Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học lần 1 có đáp án chi tiết. Tài liệu gồm các câu bài tập trắc nghiệm đa dạng, bao quát đầy đủ và chi tiết các nội dung chính của bài học được tổng hợp từ Trường THPT Văn Phong, qua đó giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải bài tập. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu bổ ích trong quá trình học tập của các em.
TRƯỜNG THPT VĂN PHONG |
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HOC NĂM HỌC 2019-2020 |
Câu 1: Một số cơ sở sản xuất thuốc bắc thường đốt một chất bột rắn màu vàng (là một đơn chất) để tạo ra khí X nhằm mục đích tẩy trắng, chống mốc. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì khí X có ảnh hưởng không tốt đến cơ quan nội tạng và khí X cũng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra mưa axit. Khí X là
A. Carbon đioxit. B. Nitơ đioxit. C. Lưu huỳnh đioxit. D. Hiđro sunfua.
Câu 2: Hóa chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng tạm thời?
A. Na2CO3. B. NaCl. C. BaCl2. D. HCl.
Câu 3: Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là
A. K. B. Li. C. Be. D. Ca.
Câu 4: Kim loại Al không phản ứng được với dung dịch
A. H2SO4 (đặc, nguội).
B. KOH.
C. H2SO4 (loãng).
D. NaOH.
Câu 5: Chất X tác dụng với NaOH, chưng cất được chất rắn Y và phần hơi Z. Cho Z tham gia phản ứng tráng gương với AgNO3/NH3 được chất T, cho T tác dụng với NaOH thu được chất Y. Công thức của X là
A. HCOO-CH=CH-CH3. B. HCOO-CH=CH2.
C. CH3COO-CH=CH2. D. CH3COO-CH=CH-CH3.
Câu 6: Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất nước gia-ven, nấu xà phòng,… Công thức của X là
A. KOH. B. Ba(OH)2. C. Ca(OH)2. D. NaOH.
Câu 7: Để giảm thiểu nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông, các loại kính chắn gió của oto thường được làm bằng thủy tinh hữu cơ. Polime nào sau đây là thành phần chính của thủy tinh hữu cơ
A. Poli etilen. B. Poli(vinylclorua).
C. Poli butađien. D. Poli(metyl metacrylat).
Câu 8: Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
A. CH3NH2. B. CH3COOH. C. H2NCH2COOH. D. C6H5NH2.
Câu 9: Cho các chất: Cr, FeCO3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 10: Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 11: Trong tự nhiên chất hữu cơ X có nhiều trong bông, đay, tre,… khi cho tác dụng với hỗn hợp HNO3/ H2SO4 đặc, đun nóng tạo chất hữu cơ Y dễ cháy, nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói X là
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.
Câu 12: Cho các polime: tơ lapsan; tơ nitron; cao su buna-N; polietilen; nilon-6. Số polime có thể được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 13: Etyl axetat chủ yếu được dùng làm dung môi cho các phản ứng hóa học, cũng như để thực hiện công việc chiết các hóa chất khác. Công thức hóa học của etyl axetat là
A. HCOOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3.
Câu 14: Nung 3,92 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, FeO, CuO với một lượng khí CO dư, sau phản ứng thu được m gam chất rắn và 1,344 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của m là
A. 2,96 gam. B. 6,56 gam. C. 5,60 gam. D. 4,88 gam.
Câu 15: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng;
(2) Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm;
(3) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3;
(4) Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch AgNO3;
(5) Cho lá kẽm vào dung dịch H2SO4 (loãng) có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.
Trong các thí nghiệm trên, số trường hợp có xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 16: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Fe3+. B. Ag+. C. Cu2+. D. Mg2+.
Câu 17: Cho các phản ứng sau:
(1) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
(2) NH4HCO3 + 2KOH → K2CO3 + NH3 + 2H2O
(3) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(4) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
(5) Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3 + 2KOH
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Kim loại nào dưới đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua?
A. Cu. B. Na. C. Ag. D. Fe.
Câu 19: Cho các chất sau: etyl axetat, saccarozơ, tristearin, alanin, Gly-Ala-Val, phenylamin. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
PHẦN ĐÁP ÁN
1C |
2A |
3C |
4A |
5C |
6D |
7D |
8A |
9D |
10C |
11C |
12B |
13C |
14A |
15A |
16D |
17A |
18B |
19B |
20D |
21C |
22B |
23C |
24B |
25A |
26C |
27B |
28A |
29A |
30A |
31D |
32D |
33B |
34D |
35B |
36B |
37D |
38B |
39D |
40C |
Trên đây là 1 phần nội dung Đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học lần 1 có đáp án chi tiết Trường THPT Văn Phong, để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
|
Chúc các em học tập tốt !