về cấu trúc giúp bảo quản TTDT.

- Truyền đạt TTDT:

+ ADN được được xây dựng từ 4 loại Nu, cứ 3 Nu đứng liền kề không gối lên nhau tạo 1 mã di truyền.

+ 2 mạch ADN được liên kết với nhau bằng liên kết H, liên kết H là liên kết yếu. Liên kết này dễ dàng bị phá hủy và hình thành trở lại trong hoạt động truyền đạt TTDT của ADN qua quá trình nhân đối ADN, phiên mã, dịch mã.

 

 -(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bài tập ôn thi HSG Sinh Học Tế Bào môn Sinh Học 10 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF