YOMEDIA

40 câu trắc nghiệm Ôn tập lần 1 chương Dao động và Sóng điện từ môn Vật Lý 12 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố về chương Dao động và Sóng điện từ HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu 40 câu trắc nghiệm Ôn tập lần 1 có đáp án năm học 2020-2021. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

40 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP LẦN 1 CHƯƠNG DAO ĐỘNG

VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1: Chọn phương án Đúng. Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình:

A. biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện.

B. biến đổi theo hàm số mũ của chuyển động.

C. chuyển hoá tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và năng lượng điện trường.

D. bảo toàn hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện.

Câu 2: Một mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm có độ tự cảm L = 640 μH và một tụ điện có điện dung C biến thiên từ 36 pF đến 225 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch có thể biến thiên từ

A. 960ms – 2400 ms

B. 960 μs – 2400 μs

C. 960 ps – 2400 ps

D. 960 ns – 2400 ns

Câu 3: Trong mạch dao động điện từ LC lý tưởng, điện tích biến thiên điều hòa với chu kỳ T thì

A. năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với chu kỳ T

B. năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với chu kỳ 2T

C. tổng năng lượng điện từ trong mạch biến thiên điều hòa với chu kỳ 0,5T

D. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn với chu kỳ 0,5T

Câu 4: Trong mạch dao động điện từ, các đại lượng dao động điều hòa đồng pha với nhau là

A. điện tích của một bản tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện

B. cường độ dòng điện trong mạch và điện tích của bản tụ

C. năng lượng điện trường trong tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch

D. năng lượng từ trường của cuộn cảm và năng lượng điện trường trong tụ điện

Câu 5: Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. Khi điện dung có giá trị C2 = 4C1 thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là

A. f2 = 4f1              B. f2 = f1/2

C. f2 = 2f1              D. f2 = f1/4

Câu 6: Một mạch dao động LC gồm cuộn dây có L = 50 mH và tụ điện có C = 5 μF. Nếu đoạn mạch có điện trở thuần R = 10-2 Ω, thì để duy trì dao động trong mạch luôn có giá trị cực đại của hiệu điện thể giữa hai bản tụ điện là U0 = 12 V, ta phải cung cấp cho mạch một công suất là

A. 72 nW              B. 72 mW

C. 72 μW              D. 7200 W

Câu 7: Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc

\(\begin{array}{l} A.\omega = 2\pi \sqrt {LC} \\ B.\omega = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\\ C.\omega = \sqrt {LC} \\ D.\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \end{array}\)

Câu 8: Chu kỳ dao động điện từ tự do trong mạch dao động L, C được xác định bởi hệ thức nào dưới đây:

\(\begin{array}{l} A.T = 2\pi \sqrt {\frac{L}{C}} \\ B.T = 2\pi \sqrt {\frac{C}{L}} \\ C.T = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\\ D.T = 2\pi \sqrt {LC} \end{array}\)

Câu 9: Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là

A. f = 2,5Hz.                       B. f = 2,5MHz.

C. f = 1Hz.                         D. f = 1MHz.

Câu 10: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi mạch hoạt động, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là U0. Hệ thức đúng là:

\(\begin{array}{l} A.{U_o} = {I_o}\sqrt {\frac{L}{C}} \\ B.{I_o} = {U_o}\sqrt {LC} \\ C.{U_o} = {I_o}\sqrt {\frac{C}{L}} \\ D.{U_o} = {I_o}\sqrt {LC} \end{array}\)

Câu 11: Mạch LC lý tưởng đang có dao động điện từ với chu kỳ 4 μs và điện tích cực đại trên tụ là 2 μC. Lượng điện tích lớn nhất chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong quãng thời gian 1 μs là

A. 3 μC                              B. 2 μC

C. 2 μC                             D. 4 μC

Câu 12: Tích điện tích Q = 2.10-6 C vào một tụ điện của một mạch dao động rồi cho nó phóng điện trong mạch. Do cuộn cảm có điện trở nên dao động điện từ trong mạch tắt dần. Bỏ qua năng lượng do bức xạ sóng điện từ , tính nhiệt lượng tỏa ra trong mạch cho đến khi dao động tắt hẳn biết điện dung của tụ điện là 0,05 μF.

A. 8.10-2 mJ                       B. 4.10-2 mJ

C. 4.10-2 J                          D. 4.10-5 mJ

Câu 13: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 10-8 C và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là

A. 2,5.103 kHz.                   B. 3.103 kHz.

C. 2.103 kHz.                      D. 103 kHz.

Câu 14: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung thay đổi được. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 20 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là 3 μs. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 180 pF thì chu kì dao động riêng của mạch dao động là

A. 9 μs.                              B. 27 μs.

C. 1/9 μs.                           D. 1/27 μs.

Câu 15: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được

A. từ 4π√(LC1) đến 4π√(LC2)

B. từ 2π√(LC1) đến 2π√(LC2)

C. từ 2√(LC1) đến 2√(LC2)

D. từ 4√(LC1) đến 4√(LC2)

...

{-- Nội dung và đáp án từ câu 16-40 và đáp án của tài liệu vui lòng xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 40 câu trắc nghiệm Ôn tập chương Dao động và Sóng điện từ có đáp án năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON