YOMEDIA

Bài tập chuyên đề xà phòng, chất béo môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Vĩnh Linh

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các em tài liệu Bài tập chuyên đề xà phòng, chất béo môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Vĩnh Linh dưới đây được HỌC247 sưu tầm và biên tập . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và củng cố lại kiến thức chương trình Hóa học lớp 12, chuẩn bị thật tốt cho các kì thi quan trọng sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ XÀ PHÒNG, CHẤT BÉO MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT VĨNH LINH

 

1. CHẤT BÉO

 Nhận biết

Câu 1: Khi xà phòng hoá tristearin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COOH và glixerol.                                   B. C15H31COONa và etanol.

C. C17H35COONa và glixerol.                                   D. C17H35COOH và glixerol.

Câu 2: Khi đun nóng chất béo với dung dịch H2SO4 loãng ta thu được

A. glixerol và muối của axit béo.                              B. glixerol và axit monocacboxylic.

C. ancol và axit béo.                                                 D. glixerol và axit béo.

Câu 3: Khi thuỷ phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol.                                   B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.                                    D. C15H31COONa và etanol.

Câu 4: Khi thủy phân chất nào sau đây sẽ thu được glixerol ?

A. Este đơn chức.               B. Chất béo.                   C. Muối.                         D. Etyl axetat.

Câu 5: Chất béo là trieste của axit béo với

A. phenol.                           B. glixerol.                     C. etanol.                       D. etylen glicol.

Câu 6: Khi xà phòng hoá triolein ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                                     B. C17H33COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.                                   D. C17H33COONa và glixerol.

Câu 7: Dãy các axit béo là:

A. axit axetic, axit acrylic, axit propionic.                B. axit panmitic, axit oleic, axit axetic.

C. axit fomic, axit axetic, axit stearic.                      D. axit panmitic, axit stearic, axit oleic.

Câu 8: Khi xà phòng hoá tripanmitin ta thu được sản phẩm là

A. C15H31COONa và etanol.                                     B. C17H35COONa và glixerol.

C. C17H35COOH và glixerol.                                    D. C15H31COONa và glixerol.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không chính xác ?

A. Khi hiđro hoá chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.

B. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm sẽ thu được glixerol và xà phòng.

C. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được các axit và ancol.

D. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerol và các axit béo.

Câu 10: Dầu mỡ trong tự nhiên có thành phần chính là

A. este của axit panmitic và các đồng đẳng.             B. muối của axit béo.

C. các triglixerit.                                                       D. este của ancol với các axit béo.

Câu 11: Để biến một số dầu thành mỡ rắn hoặc bơ nhân tạo, người ta thực hiện quá trình nào sau đây ?

A. cô cạn ở nhiệt độ cao.                                           B. làm lạnh.

C. xà phòng hoá.                                                       D. hiđro hoá (Ni, t°).

Câu 12: Khi thủy phân bất kỳ chất béo nào cũng thu được

A. glixerol.                          B. axit oleic.                   C. axit panmitic.            D. axit stearic.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là trieste của glixerol và các axit monocacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh có từ 12 đến 24 nguyên tử C.

Câu 14: Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì đây là loại chất béo

A. chứa chủ yếu các gốc axit béo no.

B. chứa hàm lượng khá lớn các gốc axit béo không no.

C. chứa chủ yếu các gốc axit béo thơm.

D. dễ nóng chảy, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

Câu 15: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. glixerol.                          B. este đơn chức.           C. ancol đơn chức.         D. phenol.

Câu 16: Trong cơ thể chất béo bị oxi hoá thành những chất nào sau đây ?

A. NH3 và CO2.                  B. NH3, CO2, H2O.       C. CO2, H2O.                 D. NH3, H2O.

Câu 17: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5

A. tristearin.                        B. stearic.                       C. triolein.                      D. tripanmitin.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?

A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo.

B. Axit béo là các axit monocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh.

C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hoá và là phản ứng thuận nghịch.

D. Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH hoặc KOH.

k Thông hiểu

Câu 1: Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là

A. 6.                                    B. 5.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 2: Trong các chất sau, hợp chất nào thuộc loại chất béo ?

A. (C3H5COO)3C3H5.                                               B. (C6H5COO)3C3H5.

C. (C2H5COO)3C3H5.                                               D. (C15H31COO)3C3H5.

2. XÀ PHÒNG VÀ CHẤT GIẶT RỬA TỔNG HỢP

Nhận biết

Câu 1: Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là:

A. Chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.

B. Có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật.

C. Các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo.

D. Sản phẩm của công nghệ hoá dầu.

Câu 2: Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây ?

A. Tinh bột.                        B. Xenlulozơ.                C. Dầu mỏ.                     D. Chất béo.

Câu 3: Xà phòng được điều chế bằng cách nào sau đây ?

A. Phân hủy mỡ.                                                       B. Đề hiđro hoá mỡ tự nhiên.

C. Thuỷ phân tinh bột hoặc xenlulozơ.                     D. Thủy phân mỡ trong kiềm.

3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HIĐROCACBON VÀ MỘT SỐ DẪN XUẤT

Thông hiểu

Câu 1: Cho sơ đồ phản ứng: C3H6O2 → X → Y → C2H2. Các chất X và Y lần lượt là:

A. CH3COONa, CH4.                                               B. CH4, CH3COOH.

C. HCOONa, CH4.                                                   D. CH3COONa, C2H4.

Câu 2: Cho các chất: ancol etylic (1); axit axetic (2); nước (3); metyl fomat (4). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:

A. (l) > (4) > (3) > (2).                                              B. (2) > (3) > (1) > (4).

C. (1) < (2) < (3) < (4).                                             D. (l) > (2) > (3) > (4).

Câu 3: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 3.                                    B. 5.                               C. 6.                               D. 4.

Câu 4: Chất X có công thức phân tử C2H4O2, cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước. Chất X thuộc loại

A. ancol no đa chức.                                                 B. axit no đơn chức.

C. este no đơn chức.                                                 D. axit không no đơn chức.

Câu 5: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là

A. 5.                                    B. 3.                               C. 4.                               D. 6.

Câu 6: Cho các chất sau: (1) CH3COOH; (2) CH3COOCH3; (3) C2H5OH; (4) C2H5COOH. Chiều tăng dần nhiệt độ sôi (từ trái sang phải) là:

A. 2, 3, 1, 4.                        B. 1, 2, 3, 4.                   C. 4, 3, 2, 1.                   D. 3, 1, 2, 4.

Câu 7: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 5.                                    B. 2.                               C. 3.                               D. 4.

Câu 8: Cho các chất sau: CH3CH2OH (1); CH3COOH (2); HCOOC2H5 (3). Thứ tự nhiệt độ sôi giảm dần là:

A. (2); (3); (1).                    B. (2); (1); (3).               C. (3); (1); (2).               D. (1); (2); (3).

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập chuyên đề xà phòng, chất béo môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Vĩnh Linh. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON