HỌC247 xin giới thiệu đến các em Đề thi Học kì 1 môn Hóa học lớp 12 Thừa Thiên Huế từ năm 2009 - 2014. Hi vọng Bộ đề sẽ giúp các em ghi nhớ và tư duy gắn kết các kiến thức Hóa học lớp 12, chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014- 2015
THỪA THIÊN HUẾ MÔN: HÓA HỌC - LỚP 12 THPT
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên học sinh:..................................................................... Số báo danh....................................
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố là: H = 1; O = 16; N = 14; C = 12; Cl = 35,5; Fe = 56; Na = 23; Ca = 40; Mg = 24; Al = 27; Cu = 64; Zn = 65; Pb = 207; Cr = 52; Ag = 108.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (24 câu, từ câu 1 đến câu 24)
Câu 1: Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng của axit terephtalic với chất nào sau đây?
A. Ancol etylic. B. Etilen. C. Glixerol. D. Etylen glicol.
Câu 2: Cho Ba kim loại lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, CuSO4, (NH4)2CO3, NaNO3, MgCl2. Số dung dịch tạo kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 3: Cho các phát biểu sau:
(a) Amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
(b) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin làm hồng phenolphtalein.
(c) Hidro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(d) Tinh bột là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh.
(e) Cho glyxylalanin vào Cu(OH)2 thấy tạo phức màu tím đặc trưng.
(f) Xenlulozơ có công thức là [C6H7O2(OH)3]n.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 4: Chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch HCl và tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Tên gọi của X là
A. alanin. B. anilin. C. etyl amin. D. phenol.
Câu 5: Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 6,72 gam NaHCO3 và 4,44 gam CaCl2, sau phản ứng thu được 7,0 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí. Giá trị của m là
A. 1,20. B. 1,66. C. 1,56. D. 1,72.
Câu 6: Cho 12,15 gam kim loại M tác dụng hết với H2SO4 loãng dư thoát ra 15,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Na.
Câu 7: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là
A. Al và Cu. B. Ag và W. C. Cu và Cr. D. Ag và Cr.
Câu 8: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. CH3COOC6H5 (phenylaxetat). B. CH3OOC-COOCH3.
C. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat). D. CH3COO-[CH2]2-OOCCH2CH3.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam este X thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2. B. C2H4O2. C. C3H4O2. D. C4H8O2.
Câu 10: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Nilon-6,6. B. Polibutađien. C. Polietilen. D. Poli(vinyl clorua).
Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit –CO-NH- được gọi là đipepit.
(b) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và b).
(c) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
(d) Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xt H+, t0) có thể tham gia phản ứng tráng gương.
(e) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng..
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 12: Thể tích của dung dịch axit nitric 63% có D = 1,4 g/ml cần vừa đủ để sản xuất được 74,25 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất 60% là
A. 32,143 lít. B. 29,762 lít. C. 89,286 lít. D. 10,714 lít.
Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
(b) Phản ứng giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin là phản ứng đồng trùng hợp.
(c) Thủy phân (xt H+, t0) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit.
(d) Dung dịch fructoz ơ hòa tan được Cu(OH)2.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 14: Công thức phân tử của metyl metacrylat là
A. C4H8O2. B. C5H10O2. C. C4H6O2. D. C5H8O2.
Câu 15: Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là
A. 7,77 gam. B. 8,27 gam. C. 6,39 gam. D. 4,05 gam.
Câu 16: Phần trăm khối lượng nitơ trong phân tử anilin bằng
A. 15,05%. B. 15,73%. C. 18,67%. D. 12,96%.
Câu 17: Kim loại nào sau đây tan hết hết trong nước dư ở nhiệt độ thường?
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Na.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
(a) Protein có phan rứng màu biure.
(b) Phân tử các amino axit chỉ có 1 nhóm amino.
(c) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
(d) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động thực vật.
(e) Saccarozơ làm mất màu nước brom.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 19: Trộn 13,35 gam H2NCH2COOCH3 với 200 gam dung dịch NaOH 4% rồi đun cho đến khô được m gam chất rắn khan. Gi á trị của m là
A. 9,70. B. 1,70. C. 16,55. D. 11,28.
Câu 20: Một este X mạch hở có khối lượng m gam. Khi thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch KOH lấy dư, sau khi phan rứng kết thúc thu được m1 gam một ancol Y (Y không có khả năng phản ứng với Cu(OH)2) và 18,20 gam hỗn hợp muối của hai axit cacboxylic đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y bằng oxi dư, thu được 13,2 gam CO2 và 7,20 gam H2O. Giá trị của m là
A. 10,6. B. 16,2. C. 11,6. D. 14,6.
Câu 21: Cho các monome sau: tơ nilon-6,6; stiren; metyl axetat; vinyl axetat; caprolactam; axit etanoic; metyl acrylat; axit e-aminocaproic; buta-1,3-đien. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 7.
Câu 22: Một hỗn hợp kim loại gồm: Zn, Ag, Fe, Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại trên là
A. Dung dịch HCl đặc, dư. B. Dung dịch NaOH đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư. D. Dung dịch HNO3 loãng, dư.
Câu 23: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic, lysin, glyxin. B. Anilin, glyxin, valin.
C. Alanin, lysin, phenyl amin. D. Axit glutamic, valin, alanin.
Câu 24: Este X có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH=CH2. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. X có thể làm mất màu nước brom.
B. X được điều chế từ ancol và axit tương ứng.
C. Xà phòng hóa cho sản phẩm là muối và andehit.
D. X là este chưa no đơn chức.
II. PHẦN RIÊNG (6 câu)
Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần: Phần A hoặc phần B
A. THEO CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (6 câu, từ câu 25 đến câu 30)
Câu 25: Chia m gam hỗn hợp X gồm Zn, Al, Mg thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 cho vào dung dịch HCl dư thu được 1,344 lít H2 (đktc).
- Phần 2 nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 3,04 gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 4,16. B. 2,56. C. 2,08. D. 5,12.
Câu 26: Cho bốn dung dịch muối Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên
A. Pb. B. Cu. C. Fe. D. Zn.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(a) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(b) Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ.
(d) Đa số polime đều tan trong các dung môi thông thường.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu không đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 28: Glucozơ và fructozơ đều
A. có công thức phân tử C6H10O5. B. có nhóm-CH=O trong phân tử.
C. thuộc loại đissaccarit. D. có phản ứng tráng bạc.
Câu 29: Este X có công thức phân tử C3H6O2. Xà phòng hóa X bằng NaOH thu được m gam muối và thoát ra 5,75 gam etanol. Giá trị của m là
A. 6,8. B. 8,5. C. 7,6. D. 7,2.
Câu 30: Cho 0,1 mol axit α-amino propionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,70. B. 18,75. C. 11,10. D. 16,95.
B. THEO CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (6 câu, từ câu 31 đến câu 36)
Câu 31: Một dung dịch X gồm NaNO3 0,45M và NaOH 1M. Cho 7,83 gam bột nhôm vào trong 200ml dung dịch X khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại, thu được V lít khí bay ra (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,016. B. 6,72. C. 1,12. D. 3,696.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Mg. Nếu cho 10,88 gam X tác dụng với clo dư thì sau phản ứng thu được 28,275 gam hỗn hợp muối khan. Mặt khác 0,44 mol X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 5,376 lít H2 (đktc). Phần trăm khói lượng của Cu trong X là
A. 37,23%. B. 43,52%. C. 58,82%. D. 67,92%.
Câu 33: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol alanin; 1 mol glyxin; 1 mol valin. Mặt khác, khi thủy phân không hoàn toàn peptit X thì thu được 3 đipeptit là Ala-Gly và Val- Ala và Ala-Ala. Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở peptit X lần lượt là
A. Val, Gly. B. Ala, Ala. C. Gly, Val. D. Ala, Val.
Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp gồm Ag và Cu (hỗn hợp X):
(a) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường).
(b) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc).
(c) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2).
(d) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm mà Cu bị oxi hóa còn Ag không bị oxi hóa là
A. 2. B. 1 C. 4. D. 3.
Câu 35: Y và Z là các aminoaxit. Khi thủy phân hoàn toàn 4,06 gam peptit A thu được m gam Z (A bị thủy phân theo phương trình phản ứng A +2H2O ® 2Y+Z). Đốt cháy hoàn toàn m gam Z cần vừa đủ 2,40 gam O2, thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc); 1,26 gam H2O và 0,28 gam khí N2. Biết Z có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Tên gọi của Y là
A. glyxin. B. alanin. C. lysin. D. valin.
Câu 36: Cho hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O2.
Có sơ đồ: X Y C2H4. Tên gọi của X là
A. metylacrylat. B. anlylfomat. C. vinylaxetat. D. axit butyric.
Trên đây chỉ trích một phần nội dung của Đề thi Học kì 1 môn Hóa học lớp 12 Thừa Thiên Huế từ năm 2009 - 2014. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net để tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA HỌC247 (tổng hợp)--