YOMEDIA

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh

Tải về
 
NONE

Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 của trường THPT Nguyễn Chí Thanh được Hoc247 sưu tầm và biên tập dưới đây nhằm giúp các em học sinh ôn tập lại các kiến thức cần nắm của chương trình Lịch Sử lớp 12 một cách hiệu quả, đồng thời có những kết quả tốt trong học tập. Mời các em cùng theo dõi!

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2019-2020

 MÔN : SỬ 12

Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm)

 

Câu 1: Yếu tố nào sau đây khiến bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi to lớn và sâu sắc sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia vào đời sống chính trị thế giới.

B. Thắng lợi của các nước Á, Phi, Mỹ La tinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật.

D. Những thành tựu to lớn trong xây dựng đất nước của nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 2: Chiến lược toàn cầu của Mĩ với 3 mục tiêu chủ yếu, theo em mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam ?

A. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội.

B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.

C. Đàn áp phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.

D. Khống chế các nước tư bản đồng minh.

Câu 3: Trong giai đoạn 1950-1973, nhiều thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan tuyên bố độc lập, đánh dấu thời kì

A. “phi thực dân hóa”.

B. “nhất thể hóa”.

C. “ thực dân hóa”.

D. “phi thực dân ”.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới xác lập sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A. một trật tự được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận, các dân tộc thuộc địa.

B. một trật tự có sự phân tuyến triệt để giữa hai phe TBCN - XHCN.

C. một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở những nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước tư bản.

D. một thế giới hoàn toàn do CNTB thao túng.

Câu 5: Sức mạnh của các công ty độc quyền của Nhật Bản có ưu điểm nổi bật là gì?

A. Có khả năng chi phối, lũng đoạn nền kinh tế và chính sách của đất nước.

B. Năng động, có tầm nhìn xa, có tiềm lực và khả năng len lỏi vào các thị trường.

C. Trình độ tư bản cao, có sức cạnh tranh lớn ở cả trong và ngoài nước.

D. Tiềm lực vốn lớn nên có khả năng thay đổi công nghệ, mở rộng sản xuất.

Câu 6: N.Manđêla có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi

A. Là người chỉ đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.

B. Là người lãnh đạo đấu tranh chống chế độ Apacthai.

C. Là người lãnh đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.

D. Là người tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai.

Câu 7: Yếu tố khách quan thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là

A. các nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong xây dựng và phát triển đất nước.

B. mong muốn duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

C. nhu cầu phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.

D. những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều.

Câu 8: Sau giai đoạn 1967 – 1975, văn kiện nào kí kết đã đánh dấu sự khởi sắc của tổ chức ASEAN

A. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á.

B. tuyên bố nhân quyền ASEAN C. Hiến chương ASEAN

 D. Tuyên bố ứng xử trên biển Đông.

Câu 9: Trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” (thập niên 90 của thế kỉ XX) để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, Mĩ

A. sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ

B. sử dụng khẩu hiệu chống chủ nghĩa khủng bố.

C. tăng cường tính năng động của nền kinh tế

D. sử dụng lực lượng quân đội mạnh.

Câu 10: Cộng đồng châu u (EC) chuyển thành liên minh châu u (EU) bắt đầu t sự kiện 12 nước thành viên EC kí

A. Hiệp ước Roma.

B. Hiệp định Pari.

C. Hiệp ước Maxtrich.

D. Định ước Henxinki.

Câu 11: Vì sao bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là “Châu Á thức tỉnh”?

A. Vì phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.

B. Vì tất cả các nước châu Á giành được độc lập.

C. Vì nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến.

D. Vì châu Á có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế.

Câu 12: Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng

A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.

B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.

C. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.

D. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu.

Câu 13: Mục đích chính trị của kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện là gì?

A. Lôi kéo và khống chế các nước Tây Âu làm đồng minh chống Liên Xô và các nước XHCN.

B. Chia cắt châu Âu thành hai phe, làm cho châu Âu suy yếu.

C. Giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

D. Tấn công Liên Xô và Đông Âu từ phía tây.

Câu 14: Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vần đề Biển Đông?

A. Bình đẳng chu quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).

C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.

Câu 15: Điểm khác biệt của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển khoa học-kĩ thuật?

A. Đầu tư bán quân trang, quân dụng .

B. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh.

C. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông.

D. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

Câu 16: Mục tiêu bao trùm trong chính sách đối ngoại của Mĩ sau CTTG II là:

A. xâm lược các nước ở khu vực châu Á.

B. thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

C. bao vây, tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. lôi kéo các nước Tây Âu vào khối quân sự NATO.

Câu 17: Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Sự suy yếu của Liên Xô và các nước tư bản châu Âu.

B. Phong trào cách mạng thế giới suy yếu.

C. Tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn của Mĩ.

D. Sự ủng hộ của các nước đồng minh của Mĩ.

Câu 18: Đặc điểm chính sách đối ngoại của Trung Quốc 1979 đến nay là?

A. Duy trì hai đường lối bất lợi cho Trung Quốc

B. Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới.

C. Chỉ mở rộng quan hệ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Tiếp tục đường lối đóng cửa

Câu 19: Điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của liên minh châu u sau chiến tranh lạnh?

A. Liên minh với các nước Đông Nam Á

B. Liên minh chặt chẽ với Nga. C. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

 D. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.

Câu 20: Thành tựu nào được xem là quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được trong giai đoạn 1950 – 1973? A. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. Là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 21 đến câu 40 của đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 12

1B

2A

3A

4B

5B

6C

7D

8A

9A

10C

11A

12B

13A

14C

15D

16B

17C

18B

19D

20B

21A

22A

23C

24A

25B

26D

27D

28B

29C

30C

31B

32C

33D

34D

35D

36C

37D

38C

39A

40D

 

....

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 12 năm học 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Chí Thanh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF