YOMEDIA

35 câu trắc nghiệm Ôn tập Vẽ giản đồ vecto để Giải bài toán mạch RLC nối tiếp môn Vật Lý 12 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu 35 câu trắc nghiệm Ôn tập Vẽ giản đồ vecto để Giải bài toán mạch RLC nối tiếp môn Vật Lý 12 năm 2020 có đáp án được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em củng cố kiến thức về Dòng điện xoay chiều. Mời các em cùng theo dõi.

ATNETWORK
YOMEDIA

35 CÂU TRẮC NGHIỆM VẼ GIẢN ĐỒ VECTO

GIẢI BÀI TOÁN MẠCH RLC

Câu 1: Đặt điện áp u = 220√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB có giá trị hiệu dụng bằng nhau nhưng lệch pha nhau 2π/3. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng

A.220√2V.               B.200√3V.               C.220 V.                 D.110 V.

Câu 2: Đặt điện áp xoay chiều tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R = 100√3Ω mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung C = 0,05πmF. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha nhau π/3. Giá trị L bằng

A.2/πH                    B.1/πH .                  C.√3/πH .                D.3/πH

Câu 3: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn đoạn mạch MB và AM thỏa mãn: UMB = UAM√3, điện áp giữa hai đầu AM lệch pha π/3 so với cường độ dòng điện trong mạch. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu AM so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch trên là

A.0.                         B.π/2                      C.-π/3                     D.2π/3

Câu 4: Đặt điện áp u = U0cosωt (U0 và ω không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB theo thứ tự gồm một tụ điện, một cuộn cảm thuần và một điện trở thuần mắc nối tiếp. Gọi M là điểm nối giữa tụ điện và cuộn cảm. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu AM bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu MB và cường độ dòng điện trong đoạn mạch lệch pha π/12 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Điện áp đoạn mạch MB lệch pha so với dòng điện góc

A.π/12                     B.π/6                      C.π/3                      D.π/4

Câu 5: Đặt điện áp u =150√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R = 60 Ω mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C = 10−4/0,8πF, đoạn MB chỉ có cuộn cảm L. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB vuông pha nhau. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch MB bằng

A.200 V.                  B.35 V.                    C.250 V.                 D.237 V.

Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB (chứa cuộn cảm thuần) như hình vẽ thì thấy điện áp hai đầu đoạn mạch AN và MB lần lượt là uAN= 100cos(100πt) V và uMB = 100√3cos(100πt – π/2) V. Điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đoạn mạch AB là

A.250 V                   B.25√14 V               C.25√7 V                D.50√7 V

Câu 7: Đặt điện áp u = 120√2cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L, đoạn MB chỉ có tụ điện C. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM bằng một nửa điện áp giữa hai đầu đoạn mạch MB và lệch pha nhau . Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM gần với giá trị nào sau đây nhất ?

A.34,34 V.               B.65,28 V.               C.127,02 V.           D.112,37 V.

Câu 8: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB như hình vẽ thì thấy điện áp hai đầu đoạn mạch MB là uMB = 80sin(100πt – π/3) V. Biết R = 40 Ω, C = 10−4/πF, cuộn cảm thuần L = 35/πH. Biểu thức điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch AB là

A.u = 160cos(100πt – π/3) V

B.u =160√2cos(100πt - 11π/12)V

C.u = 80√2cos(100πt - 7π/12)V

D.u =80cos(100πt - 3π/4)V

Câu 9: Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch AB (chứa cuộn cảm thuần) như hình vẽ thì thấy điện áp hai đầu đoạn mạch AN và MB lần lượt là uAN = 200cos(100πt – π/6) V và uMB = 200cos(100πt + π/3) V. Biểu thức điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch AB là

A.u = 40√2cos(100πt + π/12) V

B.u = 40√5cos(100πt)V

C.u = 100√2cos(100πt – π/6)V

D.u = 100√2cos(100πt + π/12)V

Câu 10: Đặt điện áp xoay chiều u = 200√2cos(100πt + π/6) V vào hai đầu đoạn mạch AB (chứa cuộn cảm thuần) như hình vẽ thì thấy cường độ dòng điện i trong mạch chậm pha hơn so với u góc π/3, nhanh pha hơn uAM góc π/3 và có giá trị hiệu dụng là 1 A. Giá trị L và C là?

A.L = 1,103 H và C = 18,378 μF.

B.L = 0,637 H và C = 31,8 μF.

C.L = 0,882 H và C = 22,919 μF.

D.L = 0,318 H và C = 63,6 μF.

Câu 11: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch nhỏ AM và MB mắc nối tiếp với nhau. Đoạn mạch AM gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với cuộn thuần cảm có độ tự cảm L. Đoạn mạch MB gồm điện trở R2 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C. Khi đặt vào hai đầu AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt là U1 và U2. Biết U2 = U12+U22. Hệ thức liên nào sau đây là đúng?

A.L = CR1R2.

B.C = LR1R2.

C.LC = R1R2

D.LR1 = CR2

Câu 12: Đoạn mạch AB gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Gọi M là điểm nối giữa cuộn cảm thuần và tụ điện. Vôn kế có điện trở vô cùng lớn mắc giữa A và M. Điện áp ở hai đầu mạch AB là u =100√2cosωt(V). Biết 2LCω2 = 1. Số chỉ của vôn kế bằng

A.80 V.                    B.200 V.                  C.100 V.                 D.120 V.

Câu 13: Đặt vào hai đầu mạch AB điện áp xoay chiều như hình vẽ thì thấy rằng:

uAN =150cos(100πt + π/3) (V); uMB = 50√6cos(100πt – π/12)(V). Biết R = 25 Ω. Cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch là

A.√2 A                     B.3,3 A                    C.3 A                      D.6 A

Câu 14: Đoạn mạch AM gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp với một điện trở R0 = 60Ω; đoạn mạch MB gồm một điện trở thuần có giá trị R mắc nối tiếp một hộp kín chứa một trong hai phần tử : cuộn dây thuần cảm hoặc tụ điện . Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM và MB lần lượt là 80V và 120V. Giá trị của R và phần tử trong hộp kín là:

A.R = 90 Ω; tụ điện.

B.R = 60 Ω; cuộn cảm

C.R = 90 Ω; cuộn cảm.

D.R = 60 Ω; tụ điện.

Câu 15: Đoạn mạch AB gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1,2/πH, một tụ điện có điện dung C = 10−4/πF và một điện trở thuần R = 50 Ω mắc như hình vẽ. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB có tần số 50 Hz. Độ lệch pha của điện áp giữa hai điểm A, N đối với điện áp giữa hai điểm M, B là

A.1310.                   B.910.                     C.40.                      D.780.

...

---- Nội dung từ câu 16 -35 và đáp án của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy -----

Trên đây là một phần trích nội dung tài liệu 35 câu trắc nghiệm Ôn tập Vẽ giản đồ vecto để Giải bài toán mạch RLC nối tiếp môn Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON