YOMEDIA

Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm học 2019 - 2020 (Đề số 3) Lê Phạm Thành

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. HOC247 xin giới thiệu Đề thi thử THPT QG lần 1 môn Hóa học năm 2019 - 2020. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ SỐ : 03

(Đề thi này gồm có 05 trang)

ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM 2019 - 2020

Bài thi KHTN – Môn thi : HÓA HỌC

Thời gian làm bài : 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;

Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133; Ba = 137.

 

Câu 41. Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+ .                      B. Ag+ .                                   C. Cu2+ .                      D. Zn2+ .

Câu 42. Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.

Câu 43. Trong công nghiệp, để sản xuất axit H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao, người ta làm cách nào sau đây ?

A. Cho dung dịch H2SO4 đặc, nóng tác dụng với quặng apatit.

B. Đốt cháy photpho trong oxi dư, cho sản phẩm tác dụng với nước.

C. Cho photpho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng.

D. Cho dung dịch axit H2SO­4 đặc, nóng tác dụng với quặng photphorit.

Câu 44. Etyl fomat là một este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Công thức cấu tạo của etyl fomat là

A. HCOOCH3.           B. HCOOC2H5.                      C. HCOOCH=CH2.   D. CH3COOCH3.

Câu 45. Sắt khi tác dụng với hóa chất nào sau đây, thu được sản phẩm là hợp chất sắt(III) ?

A. Dung dịch HCl.     B. Dung dịch H2SO4 loãng.    C. Khí clo.                  D. Bột lưu huỳnh.

Câu 46. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng ?

A. Phenol.                   B. Axit axetic.                         C. Anilin.                    D. Metylamin.

Câu 47. Khi để trong không khí nhôm khó bị ăn mòn hơn sắt là do

A. nhôm có tính khử mạnh hơn sắt.                           B. trên bề mặt nhôm có lớp Al2O3 bảo vệ

C. nhôm có tính khử yếu hơn sắt.                              D. trên bề mặt nhôm có lớp Al(OH)3 bảo vệ.

Câu 48. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 là:

A. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.

B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.

C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang không màu.

D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.

Câu 49. Polime nào sau đây là tơ được điều chế bằng phản ứng trùng hợp ?

A. Policaproamit.        B. Poli(butađien-stiren).          C. Poliacrilonitrin.       D. Poli(etylen terephtalat).

Câu 50. Trong quá trình luyện gang, người ta thường sử dụng chất nào sau đây để loại bỏ SiO2 ra khỏi gang?

A. CaCO3.                   B. CO.                                     C. Ca.                          D. CO2.

Câu 51. Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là

A. Glucozơ.                B. Saccarozơ.              C. Fructozơ.                D. Mantozơ.

Câu 52. Cho mẫu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ và HCO3- . Hoá chất không thể dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là:

A. HCl                                    B. Na2CO3.                             C. K3PO4                    D. Ca(OH)2

Câu 53. Khử hoàn toàn một lượng Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao thu được m gam Fe và 6,72 lít CO2 (ở đktc). Giá trị của m là

A. 16,8.                       B. 11,2.                                   C. 5,60.                       D. 2,80.

Câu 54. Cho một mẫu hợp kim Na-K-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 0,784 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit HCl 0,5M cần dùng để trung hoà dung dịch X là

A. 150ml.                    B. 140ml.                                C. 200ml.                    D. 70ml.

Câu 55. Cho các chất glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, glixerol và các phát biểu sau:

(a) Có 2 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, t0 .

(b) Có 2 chất có phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm.

(c) Có 3 chất mà dung dịch của nó có thể hòa tan được Cu(OH)2.

(d) Cả 4 chất đều có nhóm -OH trong phân tử.

Số phát biểu đúng là:

A. 2                             B. 1                                         C. 3                             D. 4

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 56 đến câu 70 của đề thi thử THPT QG môn Hóa vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

 

Câu 70. Hỗn hợp X gồm axetilen (0,15 mol), vinylaxetilen (0,1 mol), etilen (0,1 mol) và hiđro (0,4 mol). Nung X với xúc tác niken một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối đối với hiđro bằng 12,7. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là

A. 0,45                        B. 0,25                                    C. 0,65                        D. 0,35

Câu 71. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Na2O và Al (tỉ lệ mol 1 : 1) trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Với trị số của x = 0,64 và y = 0,72. Đem cô cạn X, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 77,44 gam.             B. 72,80 gam.              C. 38,72 gam.             D. 50,08 gam.

Câu 72. Cho các phát biểu sau:

(a) Amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.

(b) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm hồng phenolphtalein.

(c) Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.

(d) Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.

(e) Cho glyxylalanin vào Cu(OH)2 thấy tạo phức màu tím đặc trưng.

(f) Xenlulozơ có công thức là [C6H7O2(OH)3]n.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.                            B. 3.                                        C. 6.                            D. 5.

Câu 73. Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,25 mol Cu(NO32 và 0,18 mol NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi tới khi dung dịch giảm 21,75 gam thì dừng điện phân. Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại 0,75m gam rắn không tan. Giá trị m là:

A. 18,88 gam              B. 19,33 gam                           C. 19,60 gam              D. 18,66 gam.

Câu 74. X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 7,168 lít O2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng hết với 11,52 gam E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được 2,8 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là          

A. 0,06.                       B. 0,04.                                   C. 0,05.                       D. 0,03.

Câu 75. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chia dung dịch Y làm 2 phần bằng nhau.

+ Cho từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 0,6M thấy thoát ra 0,075 mol khí CO2.

+ Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,6M vào phần 2, thấy thoát ra 0,06 mol khí CO2.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 30,68 gam              B. 20,92 gam                           C. 25,88 gam              D. 28,28 gam

Câu 76. Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.

Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 – 700C.

Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.

B. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.

C. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH.

D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất.

Câu 77. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al4C3 và CaC2 vào nước dư thu được dung dịch Y; a gam kết tủa Z và hỗn hợp khí T. Lọc bỏ kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn khí T rồi dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Y thu được thêm a gam kết tủa nữa. Trong hỗn hợp X, tỉ lệ mol giữa Al4C3 và CaC2 được trộn là

A. 1 : 1.                       B. 1 : 3.                                   C. 2 : 1.                       D. 1 : 2.

Câu 78. Hỗn hợp X gồm ba este đều no, mạch hở và có tỉ lệ mol là 7 : 5 : 3, trong mỗi phân tử este chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun 34,4 gam X với 260 gam dung dịch NaOH 8% vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm các ancol và 37,6 gam hỗn hợp Z gồm các muối của các axit đơn chức. Hóa hơi hoàn toàn Y thì thể tích hơi chiếm 6,72 lít (đktc). Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong Z là:

A. 50,6%.                    B. 57,9%.                                C. 54,3%.                    D. 65,1%.

Câu 79. Đốt cháy m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong 2,912 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl và O thu được (m + 6,11) gam hỗn hợp Y gồm các muối và oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl, đun nóng thu được dung dịch Z chỉ chứa 2 muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được 73,23 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan hết m gam hỗn hợp X trên trong dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch T và 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Nồng độ C% của Fe(NO3)3 có trong dung dịch T gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 5%.                         B. 7%.                                     C. 8%.                         D. 9%.

Câu 80. Cho X là peptit được tạo thành từ các α-amino axit no, mạch hở, có chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm –NH2 trong phân tử, Y và Z là 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic, T là este tạo bởi Y, Z và etylen glicol. Đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T (nX = nT) cần dùng 0,535 mol O2 thu đc 6,48 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 11,76 gam hỗn hợp E trong 160ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy phần rắn đem nung với vôi tôi xút (dư) thì được hỗn hợp khí F có tỉ khối hơi so với He là 8,375. Số liên kết peptit trong X là

A. 4.                            B. 5.                                        C. 6.                            D. 7.

 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN HÓA

41B

42B

43B

44B

45C

46D

47B

48A

49C

50A

51A

52A

53B

54B

55A

56A

57A

58B

59A

60D

61D

62C

63A

64B

65C

66C

67C

68A

69C

70A

71D

72A

73A

74B

75C

76C

77A

78D

79A

80B

...

Trên đây là phần trích dẫn Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm học 2019 - 2020 (Đề số 3) Lê Phạm Thành, để xem toàn bộ nội dung và đáp án chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm 1 số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF