YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Đại An

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Đại An. Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm hoàn thành trong 50 phút. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT ĐẠI AN

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT

MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

Câu 1. Pháp luật là gì?

A. Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành.          

B. Hệ thống các  quy định chung  nhất do nhà nước ban hành.

C. Hệ thống các quy tắc ứng xử cơ bản do nhà nước ban hành.                   

D. Hệ thống các chuẩn mực chung do nhà nước ban hành.  

Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về bản chất của pháp luật ?

A. Mang bản chất của giai cấp thống trị.

B.Vừa mang bản chất giai cấp vừa mang bản chất xã hội.

C. Mang bản chất của giai cấp công nhân.    

D. Mang bản chất của giai cấp nông dân và giai cấp công nhân.

Câu 3.  Các giá trị đạo đức khi trở thành nội dung của quy phạm pháp luật  thì được nhà nước bảo đảm thực hiện  như thế nào ?

A. Bằng sức mạnh quyền lực nhà nước.  

B. Bằng các công cụ bạo lực.

C. Bằng biện pháp cưỡng chế thi hành.   

D. Bằng niềm tin và ý thức tự giác của nhân dân.

Câu 4. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A.Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. 

B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.              

D. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

Câu 5. Nhà nước chỉ phát huy được quyền lực của mình khi

A. thường xuyên kiểm tra, xử phạt nghiêm minh.          

B. thành lập nhiều uỷ ban kiểm tra trung ương.

C. giao cho Bộ công an thực  thi pháp luật. 

D. ban hành  và tổ chức thực hiện pháp luật.

Câu 6. Khi  quyền và lợi ích hợp pháp của mình  bị xâm hại, công dân cần dựa vào đâu để được bảo vệ ?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.                                        

B. Pháp luật.

C. Các mối quen biết.                                                  

D. Các giá trị về đạo đức.

Câu 7. Chị H và anh P đến uỷ ban nhân dân xã đăng kí kết hôn khi cả hai đều ngoài 20 tuổi, ta nói hành vi của cả hai anh- chị trên là:

A. Đúng với xu thế hiện đại.

B. Phù hợp với quan niệm đạo đức.

C. Đủ điều kiện kết hôn.

D. Hành vi hợp pháp.

Câu 8. Bạn A đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị  cảnh sát giao thông  lập biên bản tịch thu phương tiện. Theo em, việc làm của cảnh sát giao thông ở đây là gì?

A. Thực hiện đúng quy định của pháp luật.

B.Thi hành tốt nhiệm vụ được giao.

C. Làm trái quy định của pháp luật.

D. Ngăn ngừa, chấm dứt hành vi vi phạm.

Câu 9 . Mẹ chị M già yếu mắc bệnh mất trí nhớ nên thường xuyên đi ra đường thơ thẩn một mình. Chị M đã nhốt bà dưới tầng hầm và hàng ngày đưa cơm vào cho bà ăn. Nếu là hàng xóm của chị M em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ việc làm của chị M là đúng vì để an toàn cho mẹ.

B. Mặc kệ vì đó là việc riêng của gia đình nhà chị M.

C. Nói mọi người biết về việc làm của chị M với mẹ mình.

D. Giúp chị M thấy được cái sai bằng  đạo đức và pháp luật.

Câu 10. Mới ra  tù chưa đầy một tháng Q đã giật túi sách của một bà cụ đi ngang qua đầu ngõ nhà mình khiến bà té ngã dẫn đến tử vong. Thấy vậy những người đi đường chi hô đuổi bắt được Q trong đó có cả hàng xóm của Q.  Bà H chứng kiến sự việc bảo rằng lần này không ra nổi tù đâu "ngựa quen đường cũ",  anh P nói đế vào thằng này phải tử hình thôi " quá tam ba bận" rồi, đúng lúc ông cảnh sát trưởng  đi qua ông bảo đây là tội phạm nguy hiểm để ông đưa về đồn  giải quyết, ông  Y tổ trưởng dân phố cũng có mặt để xác nhận sự việc thì bảo rằng thằng này không tôn trọng pháp luật sẽ bị xử lý thích đáng thôi. Trong trường hợp này, ý kiến của ai là hoàn chỉnh nhất?

A. Bà H.             

B.  Ông Y.                  

C. Cảnh sát trưởng.     

D. Anh P.

Câu 11. Hành động đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống  của các cá nhân, tổ chức  trong xã hội mang tính hợp pháp thì được gọi là

A. thực hiện pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thực hành pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 12. Đâu là hành vi tuân thủ pháp luật của công dân ?

A.Đi học đại học  

B. Nộp thuế đầy đủ đúng quy định

C. Không tàng trữ và sử dụng ma tuý 

D. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Câu 13. Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?

A. Thi hành pháp luật

B. Sử dụng pháp luật 

C. Tuân thủ pháp luật    

D. Áp dụng pháp luật

Câu 14. Đâu là hành vi áp dụng pháp luật của các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền ?

A. Xây dựng nhà ở.       

B. Kê khai thuế  đúng quy định.    

C. Cán bộ tư pháp cấp giấy chứng nhận kết hôn.

D. Cơ quan X luôn đảm bảo quy định về phòng cháy, chữa cháy.

Câu 15. Vi phạm pháp luật là

A. hành vi trái luật, có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

B. hành vi trái luật xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

C. hành vi có lỗi, có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

D. làm vào những điều mà pháp luật cấm.

Câu 16. Trách nhiệm pháp lí được hiểu:

A. Là nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi.

B. Là cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu trách nhiệm .

C. Buộc chấm dứt hành vi trái pháp luật.

D. Răn đe người khác tránh những việc làm trái pháp luật.

Câu 17:  Bạn H đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Bạn H đã vi phạm pháp luật:

A.Dân sự                    

B. Hình sự                  

C. Hành chính            

D. Lao động

Câu 18. Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi Khi bị bắt  ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Trách nhiệm hành chính                           

B. Trách nhiệm hình sự

C. Trách nhiệm dân sự                                   

D. Trách nhiệm kỷ luật

Câu 19.  Bạn T viết bài đăng báo Hoa học trò nói về nguyên nhân học sinh hay vi phạm trật tự an toàn giao thông. Ta nói bạn M đã:

A. Tuân thủ pháp luật.  

B. Áp dụng pháp luật. 

C. Thi hành pháp luật. 

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 20. Trong các hành vi sau, hành vi nào được coi là thi hành pháp luật?

A. Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm. 

D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.

Câu 21. Bạn A là học sinh lớp 12 đủ 18 tuổi. Bạn rất vui khoe với bạn mình vì được đi bỏ phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong đợt bầu cử vừa qua.  Trường hợp này Bạn A đã

A. sử dụng quyền của mình.

B. biết tuân thủ pháp luật.

C. chấp hành tốt quy định của pháp luật.

D. có tinh thần trách nhiệm với công việc chung.

Câu 22: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn với G (cùng lớp) nên đã rủ một số  bạn  cùng xóm mang theo hung khí đến cổng trường chặn đánh  G. Là bạn cùng lớp em sẽ làm gì?

A. Ủng hộ M bằng lời nói  và hành động.                            

B. Khuyên G chạy chốn thật xa, rồi báo cho gia đình.                     

C. Báo cho mọi người biết để ngăn cản sự việc.                              

D. Chờ quay phim, chụp ảnh đưa lên facbook để cung cấp chứng cứ cho công an.

Câu 23. Đi chơi về khuya, khi qua cầu tràn C thấy một người bị đuối nước. Vì trời rất tối,rét lại không biết bơi nên C đành bỏ đi,  sáng hôm sau C nghe tin người đó chết. Em đánh giá như thế nào về hành vi của C?

A. Không có tình người.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Bình thường vì C không biết bơi.

D. Vi phạm luật an toàn giao thông đường thuỷ nội địa.

Câu 24: N và Y đang họp lớp 10 yêu nhau và có quan hệ tình dục dẫn đến Y có thai. Biết chuyện gia đình N đã chủ động đến gặp gia đình Y thu xếp tổ chức lễ cưới cho hai bạn. Gia đình Y không chịu, doạ sẽ đem việc này kiện ra toà án. Trong trường hợp trên, hành vi của những ai là vi phạm pháp luật cần phải phê phán?

A. N và Y.                 

B. Gia đình N.       

C. Gia đình Y.         

D. Cả N và gia đình Y.

Câu 25. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là

A. xây dựng hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật.

B.tạo ra hành lang pháp lý đơn giản, thuận tiện.

C. không ngừng đổi mới và nâng cao trình độ quản lý.

D.quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật.

Câu 26.  Công dân bình đẳng  về trách nhiệm pháp lý  được hiểu là

A. ở  mọi lứa tuổi đều bị xử lý như nhau.

B.  đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.

C. đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

D. không xử lý người thiếu hiểu biết về luật.

Câu 27. Sau giờ GDCD có nhiều bạn tranh luận với nhau về chủ đề "sự khác biệt giữa bình đẳng về quyền, nghĩa vụ với bình đẳng về trách nhiệm pháp lý". Em đồng tình với ý kiến của bạn nào sau đây?

A. Đều giống nhau về bản chất đó là sự bình đẳng.

B. trách nhiệm pháp lý chỉ giành riêng cho những người vi phạm pháp luật.

C. Nghĩa vụ mang tính tự do, còn trách nhiệm pháp lý mang tính cưỡng chế.

D. Quyền thì ai cũng như nhau, còn trách nhiệm pháp lý thì bình đẳng cho người vi phạm.

Câu 28. Anh K đi nộp tiền để liên hoan ngày toàn dân đoàn kết, lúc về tình cờ gặp mấy bác nông dân đang nghỉ giải lao ở gốc đa ven đường, biết chuyện họ xúm vào trêu: Bà G bảo:  dào ơi nghèo rớt mồng tơi còn đàn đúm làm chi? Ông  D thì thỏ thẻ: Cả như tôi tiền đấy mua thịt về cả nhà cùng ăn; anh Y thì bảo: Nhà ông nghèo thì lo mà làm ăn, bì gì với chúng tôi mà góp rượu? chị H thì lên tiếng trách móc: Các bác ạ! đấy là quyền người ta, nghèo cả năm chứ nghèo gì một bữa. Thế rồi tất cả cùng cười rôm lên. Em bằng lòng với ý kiến của ai?

A. Anh Y.        

B. Chị H.                 

C. Ông D.                

D. Bà G.

Phần II. Tự luận

Câu 1: Ông Q mất đi, bà Q già yếu nên không thể ở một mình. Bà có nguyện vọng được ở với con trai út vì hợp với vợ chồng họ hơn. Vợ chồng người con út cũng muốn mẹ về ở cùng. Nhưng những người con khác cho rằng: Con cái được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nên cần luân phiên mỗi người phụng dưỡng mẹ 1 tháng.

Hỏi:

a) Luân phiên  mỗi người phụng dưỡng mẹ 1 tháng có phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ không?

b) Nếu là con bà Q em sẽ ứng xử như thế nào?

Câu 2: Ngủ dậy muộn H lớp 11 B1 đã vội vàng cầm chiếc cặp sách chèo tót lên chiếc xe máy của mẹ phóng vụt đến trường. Qua ngã 3 vượt đèn đỏ bị cảnh sát giao thông tuýt còi, lập biên bản phạt 100.000đ.

Em hay chỉ ra các yếu tố cấu thành  hành vi vi phạm pháp luật  của bạn H trong tình huống trên?

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề kiểm tra 1 tiết năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Đại An. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON