Bài soạn Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học tóm tắt dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 12 biết cách viết một bài văn nghị luận văn học hay và sáng tạo nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
1. Bố cục bài học
Các bước tiến hành viết bài văn nghị luận văn học như sau:
- Tìm hiểu đề
- Lập dàn ý:
+ Mở bài
+ Thân bài
+ Kết bài
- Tiến hành viết bài
- Kiểm tra và chỉnh sửa (nếu có)
2. Hướng dẫn soạn văn bài Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học
Đề 1: Trong một bức thư bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết “Văn chương… có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Hãy phát biểu ý kiến về quan niệm trên.
GỢI Ý LÀM BÀI
a. Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Nguyễn Văn Siêu.
b. Thân bài:
* Giải thích:
+ “Văn chương chuyên chú ở văn chương”: văn chương theo đuổi hình thức nghệ thuật thuần túy hoặc chạy theo nội dung dễ dãi, xa rời cuộc sống → “Không đáng thờ”: không đáng coi trọng vì ít hoặc không có giá trị.
+ “Văn chương chuyên chú ở con người”: văn chương gắn bó và phục vụ cho cuộc sống con người → “Đáng thờ”: đáng trân trọng, yêu mến vì có ý nghĩa lớn lao.
→ Ý kiến trên bàn đến tiêu chí phân loại văn chương là tính mục đích của nó.
* Phân tích, chứng minh, bàn luận, đánh giá:
+ Tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn chương trước hết ở mục đích của người viết: viết để nâng cao khả năng và tác dụng giáo dục của văn chương, đem lại những rung động thẩm mỹ chứ không vì thú vui trau chuốt câu chữ (Lấy dẫn chứng).
+ Tuy nhiên, đề cao mục đích “chuyên chú ở con người” của văn chương không có nghĩa là coi nhẹ sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn vì nghệ thuật tác phẩm càng cao thì hiệu quả nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ càng lớn (Lấy dẫn chứng).
c. Kết bài: Ý kiến của Nguyễn Văn Siêu tiêu biểu cho quan niệm truyền thống “văn dĩ tải đạo” của cha ông và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Đề 2: Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào?
GỢI Ý LÀM BÀI
a. Mở bài: Giới thiệu ý kiến của Buy-phông.
b. Thân bài
- Giải thích khái niệm “phong cách”.
+ Phong cách là khái niệm dùng để chỉ những lối, những cung cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, xử sự, tạo nên cái riêng của một người hay một loại người nào đó.
+ Trong văn học, phong cách là những nét độc đáo riêng của mỗi nhà văn thể hiện trong văn học.
- Phong cách được thể hiện trên hai phương diện: nội dung và hình thức.
+ Về nội dung: bao gồm những quan niệm về cuộc sống con người, việc lựa chọn đề tài, xây dựng chủ đề, cách lí giải về cuộc sống con người,…
+ Về nghệ thuật: phương thức biểu hiện, lựa chọn thủ pháp nghệ thuật, tổ chức kết cấu, tổ chức ngôn ngữ,…
- Điều thú vị khi đọc những tác phẩm văn học là phát hiện ra những nét độc đáo về phong cách của các tác giả.
- Những nhà văn, nhà thơ có tài năng thực sự mới có thể định hình phong cách riêng của mình.
- Giữa phong cách của mỗi tác giả có mối quan hệ chặt chẽ giữa bản thân cá tính mỗi tác giả.
- Bài học rút ra:
+ Nhà văn trong sáng tác cần biết tạo cho mình một phong cách riêng nổi bật.
+ Người đọc tiếp nhận cần có sự tìm tòi, suy nghĩ phát hiện nét phong cách riêng của mỗi nhà văn.
c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, mở rộng vấn đề.
Đề 3: Anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một một nghệ sĩ viết ra”.
GỢI Ý LÀM BÀI
a. Mở bài: Giới thiệu ý kiến của La Bơ-ruy-e.
b. Thân bài:
- Giải thích ý kiến của La Bơ – ruy – e: đưa ra quan niệm về tiêu chí đánh giá một tác phẩm văn học, đó là dựa vào giá trị giáo dục của tác phẩm đó.
- Giá trị giáo dục của tác phẩm văn học: “nâng cao tinh thần”, gợi những tình cảm cao quý và can đảm” ⇒ hướng con người đến chân – thiện – mĩ.
- Khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của tác giả, lấy dẫn chứng trong những tác phẩm đã học
+ Văn học dân gian (những bài ca dao).
+ Văn học trung đại.
+ Văn học hiện đại.
c. Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của ý kiến trên.
Trên đây là bài Soạn văn 12 Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm