YOMEDIA

42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Các đặc trung cơ bản của quần xã sinh vật Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Một số đặc trung cơ bản của quần xã sinh vật Sinh học 12 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn với các kiến thức liên quan đến quần xã sinh vật. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. 

ATNETWORK
YOMEDIA

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ SINH VẬT

Câu 1. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết

A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.

B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.

C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.

D. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.

Câu 2. Nguyên nhân dẫn tới phân ly ổ sinh thái của các loài trong quần xã là

A. mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.

B. mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.

C. mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khac nhau trong ngày.

D. cạnh tranh khác loài.

Câu 3. Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ:

A. cộng sinh                B. trung tính                         C. Hội sinh           D. ức chế- cảm nhiễm

Câu 4. Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ:

A. cạnh tranh (về nơi đẻ)                                           B. hợp tác (tạm thời trong mùa sinh sản)

C. hội sinh                                                                  D. ức chế – cảm nhiễm.

Câu 5. Trong một hồ tương đối giàu đinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do

A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.

B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.

C. cá khai thác quá mức động vật nổi.

D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.

Câu 6. Hai loài ếch sống trong cùng một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ

A. hội sinh                   B. con mồi – vật dữ             C. ức chế – cảm nhiễm   D. cạnh tranh

Câu 7. Đặc trưng nào sau đây có ở quần xã mà không có ở quần thể?

A. Tỷ lệ nhóm tuổi     B. Tỷ lệ tử vong                   C. Tỷ lệ đực cái               D. Độ đa dạng

Câu 8. Loài nào sau đây có thể cộng sinh với nấm và hình thành địa y?

A. Hải quỳ                   B. Vi khuẩn lam                   C. Rêu                               D. Tôm

Câu 9. Mối quan hệ nào sau đây là biểu hiện của quan hệ cộng sinh?

A. Dây tơ hồng bám trên thân cây lớn.              B. Làm tổ tập đoàn giữa nhạn và cò biển.

C. Sâu bọ sống trong các tổ mối.                        D. Trùng roi sống trong ống tiêu hóa của mối.

Câu 10. Quần thể đặc trưng trong quần xã phải có các đặc điểm như thế nào?

A. Kích thước bé, ngẫu nhiên nhất thời, sức sống mạnh.

B. Kích thước lớn, không ổn định, thường gặp.

C. Kích thước bé, phân bố hẹp, có giá trị đặc biệt.

D. Kích thước lớn, phân bố rộng, thường gặp.

Câu 11. Trong một quần xã có một vài quần thể có số lượng cá thể phát triển mạnh hơn. Các quần thể đó được gọi là

A. Quần thể trung tâm.                                             B. Quần thể chính.

C. Quần thể ưu thế.                                                   D. Quần thể chủ yếu.

Câu 12. Con ve bét đang hút máu con hươu là thể hiện mối quan hệ nào?

A. Ký sinh.                                                                 B. Sự cố bất thường.

C. Thay đổi các nhân tố sinh thái.                          D. tác động con người.

Câu 13. Quần xã là

A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.

B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống.

C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.

D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.

Câu 14. Trong quần xã sinh vật đồng cỏ loài chiếm ưu thế là

A. cỏ bợ.                      B. trâu bò.                        C. sâu ăn cỏ.                    D. bướm.

Câu 15. Các cây tràm ở rừng U minh là loài

A. ưu thế.                     B. đặc trưng.                    C. đặc biệt.                  D. có số lượng nhiều.

Câu 16. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là

A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.

B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã.

C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.

D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài.

Câu 17. Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã

A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau.

B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.

C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.

D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.

Câu 18. Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố

A. diện tích của quần xã.                                         B. thay đổi do hoạt động của con người.

C. thay đổi do các quá trình tự nhiên.                    D. nhu cầu về nguồn sống.

Câu 19. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng

A. cạnh tranh giữa các loài.                                     B. cạnh tranh cùng loài.

C. khống chế sinh học.                                             D. đấu tranh sinh tồn.

Câu 20. Hiện tượng khống chế sinh học đã

A. làm cho một loài bị tiêu diệt.                              B. làm cho quần xã chậm phát triển.

C. đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã.      D. mất cân bằng trong quần xã.

Câu 21. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào

A. cạnh tranh cùng loài                                       B.khống chế sinh học.

C. cân bằng sinh học.                                           D.cân bằng quần thể.

Câu 22. Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể bị kìm hãm ở mức nhất định bởi quan hệ sinh thái trong quần xã gọi là

A.cân bằng sinh học.                                            B.cân bằng quần thể.

C.khống chế sinh học.                                         D.giới hạn sinh thái.

Câu 23. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về

A. giới động vật          B. giới thực vật                C. giới nấm                       D. giới khởi sinh

Câu 24. Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là

A. cá cóc                      B. cây cọ                          C. cây sim                        D. bọ que

Câu 25. Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn như thế nào?

A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ.

B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Trảng cỏ.

C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ.

D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết à Cây bụi và cỏ chiếm ưu thế à Rừng thưa cây gỗ nhỏ à Cây gỗ nhỏ và cây bụi à Trảng cỏ.

Câu 26. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã?

A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.

B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.

C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh.

D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.

Câu 27. Tính đa dạng về loài của quần xã là

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã

Câu 28. Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?

A.Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.      B.Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.

C.Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.            D.Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

Câu 29. Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là

A. phân tầng thẳng đứng.                                     B. phân tầng theo chiều ngang.

C. phân bố ngẫu nhiên.                                         D. phân bố đồng đều.

Câu 30. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ

A.cộng sinh                 B.hội sinh                         C.hợp tác                          D.kí sinh

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 31-42 của tài liệu 42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Một số đặc trung cơ bản của quần xã sinh vật Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 42 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề Một số đặc trung cơ bản của quần xã sinh vật Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON