YOMEDIA

Hướng dẫn giải một số bài tập toán lớp 5 về hình thang, diện tích hình thang

Tải về
 
NONE

Với mong muốn cung cấp cho các em học sinh có nhiều tài liệu tham khảo và ôn luyện thật tốt, HOC247 đã sưu tầm và tổng hợp Hướng dẫn giải một số bài tập toán lớp 5 về hình thang, diện tích hình thang. Hi vọng sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong học tập.

ADSENSE

Bài tập Toán lớp 5: Hình thang. Diện tích hình thang

1. Hình thang

a) Cấu trúc

Hình thang ABCD có:

- Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC.

- Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.

Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.

Chú ý: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang vuông.

b) Đường cao của hình thang

2. Diện tích hình thang

Quy tắc: Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

Ví dụ 1: Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là 18cm và 14cm; chiều cao là 9cm.

Phương pháp giải: Độ dài hai đáy và chiều cao đã có cùng đơn vị đo nên để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

Cách giải:

Diện tích hình thang đó là:

\(\frac{{(18 + 14) \times 9}}{2} = 144(c{m^2})\)

Đáp số: 144 cm2

Ví dụ 2: Tính diện tích hình thang biết độ dài hai đáy lần lượt là 4m và 25dm; chiều cao là 32dm.

Phương pháp giải: Độ dài hai đáy và chiều cao chưa cùng đơn vị đo nên ta đổi về cùng đơn vị đó, 4m = 40dm, sau đó để tính diện tích ta lấy tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao rồi chia cho 2.

Cách giải:

Đổi 4m = 40dm

Diện tích hình thang đó là:

\(\frac{{(40 + 25) \times 32}}{2} = 1040(d{m^2})\) 

Đáp số: 1040 dm2

3. Bài tập áp dụng

Câu 1:

Đánh dấu (x ) vào ô tròn đặt dưới hình thang trong mỗi hình sau:

Câu 2:

Viết tên các hình thang vuông có trong hình chữ nhật ABCD.

Câu 3:

Tính diện tích hình thang biết:

a) Độ dài hai đáy là 15 cm và 11 cm, chiều cao là 9 cm.

b) Độ dài hai đáy là 20,5 m và 15,2 m, chiều cao là 7,8 m.

Câu 4:

Viết vào ô trống (theo mẫu):

Câu 5:

Tính diện tích hình thang AMCD. Biết hình chữ nhật ABCD có

AB = 27 cm; BC = 14 cm; AM = 2/3 AB

Câu 6:

Tính diện tích hình thang AMCD. Biết hình chữ nhật ABCD có

AB = 42 cm; AD = 30 cm; AM = 1/4 AB; AN = NB.

Hướng dẫn giải

Câu 1:

Câu 2:

Các hình thang vuông:

AMND; MBCN; ABKI; KCD.

Câu 3:

Đs:

a) 117 cm2

b) 139,23 m2

Câu 4:

Câu 5:

Tính độ dài đáy bé AM:

27 x 2/3 = 18 (cm )

Tính diện tích hình thang AMCD:

(18 + 27) x 14 : 2 = 315 (cm2).

Câu 6:

Tính độ dài đáy bé MN:

Ta có:

AN = NB = 42 : 2 = 21 (cm);

AM = 42 : 4 = 10,5 (cm).

MN = AN – AM

= 21 – 10,5 = 10,5 (cm)

Tính diện tích hình thang MNCD:

(42 + 10,5) x 30 : 2 = 787,5 (cm2).

Trên đây là nội dung tài liệu Bộ 5 đề ôn tập hè Hướng dẫn giải một số bài tập toán lớp 5 về hình thang, diện tích hình thang​. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF