YOMEDIA

Đề kiểm tra giữa kỳ HK2 môn Sinh lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Thống Nhất A

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học 12 năm 2019, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ADSENSE
YOMEDIA

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ MÔN SINH LỚP 12 NĂM 2019 
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A

 

Câu 1: Cho các ví dụ sau:

1. Cây tre mọc thành bụi.

Các cây thông mọc trong rừng.

2. Đàn voi trong rừng.

4. Các loài sâu sống trên tán lá cây.

Có bao nhiêu ví dụ về phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể?

A. 1.                                              B. 3.                                               C. 2.                                               D. 4.

Câu 2: Khi đánh bắt cá được càng nhiều cá con, ít cá lớn thì nên:

A. Dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.                                   B. Tăng cường đánh cá vì quần thể đang ổn định

C. Hạn chế vì quần thể sẽ suy thoái                                       D. Tiếp tục vì quần thể ở trạng thái trẻ.

Câu 3: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi:

A. Nhóm đang sinh sản.

C. Nhóm trước sinh sản.

B. Nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.

D. Nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

Câu 4: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là:

A. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.

B. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.

C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

D. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây không phải là mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể?

A. Các cây thông nhựa mọc gần nhau có hiện tượng liền rễ.

B. Những con kiến lửa cùng nhau tha miếng mồi về tổ.

C. Tre mọc thành bụi.

D. Các cây xương rồng sa mạc có rễ mọc đâm sâu và lan rộng.

Câu 6: Cho các dạng biến động sau:

1- Biến động số lượng không theo chu kì.                   2- Biến động số lượng theo chu kì ngày đêm.

3- Biến động số lượng theo chu kì                                   4- Biến động số lượng theo mùa vụ

Biến động số lượng cá thể của quần thể gồm các dạng nào?

A. 2, 4.                                         B. 1, 3.                                          C. 2, 3.                                         D. 1, 4.

Câu 7: Cà phê là loại cây trồng cần tưới một lượng nước lớn khi bắt đầu ra hoa. Trong đợt hạn hán đầu nằm 2016, hàng trăm hecta cà phê chết do hạn hán. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình cũng phá bỏ cây cà phê để thay thế loại cây trồng khác làm cho diện tích cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên bị giảm đáng kể. Có bao nhiêu nguyên nhân trực tiếp gây ra biến động số lượng cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên?

(1)Thay đổi các nhân tố sinh thái vô sinh

(2) Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong

(3)Thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh

(4) Sự phát tán hạt.

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 8: Các sinh vật sống trong nước ở các vùng khác nhau, loài sinh vật phân bố ở nơi nào sau đây rộng muối nhất?

A. Loài sống ở biển.

B. Loài sống ở dòng suối.

C. Loài sống ở các cửa sông.

D. Loài sống ở ao hồ.

Câu 9: Khi đánh cá, nếu nhiều mẻ lưới đều có tỉ lệ cá lớn chiếm ưu thế, cá bé rất ít thì ta hiểu rằng:

A. Nghề cá đã khai thác hợp lí.

B. Nếu tiếp tục khai thác thì quần thể cá sẽ bị suy kiệt.

C. Nghề cá đã rơi vào tình trạng khai thác quá mức.

D. Nghề cá chưa khai thác hết tiềm năng cho phép.

Câu 10: Số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định, không tăng cao quá hoặc giảm thấp quá do tác động của các mối quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối kháng giữa các loài trong quần xã được gọi là hiện tượng:

A. cân bằng quần xã.                                                                     B. cân bằng quần thể.

C. khống chế sinh học.                                                                 D. điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.

----Để xem nội dung từ câu 16 - 24 của đề kiểm tra 1 tiết sinh lớp 12 năm 2019, vui lòng xem online hoặc tải về máy----

Câu 30: Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một số yếu tố, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu.

B. Tỉ lệ đực / cái trong quần thể

C. Số lượng con non của một lứa đẻ.

D. số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành của cá thể

Câu 31: Trong các khu rừng mưa nhiệt đới thường có đa dạng sinh học cao, theo em sinh vật sống trong đó có ổ sinh thái như thế nào?

A. Ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.B. Ổ sinh thái hẹp.

C. Ổ sinh thái rộng.  D. Ổ sinh thái trùng nhau một phần.

Câu 32: Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?

A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối

B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối

C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính

D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối

Câu 33: Các cá thể trong quần thể có những mối quan hệ nào sau đây?

A. Hỗ trợ và kí sinh.              B. Hỗ trợ và đối kháng.        C. Cộng sinh và kí sinh.  D. Hỗ trợ và cạnh tranh.

Câu 34: Hiện tượng tăng hay giảm kích thước quần thể gọi là:

A. Biến động kích thước    B. Biến động số lượng.          C. Biến động di truyền  D. Biến động cấu trúc.

Câu 35: Loài dây leo thuộc họ Thiên lí sống bám trên cây thân gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Hãy xác định các mối quan hệ sinh thái giữa các loài: 1- Dây leo và kiến; 2- Dây leo và cây thân gỗ; 3- Kiến và cây thân gỗ ?

A. 1- Hợp tác; 2- Kí sinh; 3- Hội sinh.                                   B. 1- Cộng sinh; 2- Hội sinh; 3- Hợp tác.

C. 1- Cộng sinh; 2- Kí sinh; 3- Hợp tác.                               D. 1- Hội sinh; 2- Kí sinh; 3- Hợp tác.

Câu 36: Sinh vật có ổ sinh thái hẹp khi chuyển sang nơi khác có điều kiện sống khác biệt thì sinh trưởng và phát triển sẽ bị đình trệ, nhiều cá thể không thể sống được trong điều kiện mới. Nguyên nhân do:

A. Các nhân tố sinh thái nơi ở mới nằm trong giới hạn sinh thái của loài đó.

B. Loài có giới hạn sinh thái về tất cả các nhân tố sinh thái quá rộng.

C. Các nhân tố sinh thái nơi ở mới nằm ngoài giới hạn sinh thái của loài đó.

D. Loài có giới hạn sinh thái về một nhân tố sinh thái quá rộng.

Câu 37: Những ví dụ nào sau đây thuộc biến động không theo chu kì?

1. Hạn hán kéo dài vào năm 2016 khiến số lượng ếch nhái ở Tây Nguyên giảm đáng kể
2. Cứ sau 5 năm, số lượng cá thể châu chấu trên cánh đồng lại giảm xuống do nhiệt độ tăng lên.
3. Số lượng cá thể tảo ở Hồ Gươm tăng lên vào ban ngày và giảm xuống vào ban đêm.
4. Số lượng muỗi tăng lên vào mùa mưa và giảm vào các mùa khác trong năm.

Đợt rét đậm, rét hại tại miền Bắc những ngày trước tết Bính Thân đã làm chết hàng loạt trâu, bò của bà con nông dân thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

A. (3) và (4)                              B. (1) và (2)                                C. (2) và (5)                               D. (1) và (5)

Câu 38: Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ nào sau đây?

A. Kí sinh.                                                                                           B. Ức chế - cảm nhiễm.

C. Cạnh tranh.                                                                                   D. Sinh vật ăn thịt – con mồi.

Câu 39: Điều nào không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Đảm bảo sự phân bố các cá thể trong quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.

B. Duy trì mật độ của quần thể ổn định ở mức phù hợp.

C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

D. Đảm bảo sự gia tăng không ngừng số lượng cá thể của quần thể.

Câu 40: Đặc điểm chung của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:

A. Có ít nhất 1 loài có lợi.                                                            B. Có ít nhất 1 loài bị hại.

C. Có nhiều nhất 1 loài có lợi.                                                   D. Có nhiều nhất 1 loài bị hại.

Trên đây là phần trích dẫn đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 năm 2019.Chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy.

Ngoài ra, có thể thao khảo thêm 

Chúc các em đạt kết quả cao ở kỳ thi sắp tới!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF