YOMEDIA

Phân tích Xuân về - Nguyễn Bính

Tải về
 
NONE

Học 247 giới thiệu đến các em tài liệu văn mẫu Phân tích Xuân về - Nguyễn Bính. Bên cạnh bài giảng Xuân về - Nguyễn Bính, Học 247 còn hệ thống những kiến thức trọng tâm về bức tranh xuân với hình ảnh thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc cũng như gợi ý cho các em dàn bài chi tiết để các em dựa trên sự hiểu biết, kiến thức đã học có thể tự mình hoàn thành bài viết theo cách nhìn nhận của riêng mỗi cá nhân. Chúc các em có thêm một tài liệu bổ ích.

ATNETWORK

PHÂN TÍCH XUÂN VỀ - NGUYỄN BÍNH

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn ý chi tiết

  1. Mở bài
  • Giới thiệu tác phẩm “Xuân về” và tác giả Nguyễn Bính.
  • Nêu nhận xét khái quát về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
  1. Thân bài
  • Vẻ đẹp khi gió xuân về:
  • Gió xuân mang hơi ấm và khí xuân làm hồng lên đôi má “gái chưa chồng”.
  • Cô láng giềng, cô hàng xóm của nhà thơ bâng khuâng nhìn trời với “đôi mắt trong”.

=> Bức tranh xuân trẻ trung, tình tứ được chấm phá qua hai hình ảnh "màu má gái chưa chồng""đôi mắt trong" của cô hàng xóm đang "ngước mắt" nhìn trời xuân.

  • Vẻ đẹp khi nắng xuân về:
  • Gió xuân thổi về từng trận rồi "gió bay đi", gợi lên sự phơi phới.
  • Mưa xuân, mưa bụi trắng trời, nay mưa đã tạnh, bầu trời rất đẹp, một không gian ấm áp: "giời quang, nắng mới hoe".
  • "Lá nõn" là những mầm lá, những lá non màu xanh mượt, "nhành non" là những cành tơ mới nẩy lộc có nhiều lá nõn màu xanh như ngọc.

=> Lá xuân mỡ màng, non tơ sáng ngời lên lấp lánh. Các chữ: "nõn", "non", 'bạc?", đã gợi lên sắc xuân và sức xuân kì diệu.

  • Cảnh xuân càng trở nên rộn ràng, vui tươi và hồn nhiên khi xuất hiện "Từng đàn con trẻ chạy xum xoe".

=> Cảnh xuân càng trở nên ý vị đậm đà.

  • Vẻ đẹp đồng quê xuân về:
  • Giêng hai là thời gian nông nhàn, bà con dân cày "nghỉ việc đồng", ai nấy đều tíu tít trong lễ hội mùa xuân.
  • Cánh đồng làng bát ngát "lúa con gái mượt như nhung".
  • Vườn tược, xóm thôn nở trắng màu hoa cam, hoa bưởi "ngào ngạt hương bay".
  • Mùi thơm nồng nàn, quấn quít "bướm vẽ vòng".
  • Chữ "đầy", chữ "ngào ngạt" là hai nét vẽ gợi lên cái thần, cái hồn của vườn xuân chốn quê.

=> Cảnh bướm, hoa trong vườn xuân thật trữ tình nên thơ. Nguyễn Bính đã đem cái tình yêu mùa xuân, yêu làng mạc đồng quê để viết nên những câu thơ tuyệt bút về hương hoa, về bướm hoa trong mùa xuân

  • Cảnh đi trẩy hội mùa xuân:
  • "Một đôi cô" duyên dáng, tươi xinh trong bộ đồ dân tộc: "yếm đỏ khăn thâm" đi trẩy hội chùa.
  • Các cụ già, bà già "tóc bạc" lưng còng, tay chống gậy trúc, vừa đi vừa lần tràng hạt, miệng lầm rầm tụng nam mô.

=> Cảnh trẩy hội xuân vừa tưng bừng náo nhiệt, vừa dân dã hồn hậu đáng yêu.

  • Tổng kết:
  • Về nội dung:
  • Bài thơ là bức tranh xuân với hình ảnh thiếu nữ má hồng, mắt trong, duyên dáng đi hội chùa làng. Cảnh xuân, tình xuân được nhà thơ nói đến rất bình dị, mộc mạc, rất thân thuộc.
  • Về nghệ thuật:
  • Từ ngữ gợi tả gợi cảm
  • Hình ảnh thơ chân thực, gần gũi
  1. Kết bài
  • Khẳng định lại giá trị chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Phân tích Xuân về - Nguyễn Bính

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1

Không giống như những phương thức giải trí khác, nghệ thuật không chỉ mang những nét thú vị của cuộc sống vào trong mình mà còn toát lên được nhiều điều ý nghĩa hơn thế. Những con người cần mẫn với nghệ thuật là những nhà văn, nhà thơ hoá thân thành con ong chăm chỉ nhặt từng chút đời rồi chắp nên vô vàn trang viết giá trị. Mỗi một bài thơ là một công trình sáng tạo đầy tâm huyết, nhà thơ phải dụng công, quan sát thế giới quan bằng con mắt tinh đời và cảm nhận nó bằng tâm hồn nhạy cảm nhất, để từ đó chiết xuất ra những giọt tinh dầu tinh khiết nhất xây dựng đời sống tâm hồn con người trở nên phong phú và đa dạng. Để làm ra một tác phẩm nghệ thuật như thế phải yêu cầu trong đó có cá tính sáng tạo, nét riêng biệt để thể hiện cái tôi cá nhân đầy độc đáo của mỗi một người cầm bút. Có một thời kì mà các nhà thơ của chúng ta tự do thể hiện cái tôi riêng của mình như một phương tiện để truyền tải trong các sáng tác, đó là một giai đoạn bùng nổ của thơ mới. Mỗi một nhà thơ đi ra từ phong trào thơ mới đều tạo được cho mình những nét riêng trong lòng độc giả, mang lại những hương vị mới mẻ và trong ngần, rũ bỏ đi những tàn dư của thế hệ thơ trước đây. Nếu như ở giai đoạn trước chỉ xoay quanh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình thì ở phong trào thơ mới nhà thơ tự do bộc lộ được cá tính của mình một cách tự do, phóng túng, tự nhiên, không gò bó, mỗi một nhà thơ đều xây dựng được hình tượng riêng, làm phong phú thêm cho nền nghệ thuật. Như một con chim thoát ra khỏi sự nuôi nhốt, họ hoá thân theo bản năng tự do thể hiện, viết, cảm những gì mình thích nhưng luôn phù hợp với nhu cầu thị hiếu thẩm mĩ của con người. Nguyễn Bính là một nhà thơ đi ra từ phong trào thơ mới, những sáng tác của ông dù theo khuynh hướng của phong trào này nhưng vẫn có những nét riêng, cụ thể là nét chân quê mộc mạc. Một thi phẩm như Xuân về là một trong những bài thơ thể hiện rõ nét cá tính của ông.

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người”

Có những bài thơ nghe thân thuộc đến thế, trong những bài học ngày đầu tiên đến trường, chắc có lẽ ít ai biết được nó là một trong những bài thơ của thi sĩ Nguyễn Bính. Ông đã không còn gì xa lạ với độc giả bởi nét chân chất và mộc mạc trong những tác phẩm mà ông viết. Nguyễn Bính tên đầy đủ là Nguyễn Trọng Bính, sinh ra tại mảnh đất Nam Định, những nét văn hoá ở vùng này ảnh hưởng ít nhiều đến các tác phẩm của ông. Cũng là một nhà thơ tình lãng mạn, nhưng những nhà thơ có cùng chí hướng như ông lại theo phong cách du nhập của thơ phương Tây, còn ông lại theo sự mộc mạc bình dị của truyền thống, đến nỗi Hoài Thanh đã từng nhận xét về con người này là : “So với các nhà thơ lãng mạn trước đây, Nguyễn Bính đứng nguyên một mình một cõi”. Đọc thơ của Nguyễn Bính ta như lạc vào một miền quê yên bình với những rặng tre đầu làng, mùi hương lúa mới ngọt dịu, gió thổi đìu iu yên ả đến lạ. Hoài Thanh đã từng bình luận thế này trong Một thời đại trong thi ca : “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”, điểm danh những gương mặt nổi bật trong thời đại thơ mới, những sao ta không thấy nhắc tới Nguyễn Bính. Đơn giản chỉ vì ông đi theo một con đường riêng, cũng thơ tình đấy, đắm say và da diết đấy nhưng ông trở về với cái dân dã thôn quê chứ không đi theo những kiểu cải cách phương Tây, đó là một trong những điểm sáng giúp thơ Nguyễn Bính sống mãi. Bài thơ Xuân về là một bài thơ thấm đẫm tìn cảm của ông đối với quê hương, miêu tả chi tiết những cảnh vật đổi thay, con người ở miền quê Nam Định khi mùa xuân trở về.

---(Để xem tiếp nội dung của Bài văn mẫu số 1 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Cái cảnh trẩy hội chùa là một nét phong tục đặc trưng của người Việt, chính vì vậy Nguyễn Bính sau khi miêu tả thiên nhiên thì đã đưa nó vào thi phẩm của mình. Những cô em gái, bà cụ mặc những bộ đồ tươm tất, khoác yếm đỏ, nối đuôi nhau đi đến chùa trẩy hội đầu xuân. Cái không khí vui tươi hoà nhã ấy là sự quen thuộc của người việt, đọc đến những dòng thơ này ai mà không cảm được cái vui tươi ấy, trang thơ của Nguyễn Bính có sức mạnh lớn lao lay động lòng người và khơi gợi về những kỉ niệm.

Nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ Nguyễn Bính vô cùng đặc sắc và có sức mạnh gợi tả vô cùng to lớn. Miêu tả sự vật, cây cối, con người, con ong con bướm, tất cả là những hình ảnh thân thuộc đối với vùng quê, khi đi qua thơ Nguyễn Bính như được hoá hồn, trở nên thực và đi vào trong tâm trí người đọc. Cái tình mà Nguyễn Bính gửi vào đó đậm đà sự dân dã, ông viết nên những dòng thơ ấy bằng chính trái tim yêu quê hương đất nước, trong sáng và đáng yêu. Những dòng thơ trong sáng, dung dị vang lên một cách thuần khiết nhất, thấm đẫm trong từng câu chữ, đó là cái tài hoa của một người nghệ sĩ chân chính. Hoài Thanh đã bình luận về giọng thơ ấy thế này : “Nhà thơ đã gọi dậy cái hồn buồn của Ðông Á,…đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”, gói gọn trong hai từ “chân quê”, hay nói cách khác giọng thơ ấy “dường như nói bằng hàng nghìn giọng, mê đắm và thuyết phục, nó nâng cái mô tả từ chỗ ngắn ngủi một lần và tạm thời lên chỗ tồn tại muôn đời”. Xuân về là một thi phẩm xuất sắc trong chùm thơ Nguyễn Bính, không chỉ bộc lộ rõ cái tài trong phong cách làm thơ của ông mà con biểu thị con người ấy theo những nét riêng trong suốt cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật.

Vừa rồi, Học247 đã giới thiệu đến các em sơ đồ tư duy, dàn ý và bài văn mẫu Phân tích Xuân về - Nguyễn Bính. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ nắm được những nội dung chính của tác phẩm, ôn tập và củng cố, mở rộng những kiến thức đã học. Chúc các em có thêm tài liệu hay để tham khảo.

Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm Bài giảng Xuân về - Nguyễn Bính và hướng dẫn Soạn bài Xuân về - Nguyễn Bính để nắm vững hơn kiến thức về loại thể văn học. Hơn nữa, với tài liệu trên, Học247 mong rằng các em sẽ có thêm một tài liệu hay hỗ trợ tốt các em trong quá trình học tập và mở rộng kiến thức. 

--MOD Ngữ văn HOC247 (tổng hợp và biên soạn)

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON