YOMEDIA

40 câu trắc nghiệm ôn tập chương Dòng điện xoay chiều lần 2 có đáp án năm 2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập và củng cố về Dòng điện xoay chiều HOC247 xin giới thiệu nội dung tài liệu 40 câu trắc nghiệm ôn tập chương dòng điện xoay chiều lần 2 có đáp án năm học 2020-2021. Mời các em tham khảo tại đây!

ATNETWORK
YOMEDIA

40 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHƯƠNG

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU LẦN 2 CÓ ĐÁP ÁN

Câu 1. Dòng điện xoay chiều là dòng điện

A. có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

B. có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian.

C. có chiều biến đổi theo thời gian.

D. có chu kỳ thay đổi theo thời gian.

Câu 2. Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A. được xây dựng dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện

B. chỉ được đo bằng ampe kế nhiệt.

C. bằng giá trị trung bình chia cho √2

D. bằng giá trị cực đại chia cho 2.

Câu 3. Cường độ dòng điện trong mạch không phân nhánh có dạng i = 2√2cos(100πt) V. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là

A. I = 4 A.                B. I = 2,83 A.

C. I = 2 A.                D. I = 1,41 A.

Câu 4. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch có dạng u = 141cos(100πt) V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là

A. U = 141 V.           B. U = 50 V.

C. U = 100 V.          D. U = 200 V.

Câu 5. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào có dùng giá trị hiệu dụng?

A. điện áp.               B. chu kỳ.

C. tần số.                D. công suất.

Câu 6. Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

A. Điện áp.                        B. Cường độ dòng điện.

C. Suất điện động.             D. Công suất.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.

B. dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.

C. suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.

D. cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Câu 8. Một dòng điện xoay chiều chạy qua điện trở R = 10 Ω, nhiệt lượng tỏa ra trong 30 phút là 900 kJ. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

A. Io = 0,22 A.          B. Io = 0,32 A.

C. Io = 7,07 A.          D. Io = 10,0 A.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện.

B. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện.

C. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng từ của dòng điện.

D. Khái niệm cường độ dòng điện hiệu dụng được xây dựng dựa vào tác dụng phát quang của dòng điện.

Câu 10. Đối với suất điện động xoay chiều hình sin, đại lượng nào sau đây luôn thay đổi theo thời gian?

A. Giá trị tức thời.              B. Biên độ.

C. Tần số góc.                   D. Pha ban đầu.

Câu 11. Tại thời điểm t = 0,5 (s), cường độ dòng điện xoay chiều qua mạch bằng 4 A, đó là

A. cường độ hiệu dụng.      B. cường độ cực đại.

C. cường độ tức thời.        D. cường độ trung bình.

Câu 12. Cường độ dòng điện trong một đoạn mạch có biểu thức i = √2sin(100πt + π/6) A. Ở thời điểm t = 1/100 (s) cường độ trong mạch có giá trị

A. √2 A          B. -(√2)/2 A              C. bằng 0.               D. (√2)/2 A

Câu 13. Một mạng điện xoay chiều 220 V – 50 Hz, khi chọn pha ban đầu của điện áp bằng không thì biểu thức của điện áp có dạng

A. u = 220cos(50t) V                    B. u = 220cos(50πt) V

C. u = 220√2cos(100t) V              D. u = 220√2cos(100πt) V

Câu 14. Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt) A, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V và sớm pha π/3 so với dòng điện. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A. u = 12cos(100πt) V.

B. u = 12√2sin(100πt) V

C. u = 12√2cos(100πt - π/3) V

D. u = 12√2cos(100πt + π/3) V

Câu 15. Dòng điện chạy qua đoạn mạch xoay chiều có dạng i = 2cos(100πt + π/6) A, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là 12 V, và sớm pha π/6 so với dòng điện. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là

A. u = 12cos(100πt + π/6) V

B. u = 12cos(100πt + π/3) V

C. u = 12√2cos(100πt - π/3) V

D. 12√2cos(100πt + π/3) V

...

{-- Nội dung và đáp án từ câu 16-40 và đáp án của tài liệu vui lòng xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 40 câu trắc nghiệm ôn tập chương Dòng điện xoay chiều lần 2 có đáp án năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON