Đề thi thử Tốt nghiệp THPT môn Vật lí năm 2023-2024 của Trường THPT Nguyễn Tri Phương có đáp án, do HOC247 biên soạn và tổng hợp, là nguồn tài liệu chất lượng gửi đến học sinh lớp 12. Bao gồm đầy đủ đề thi và đáp án, tài liệu này được thiết kế để giúp học sinh ôn tập một cách hiệu quả, đồng thời chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc Gia. Hy vọng rằng nó sẽ là công cụ hữu ích, mang đến cho học sinh sự tự tin và đạt được kết quả xuất sắc trong hành trình học tập của mình.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRI PHƯƠNG |
KÌ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
1. Đề thi
Câu 1: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa tụ điện có điện dung C một điện áp có biểu thức u = U0cos(ωt + φ). Tại thời điểm cường độ dòng điện chạy qua mạch có giá trị i = U0ωC thì điện áp tức thời giữa hai bản tụ bằng
A. \(\frac{{{U_0}}}{{\omega C}}\)
B. -U0
C. 0
D. U0
Câu 2: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm: biến trở R, tụ điện có điện dung C = 10-4/π F và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,5/π H. Điện áp đặt vào hai đầu mạch luôn không đổi và có biểu thức u = 220cos(100πt) V . Điều chỉnh biến trở R để công suất tiêu thụ trên mạch lớn nhất. Giá trị lớn nhất đó là
A. 484 W.
B. 968 W.
C. 242 W.
D. 121 W.
Câu 3: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng với 5 nút sóng (kể cả hai đầu dây). Khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng
A. 0,25 m.
B. 1,5 m.
C. 0,5 m.
D. 1 m.
Câu 4: Khi một đoạn mạch điện xoay chiều RLC đang có cộng hưởng điện, nếu chỉ điện trở R giảm thì
A. hệ số công suất của mạch giảm.
B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở giảm.
C. công suất tiêu thụ của mạch giảm.
D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở không đổi.
Câu 5: Đặt điện áp xoay chiều có tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch điện có R, L, C mắc nối tiếp. Biết dung kháng của tụ điện nhỏ hơn cảm kháng của cuộn cảm thuần. So với cường độ dòng điện trong đoạn mạch thì điện áp hai đầu đoạn mạch
A. Ngược pha.
B. sớm pha.
C. cùng pha.
D. trễ pha.
Câu 6: Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm, khi qua vị trí cân bằng có tốc độ 37,68 cm/s. Tần số dao động của vật là
A. 6,28 Hz.
B. 1 Hz.
C. 3,14 Hz.
D. 2 Hz.
Câu 7: Một con lắc đơn dạo động điều hòa với tần số góc 5 rad/s tại một nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chiều dài dây treo của con lắc bằng
A. 40 cm.
B. 1,0 m.
C. 1,6 m.
D. 80 cm.
Câu 8: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ A và có các pha ban đầu là -π/6 và -π/2 . Biên độ của dao động tổng hợp của hai dao động trên bằng
A. \(A\sqrt 2 \)
B. A
C. \(A\sqrt 3 \)
D. 2A
Câu 9: Âm la do dây đàn ghita và do dây đàn viôlon phát không thể có cùng
A. tần số .
B. độ cao.
C. âm sắc.
D. độ to.
Câu 10: Khi tăng tần số dòng điện xoay chiều lên 3 lần thì dung kháng của tụ điện
A. giảm \(\sqrt{3}.\) lần
B. tăng \(\sqrt{3}.\) lần
C. giảm 3 lần.
D. tăng 3 lần.
Câu 11: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt + φ) vào hai đầu đoạn mạch gồm: điện trở R = \(6\sqrt{5}\) Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,6/π H và tụ điện có điện dung C = 10-3/2π F mắc nối tiếp. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu mạch so với cường độ dòng điện chạy trong mạch là
A. π/3.
B. π/6.
C. -π/3.
D. π/2.
Câu 12: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm tụ điện và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Gọi u, i lần lượt là điện áp tức thời giữa hai đầu mạch và cường độ dòng điện tức thời chạy qua mạch. U0, U là điện áp cực đại và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mạch. I0, I là giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện chạy qua mạch. Biểu thức liên hệ nào dưới đây không đúng?
A. \({\left( {\frac{i}{I}} \right)^2} + {\left( {\frac{u}{U}} \right)^2} = 2\)
B. \({\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} - {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} = 0\)
C. \({\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1\)
D. \({\left( {\frac{I}{{{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} = 1\)
Câu 13: Lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn
A. đổi chiều tác dụng khi vật đến vị trí biên.
B. không đổi về cả hướng và độ lớn.
C. hướng theo chiều chuyển động của vật.
D. hướng về vị trí cân bằng.
Câu 14: Khi đặt điện áp có biểu thức u = U0.cos(ωt - π/3) V vào hai đầu một đoạn mạch thì cường độ dòng điện chạy trong mạch đó có biểu thức i = I0cos(ωt - π/6) A. Hệ số công suất của mạch là
A. \(0,5\sqrt 3 \)
B. 0,5
C. \(0,5\sqrt 2 \)
D. 0,75
Câu 15: Trong sóng dừng, những điểm nằm giữa hai nút liền kề sẽ
A. luôn đứng yên.
B. ao động cùng pha.
C. dao động cùng tốc độ cực đại.
D. dao động cùng biên độ.
Câu 16: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C thì điện áp cực đại giữa hai đầu mỗi phần tử bằng nhau và bằng 40 V. Khi tụ bị nối tắt thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng
A. \(20\sqrt 2 \)V.
B. 10 V.
C. 20 V.
D. 40 V.
Câu 17: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng tại nơi có gia tốc trọng trường g, gọi ∆l0 là độ dãn của lò xo khi vật nặng cân bằng. Tần số của con lắc được xác định bởi công thức
A. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{g}{{\Delta {l_0}}}} \)
B. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{{\Delta {l_0}}}} \)
C. \(f = 2\pi \sqrt {\frac{{\Delta {l_0}}}{g}} \)
D. \(f = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{{\Delta {l_0}}}{g}} \)
Câu 18: Tại một nơi trên mặt đất, nếu chỉ tăng chiều dài dây treo của con lắc đơn lên 2 lần thì tần số dao động nhỏ của con lắc nơi đó sẽ
A. giảm \(\sqrt{2}\) lần.
B. tăng \(\sqrt{2}\) lần.
C. tăng 2 lần.
D. không đổi.
Câu 19: Bước sóng là
A. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
B. khoảng cách giữa hai phần tử sóng trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
C. khoảng cách gần nhất giữa hai phần tử của sóng dao động cùng pha.
D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 giây.
Câu 20: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L một điện áp có biểu thức u = U0cos(ωt + φ) . Cường độ dòng điện hiệu dụng chạy trong mạch là
A. \(\frac{{{U_0}}}{{\omega L}}\)
B. \(\frac{{{U_0}\omega L}}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(\frac{{{U_0}}}{{\omega L\sqrt 2 }}\)
D. \(\frac{{{U_0}\sqrt 2 }}{{\omega L}}\)
Câu 21: Một sợi dây đàn hồi căng ngang vào hai điểm cố định, tốc độ truyền sóng trên dây không đổi là 2 m/s. Khi kích thích để trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng thì bước sóng trên dây là 50 cm. Kích thích để trên dây có sóng dừng với tần số nhỏ nhất fmin. Giá trị của fmin là
A. 4 Hz .
B. 24 Hz.
C. 0,8 Hz.
D. 16 Hz.
Câu 22: Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài có phương trình u = 6cos(4πt + 0,02πx). Trong đó u và x được tính bằng centimet (cm) và t tính bằng giây (s). Quãng đường sóng truyền đi được trong thời gian 7,15 s là
A. 14,3 m.
B. 15,2 m.
C. 20 m.
D. 16,5 m.
Câu 23: Trong mạch điện xoay chiều gồm RLC mắc nối tiếp có dòng điện xoay chiều với tần số góc ω. Điện áp giữa hai bản tụ trễ pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu mạch khi
A. \(\frac{{{\omega ^2}}}{{LC}} = \frac{1}{2}\)
B. \(\omega LC = 1\)
C. \(\frac{{{\omega ^2}}}{{LC}} = 1\)
D. \({\omega ^2}LC = \frac{1}{2}\)
Câu 24: Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức \(i=\frac{\lambda D}{a}\to \lambda =\frac{ai}{D}=\frac{1,{{2.10}^{-3}}.0,{{45.10}^{-3}}}{0,9}={{6.10}^{-7}}\) V, (ω luôn không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Khi đó, điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây và giữa hai bản tụ lần lượt là \(\varepsilon =\frac{hc}{\lambda }=\frac{6,{{625.10}^{-34}}{{.3.10}^{8}}}{0,{{6625.10}^{-6}}}={{3.10}^{-19}}\) V và 200 V. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu cuộn dây so với điện áp giữa hai bản tụ là
A. \(\frac{\pi }{3}\)
B. \(\frac{{5\pi }}{6}\)
C. \(\frac{\pi }{6}\)
D. \(\frac{{2\pi }}{3}\)
Câu 25: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào đại lượng nào dưới đây?
A. Pha ban đầu của ngoại lực .
B. Tần số ngoại lực.
C. Ma sát của môi trường.
D. Biên độ của ngoại lực .
---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---
2. Đáp án
1-C |
2-C |
3-A |
4-D |
5-B |
6-B |
7-A |
8-C |
9-C |
10-C |
11-B |
12-B |
13-D |
14-A |
15-B |
16-C |
17-B |
18-A |
19-A |
20-C |
21-C |
22-A |
23-B |
24-B |
25-A |
26-C |
27-A |
28-C |
29-D |
30-D |
31-A |
32- |
33-D |
34- |
35-A |
36-D |
37-D |
38-B |
39-B |
40-D |
Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2023-2024 môn Vật lí Trường THPT Nguyễn Tri Phương có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2023-2024 môn Vật lí Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án
- Đề thi thử Tốt nghiệp THPT năm 2023-2024 môn Vật lí Trường THPT Lý Thường Kiệt có đáp án
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.