Việc thực hành luyện giải đề thi các năm với cấu trúc câu hỏi và thời gian theo quy định sẽ giúp các em nâng cao khả năng ôn tập kiến thức và cọ xác đề thi tốt nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham khảo đề các năm, HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 1 có đáp án dưới đây. Hi vọng tài liệu sẽ hữu ích với các em. Chúc tất cả các em luôn bình tĩnh, tự tin và chinh phục những điểm số cao nhất trong kì thi này.
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẮC GIANG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC: 2022-2023 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút Không kể thời gian phát đề |
I. Đề thi
Câu 41: Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. KOH.
B. BaCl2.
C. KNO3.
D. Na2SO4.
Câu 42: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
A. Fe2O3 + 2Al \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Fe + Al2O3.
B. Al + 6HNO3 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O.
C. 2Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2Al2O3.
D. 2Al + 3Cl2 \(\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) 2AlCl3.
Câu 43: Crom(III) oxit có công thức hóa học là
A. Cr(OH)3.
B. CrO3.
C. CrO.
D. Cr2O3.
Câu 44: Một mẫu nước cứng có chứa các ion: Ca2+, Mg2+, Cl- và SO42-. Dùng dung dịch chất nào sau đây để làm mềm mẫu nước cứng trên?
A. NaOH.
B. NaCl.
C. Ca(OH)2.
D. Na3PO4.
Câu 45: Chất X có công thức cấu tạo CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là
A. metyl axetat.
B. etyl axetat.
C. metyl propionat.
D. propyl fomat.
Câu 46: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaAlO2.
B. Al(NO3)3.
C. AlCl3.
D. Al(OH)3.
Câu 47: Kim loại nào sau đây khử được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4?
A. Ca.
B. Na.
C. Fe.
D. Ag.
Câu 48: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?
A. Xenlulozơ.
B. Saccarozơ.
C. Glucozơ.
D. Etyl axetat.
Câu 49: Sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây được sử dụng để chế tạo tơ nitron (olon)?
A. CH2=CH–C6H5.
B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=CH–CN.
D. CH3COO–CH=CH2.
Câu 50: Chất nào sau đây là axit yếu?
A. CH3COOH.
B. BaCl2.
C. HCl.
D. HNO3.
Câu 51: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử lysin tương ứng là
A. 1 và 1.
B. 1 và 2.
C. 2 và 2.
D. 2 và 1.
Câu 52: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Vôi sống (CaO).
B. Thạch cao nung (CaSO4.H2O).
C. Đá vôi (CaCO3).
D. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O).
Câu 53: Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
A. phản ứng oxi hoá - khử.
B. phản ứng trao đổi.
C. phản ứng thủy phân.
D. phản ứng hóa hợp.
Câu 54: Chất nào sau đây là anđehit?
A. CH3COOH.
B. C2H5OH.
C. CH3CHO.
D. CH4.
Câu 55: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Cu.
B. Mg.
C. Na.
D. Ba.
Câu 56: Trong công nghiệp, điều chế NaOH bằng cách điện phân dung dịch chất X (có màng ngăn xốp). Chất X là
A. NaCl.
B. Na2SO4.
C. Na2SO3.
D. NaNO3.
Câu 57: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol metylic.
B. glixerol.
C. ancol etylic.
D. đietyl ete.
Câu 58: Thành phần chính của quặng hematit đỏ là
A. FeS2.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. FeCO3.
Câu 59: Dung dịch etylamin không phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2SO4.
B. HCl.
C. HNO3.
D. NaOH.
Câu 60: Trong công nghiệp, khí X và NH3 được dùng để sản xuất phân urê. Sự tăng nồng độ của X trong khí quyển là nguyên nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính”. Khí X là
A. CO.
B. CH4.
C. NH3.
D. CO2.
Câu 61: Từ 1 tấn nguyên liệu chứa 80% tinh bột, bằng phương pháp lên men (các chất còn lại trong nguyên liệu không lên men) sản xuất được V lít cồn 90°. Biết rằng sự hao hụt trong toàn bộ quá trình là 20%, khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/ml. Giá trị của V là
A. 504,8.
B. 454,3.
C. 408,9.
D. 126,2.
Câu 62: Cho 0,3 gam kim loại R phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 0,28 lít khí H2 (đktc). Kim loại R là
A. Ca.
B. Mg.
C. K.
D. Na.
Câu 63: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Kim loại nhôm tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
B. Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt được hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4.
C. Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.
D. Kim loại Cu khử được ion Fe2+ trong dung dịch.
Câu 64: Este X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2. Đun nóng 1 mol X trong dung dịch KOH (vừa đủ), thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được tối đa 4 mol Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOO-CH2-CH=CH2.
B. CH2=CH-COO-CH3.
C. HCOO-CH=CH-CH3.
D. CH3-COO-CH=CH2.
Câu 65: Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất hữu cơ X. Cho X phản ứng với khí H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y. Các chất X, Y lần lượt là
A. glucozơ, axit axetic.
B. glucozơ, etanol.
C. glucozơ, axetanđehit.
D. glucozơ, sobitol.
Câu 66: Cho m gam axit glutamic (HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH) phản ứng hết với dung dịch KOH (dư), thu được dung dịch chứa 17,84 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,75.
B. 11,68.
C. 11,76.
D. 14,05.
Câu 67: Nung hỗn hợp X gồm các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)2 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn Y. Chất rắn Y là
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe3O4.
D. Fe.
Câu 68: Đốt cháy 3,38 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí O2 (dư), thu được 4,66 gam hỗn hợp oxit X. Để hòa tan hoàn toàn lượng X trên, cần dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl 0,5M. Giá trị của V là
A. 320.
B. 240.
C. 160.
D. 360.
Câu 69: Cho 10,56 gam etyl axetat vào 120 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cô cạn X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 9,840.
B. 1,968.
C. 14,640.
D. 10,416.
...
II. Đáp án và giải chi tiết
41B |
42A |
43D |
44D |
45C |
46D |
47C |
48C |
49C |
50A |
51D |
52B |
53A |
54C |
55A |
56A |
57B |
58B |
59D |
60D |
61A |
62B |
63B |
64C |
65D |
66C |
67A |
68A |
69B |
70B |
71C |
72A |
73D |
74D |
75D |
76C |
77B |
78B |
79A |
80C |
Câu 41:
Dung dịch Na2CO3 tác dụng được với dung dịch BaCl2:
Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl
Câu 42:
Phản ứng nhiệt nhôm là phản ứng giữa Al và oxit kim loại → A là phản ứng nhiệt nhôm.
Câu 44:
Dùng dung dịch Na3PO4 để làm mềm mẫu nước cứng trên:
Ca2+ + PO43- → Ca3(PO4)2
Mg2+ + PO43- → Mg3(PO4)2
Câu 59:
A. H2SO4 + C2H5NH2 → C2H5NH3HSO4
B. HCl + C2H5NH2 → C2H5NH3Cl
C. HNO3 + C2H5NH2 → C2H5NH3NO3
D. Không phản ứng.
Câu 60:
X là CO2:
CO2 + NH3 → (NH2)2CO + H2O
CO2 là nguyên nhân chủ yếu gây “hiệu ứng nhà kính”.
...
---(Để xem đầy đủ nội dung của đề thi và đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 Sở GD&ĐT Bắc Giang lần 1 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:
- Đề thi minh họa tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Hoá học Bộ GD&ĐT có đáp án
- Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Hóa học trường THPT Hoàng Hoa Thám có đáp án
- Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Hoá học năm 2022-2023 trường THPT Nguyễn Du có đáp án
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.