YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 72

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 72. Tài liệu này sẽ giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề cũng như ôn luyện các kiến thức trọng tâm, từ đó đặt ra kế hoạch ôn tập thật tốt cho bản thân. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ đạt kết quả cao. Chúc các em thành công!

ATNETWORK
YOMEDIA

                              ĐỀ THI THPT QG NĂM 2020 MÔN NGỮ VĂN – ĐỀ SỐ 72

 

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Em yêu từng sợi nắng cong

Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò

Em yêu chao liệng cánh cò

Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm

Em yêu khói bếp vương vương

Xám màu mái lá mấy tầng mây cao

Em yêu mơ ước đủ màu

Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua

Em yêu câu hát ơi à

Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa

Em yêu cánh võng đong đưa

Cánh diều no gió chiều chưa muốn về

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Em đi cuối đất cùng miền

Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.

                                                                                                  (Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm)

Câu 1. (0,5 điểm) Cảnh vật quê hương được cảm nhận bằng những giác quan nào?

Câu 2. (0,5 điểm) Nêu tác dụng phép điệp trong bài thơ.

Câu 3. (1,0 điểm) Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Đàn trâu thong thả đường đê

Chon von lá hát vọng về cỏ lau

Trăng lên lốm đốm hạt sao

Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên

Câu 4. (1,0 điểm) Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ gì?

Phần II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung bài thơ ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người.

Câu 2. (5,0 điểm)

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thắng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mai ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rấtnhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12,Tập 2, trang 38, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp hình tượng cây xà nu trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

 

..............HẾT..............

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

      

Câu 1:

Cảnh vật quê hương được cảm nhận không chỉ bằng thị giác, vị giác và cả thính giác.

Câu 2:

  • Phép điệp: điệp từ: “yêu” (9 lần), “em yêu” (6 lần)

  • Tác dụng: nhấn mạnh hình ảnh được gợi trong bài thơ. Qua đó thể hiện tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên, dành cho quê hương xứ sở, một tình yêu gắn bó tha thiết với quê hương tươi đẹp.

Câu 3:

Cách hiểu nội dung các dòng thơ:

  • Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam. Tác giả đã miêu tả ban ngày có “đàn trâu thong thả”, ban đêm thì có bầu trời “lốm đốm hạt sao”, thể hiện được vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người;

  • Tâm hồn thật phong phú, giác quan nhạy bén, tinh tế của nhân vật trữ tình “em”.     

Câu 4:

Hai câu kết của bài: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân gợi suy nghĩ: tình yêu quê hương của nhân vật trữ tình “em” không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước. Tác giả đã khéo sử dụng hai từ yêu trong vế đầu câu thơ “Yêu quê yêu đất” để nói lên tình yêu song hành ấy là hành trang, là động lực tiếp thêm sức mạnh để mỗi con người mang theo mình trong suốt hành trình tạo dựng cuộc sống, góp phần dựng xây quê hương, đất nước mình mỗi  ngày thêm giàu đẹp. 

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người.

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống con người. Có thể triển khai theo hướng sau:

Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.

Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:

  • Là chỗ dựa tinh thần cho con người: các nghệ sĩ sáng tác, các tác phẩm văn học ra đời;
  • Là động lực cho chúng ta có trách nhiệm với quê hương và yêu quê hương hơn;
  • Giúp mỗi con người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội;
  • Nâng cao ý chí quyết tâm vươn lên của mỗi con người;thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân;
  • Gắn kết cộng đồng, giúp con người xích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

Bài học nhận thức và hành động:

  • Về nhận thức: bản thân phải hiểu được vai trò, ý‎ nghĩa của tình yêu quê hương, đất nước, từ đó xác định lối sống có lí tưởng, có tình yêu cao đẹp;
  • Về hành động: tích cực học tập, rèn luyện, biết đấu tranh, lên án những hành vi trái với chuẩm mực đạo đức và pháp luật.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

    Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn trích văn xuôi          

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.   

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng cây xà nu; nhận xét bút pháp miêu tả thiên nhiên của nhà văn Nguyễn Trung Thành.  

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

Giới  thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận

Cảm nhận nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp hình tượng cây xà nu:

Về nội dung:

Cây xà nu, rừng xà nu đau thương trong bom đạn:

  • “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”à cây xà nu, rừng xà nu như một sinh thể có hồn, mang dáng vẻ của một con người, một tập thể đang chịu đựng trước sự tàn phá do bom đạn của đế quốc.
  • “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết”=> gợi sự hủy diệt, tàn bạo.

 -------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------

Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn - Đề số 72. Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Chúc các em đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm   

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON