Mời các bạn cùng tham khảo:
Tài liệu 40 Bài tập trắc nghiệm vận dụng chuyên đề Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất Sinh học 12 năm 2020 – Trường THPT Vĩnh Yên tài liệu này bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất sẽ giúp các em vừa ôn tập đồng thời kiểm tra các kỹ năng làm bài Sinh học 12 đã học. Mời các em tham khảo tại đây!
CHUYÊN ĐỀ: SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT SINH HỌC 12
Câu 541. Đặc điểm nổi bật nhất của Đại Cổ Sinh là:
A. có nhiều sự biến đổi về điều kiện địa chất và khí hậu.
B. có sự chuyển từ đời sống dưới nước lên cạn của sinh vật.
C. cây hạt trần phát triển mạnh
D. dưới biển cá phát triển mạnh.
Câu 542. Sự sống xuất hiện trên Trái Đất khi:
A. có sự hình thành các côaxecva dưới biển.
B. có sự hình thành lớp màng kép lipôprôtêin phía ngoài côaxecva.
C. có sự hình thành hệ enzym trong côaxecva.
D. xuất hiện hệ tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic trong côaxecva.
Câu 543. Bầu khí quyển nguyên thủy của trái đất có hỗn hợp các chất khí sau ngoại trừ:
A. CH4, hơi nước. B. CH4, NH3, hơi nước. C. C2N2. D. Oxi, Nitơ
Câu 544. Điều nào không đúng?
A. Ngày nay chất sống chỉ đựợc tổng hợp bằng con đường sinh vật.
B. Các điều kiện lý, hóa học như thuở ban đầu của trái đất hiện nay không còn nữa.
C. Sự tổng hợp chất sống theo con đường phi sinh vật hiện nay vẫn còn tiếp diễn.
D. Ngày nay nếu chất sống được tổng hợp ngoài cơ thể sinh vật sẽ bị phân hủy ngay bởi các sinh vật dị dưỡng.
Câu 545. Hiện nay, sự sống không còn hình thành từ chất vô cơ được, vì:
A. Chất hữu cơ tổng hợp được ngoài cơ thể sống sẽ bị vi khuẩn phân hủy.
B. Điều kiện lịch sử cần thiết không còn nữa.
C. Chất hữu cơ chỉ được tổng hợp sinh học trong cơ thể sống.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 546. Sự sống có các dấu hiệu đặc trưng:
A. Tự nhân đôi ADN, tích lũy thông tin di truyền.
B. Tự điều chỉnh.
C. Thường xuyên tự đổi mới, trao đổi chất và năng lượng với môi trường.
D. Cả 3 câu A, B và C.
Câu 547. Cây hạt kín xuất hiện và phát triển nhanh trong:
A. Kỉ Tam điệp. B. Kỉ Giura. C. Kỉ Thứ tư. D. Kỉ Phấn trắng.
Câu 548. Hoá thạch là di tích của các sinh vật sống trong các thời đại trước
A. đã được phục chế lại trong các phòng thí nghiệm.
B. được bảo quản ở nhiệt độ -200C.
C. đã để lại trong các lớp đất đá.
D. cả 2 câu B và C.
Câu 549. Trong giai đoạn tiền sinh học, lớp màng hình thành bao lấy coaxecva, cấu tạo bởi các phân tử:
A. Prôtêin. B. Prôtêin và lipit.
C. Prôtêin và axit nuclêic. D. Prôtêin và gluxit.
Câu 550. Đặc điểm quan trọng của sinh vật trong Đại Trung sinh là:
A. sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật.
B. sự phát triển của cây hạt kín, sâu bọ ăn lá…
C. có sự di cư của động vật, thực vật về phương Nam rồi trở về phương Bắc.
D. sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát.
Câu 551. Hợp chất hữu cơ nào sau đây được xem là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống?
A.Gluxit, lipit, prôtêin. B. Axit nuclêic, gluxit.
C. Axit nuclêic, prôtêin. D. Axit nuclêic, lipit.
Câu 552. Sự kiện nào dưới đây không phải là sự kiện nổi bật trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học?
A. Sự xuất hiện các enzim.
B. Hình thành các chất hữu cơ phức tạp prôtêin và axit nuclêic.
C. Sự tạo thành các côaxecva.
D. Sự hình thành màng.
Câu 553. Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục.
B. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ.
C. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu.
D. Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức.
Câu 554. Hệ tương tác nào dưới đây hình thành những cơ thể sống đầu tiên và phát triển cho đến ngày nay?
A. Prôtêin lipit B. Prôtêin saccarit C. Prôtêin prôtêin D. Prôtêin axit nuclêôtit
Câu 555. Ý nghĩa của sự xâm chiếm môi trường cạn của sinh vật trong Đại Cổ Sinh là:
A. giúp cá vây chân chuyển thành lưỡng cư đầu cứng.
B. hình thành lớp ếch nhái từ ếch nhái đầu cứng.
C. hình thành bò sát và cây hạt trần phát triển rất mạnh trong đại Trung sinh.
D. đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tiến hóa.
Câu 556. Hóa thạch Tôm ba lá phần lớn đều có tuổi địa chất tương ứng với:
A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Silua. C. Đại Cổ Sinh. D. Đại Trung Sinh.
Câu 557. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng cho kỉ Đêvôn?
A. Cách đây 370 triệu năm.
B. Nhiều dãy núi lớn xuất hiện, phân hoá thành khí hậu lục địa khô hanh và khí hậu ven biển ẩm ướt.
C. Quyết trần tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế.
D. Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không có hàm và phát triển ưu thế. Xuất hiện cá phổi và cá vây chân.
Câu 558. Sự xuất hiện dương xỉ có hạt ở kỉ Than Đá do:
A. mưa nhiều làm các rừng quyết khổng lồ bị vùi dập.
B. cuối kỉ biển rút, khí hậu khô hơn, tạo điều kiện cho sự phát triển của dương xỉ có hạt.
C. đảm bảo cho thực vật phát tán đến những vùng khô hạn.
D. cung cấp thức ăn dồi dào cho sâu bọ bay phát triển mạnh.
Câu 559. Những bò sát đầu tiên xuất hiện ở:
A. Kỉ Cambri. B. Kỉ Silua. C. Kỉ Than Đá. D. Kỉ Đêvôn.
Câu 560. Đặc điểm nào dưới đây thuộc về kỉ Than đá?
A. Sâu bọ bay lần đầu tiên chiếm lĩnh không trung.
B. Cây hạt trần phát triển mạnh.
C. Lục địa nâng cao, khí hậu khô.
D. Xuất hiện thú có lông rậm.
Câu 561. Bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối ở Đại:
A. Tân Sinh. B. Trung Sinh. C. Cổ Sinh. D. Nguyên Sinh.
Câu 562. Sự phát triển của cây hạt kín ở kỉ thứ ba đã kéo theo sự phát triển của:
A. thú ăn cỏ. B. chim thuỷ tổ. C. thú lông rậm. D. côn trùng.
Câu 563. Các dạng vượn người đã bắt đầu xuất hiện ở:
A. Kỉ Phấn Trắng. B. Kỉ Pecmi. C. Kỉ Thứ Tư. D. Kỉ Thứ Ba.
Câu 564. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về kỉ Thứ Ba?
A. Cây hạt kín phát triển làm tăng nguồn thức ăn cho chim, thú.
B. Từ thú ăn sâu bọ đã tách thành bộ khỉ, tới giữa kỉ thì những dạng vượn người đã phân bố rộng.
C. Có những thời kì băng hà rất lạnh xen kẽ với những thời kì khí hậu ấm áp. Băng hà tràn xuống tận bán cầu Nam.
D. Rừng bị thu hẹp, một số vượn người xuống đất xâm chiếm các vùng đất trống, trở thành tổ tiên của loài người.
Câu 565. Sự di cư của các động vật, thực vật ở cạn vào kỉ Thứ Tư là do:
A. có những thời kì băng hà xen kẽ với những thời kì khí hậu ấm áp.
B. diện tích rừng bị thu hẹp làm xuất hiện các đồng cỏ.
C. xuất hiện các cầu nối giữa các đại lục do mực nước biển rút xuống.
D. sự phát triển của cây hạt kín và thú ăn thịt.
Câu 566. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về đại Tân sinh?
A. Hình thành dạng vượn người từ bộ Khỉ.
C. Băng hà phát triển làm cho biển rút.
B. Chim, thú thay thế bò sát.
D. Chim gần giống chim ngày nay nhưng trong miệng còn có răng.
Câu 567. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là:
A. H, C, N, O, S. B. H, C, N, O.
C. H, C, N, P. D. H, C, N, O, P, S.
Câu 568. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:
A. Prôtêin. B. Cácbonhiđrat. C. Axit nuclêic. D. Prôtêin và axit nuclêic.
Câu 569. Trong cơ thể sống, prôtêin có chức năng:
A. là hợp phần cấu tạo chủ yếu của chất nguyên sinh.
B. là thành phần chức năng trong cấu tạo của các enzim, đóng vai trò xúc tác cho các phản ứng sinh hoá.
C. là thành phần chức năng trong cấu tạo của các hoocmôn, đóng vai trò điều hoà.
D. cả A, B và C.
Câu 570. Trong cơ thể sống, axit nuclêic đóng vai trò quan trọng đối với:
A. sinh sản B. di truyền
C. xúc tác và điều hoà các phản ứng D. cảm ứng
{-- Nội dung đề từ câu 571-580 và đáp án của tài liệu Bài tập trắc nghiệm vận dụng chuyên đề Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất Sinh học 12 vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !