YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh lớp 12 năm 2019 - Trường THPT Lê Hồng Phong

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Sinh học 12 năm 2019, tổng hợp lại những kiến thức quan trọng nhằm giúp các em luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em chuẩn bị thật tốt kiến thức để làm bài thi đạt kết quả cao. Chúc các em ôn bài thật tốt !

ADSENSE
YOMEDIA

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

(Đề thi có 04 trang)

KIỂM TRA 1 TIẾT

NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN SINH – Khối lớp 12

Thời gian làm bài : 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

 

 

Mã đề 044

                                                                                                                                  Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ...................

 
   

Câu 1. Trong điều kiện nào hiệu ứng của phiêu bạt di truyền (do các yếu tố ngẫu nhiên) là lớn nhất

A. Cạnh tranh trong loài yếu                                         B. Kích thước quần thể lớn

C. Cạnh tranh trong loài mạnh                                      D. Kích thước quần thể bé

Câu 2. Loài người cổ xuất hiện đầu tiên trong chi Homo là:

A. Homo Erectus   B. Homo Sapien      C. Homo Neandectan   D. Homo Habilis

Câu 3. Hình thành loài mới bằng cách li địa lí thường gặp ở đối tượng nào?

A. Động vật phát tán mạnh          B. Thực vật

C. Động vật ít di chuyển               D. Thực vật và động vật ít di chuyển

Câu 4. Một quần thể ngẫu phối có tần số kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I)Nếu không có tác động của các nhân tố tiến hóa thì ở F1 có 84% số cá thể mang alen A.

(II)Nếu có tác động của nhân tố đột biến thì chắc chắn sẽ làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.

(III)Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

(IV)Nếu chỉ chịu tác động của di - nhập gen thì có thể làm tăng tần số alen A.

(V)Nếu có 200 cá thể có kiểu gen AA và 300 cá thể có kiểu gen Aa nhập cư vào quần thể trên thì số lượng alen a của quần thể sau khi nhập cư là 1235. Biết rằng quần thể ban đầu gồm 1000 cá thể.

A. 3.                        B. 2.                     C. 4.                          D. 1.

Câu 5. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là:

A. Làm xuất hiện các alen mới dẫn đến làm phong phú  vốn gen của quần thể

B. Phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể

C. Làm biến đổi tần số alrn và thành phần kiểu gen cảu quần thể không theo một hướng xác định

D. Tác động trực tiếp lên kiểu gen mà không tác động lên kiểu hình của sinh vật

Câu 6. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể và cơ chế tiến hóa là chọn lọc tự nhiên là

A. Menđen             B. Lamac                C. Moocgan                  D. Đacuyn

Câu 7. Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự

A. Lá đậu Hà lan và gai xương rồng            

  B. Cánh chim và cánh côn trùng

C. Tua cuốn dây bầu và gai xương rồng       

D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của động vật khác

Câu 8. Cho các dữ liệu sau:

(1).Sinh vật bằng đá tìm được trong lòng đất

(2).xác ướp của các pharaon trong kim tự tháp ai cập vẫn còn tươi

(3).xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc

(4).Xác của voi mamut còn tươi trong lớp băng hà

(5).Rìu bằng đá của người cổ đại

Dữ liệu nào trên đây được gọi là hóa thạch ?

A. (1),(2),(3),(4) và (5)                                                  B. (1),(2),(3) và (4)

C. (1),(3) và (4)                                                             D. (1),(2)và (3)

Câu 9. Những biến đổi trong quá trình tiến hóa nhỏ để hình thành loài mới xảy ra theo trình tự nào?

A. Phát sinh đột biến à chọn lọc các đột biến có lợi à cách li sinh sản à phát tán đột biến

B. Phát sinh đột biến à cách li sinh sản à phát tán đột biến à chọn lọc các đột biến có lợi

C. Phát sinh đột biến à phát tán đột biến à chọn lọc các đột biến có lợi à cách li sinh sản

D. Phát tán đột biến à chọn lọc các đột biến có lợi à phát sinh đột biến à cách li sinh sản

Câu 10. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò quy định chiều hướng tiến hóa:

A. Chọn lọc tự nhiên                                                     B. Di – nhập gen

C. Các yếu tố ngẫu nhiên                                              D. Đột biến

Câu 11. Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể

A. Giao phối không ngẫu nhiên                                    B. Cách li địa lí

C. Chọn lọc tự nhiên                                                     D. Đột biến

Câu 12. Cho các nhân tố sau:

(1) Đột biến

(2) Chọn lọc tự nhiên

(3) Các yếu tố ngẫu nhiên

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là:

A. 1 và 4           B. 1 và 2               C. 3 và 4                  D. 2 và 4

Câu 13. Kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là hình thành

A. Cá thể mới            B. Loài mới              C. Họ mới                    D. Bộ mới

Câu 14. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh loài người?

A. Đại Tân Sinh.       B. Đại Cổ sinh.      C. Đại Trung sinh.      D. Đại Nguyên sinh.

Câu 15. Trong quá trình tiến hóa, cách li địa lí có vai trò:

A. Làm phát sinh các alen mới, qua đó làm tăng sự đa đạngi truyền trong quần thể

B. Làm biến đổi tần số alen của quần thể theo những hướng khác nhau

C. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài

D. Hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài

Câu 16. Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền

(2) Đột biến

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Giao phối ngẫu nhiên

(5) Chọn lọc tự nhiên

(6) Di – nhập gen

Có bao nhiêu nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

A. 2                    B. 4                   C. 1                      D. 3

Câu 17. Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ?

A. Tiến hóa nhỏ là sự biến đổi và tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện

B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể (biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài

D. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa

Câu 18. Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào

A. Tốc độ tích lũy những biến đổi trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh

B. Tốc độ sinh sản của loài

C. Quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài

D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên

Câu 19. Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây của quần thể 2. Đây là một ví dụ về:

A. Giao phối không ngẫu nhiên                                    B. Thoái hóa giống

C. Di nhập gen                                                              D. Biến động di truyền

Câu 20. Hai loài thực vật có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài này không thể thụ phấn cho loài khác. Sự cách li sinh sản này là ví dụ về sự cách li nào?

 A. Cách li thời gian     B. Cách li cơ học   C. Cách li tập tính       D. Cách li sinh cản

----Để xem nội dung từ câu 20 - 30 của đề kiểm tra 1 tiết sinh lớp 12 năm 2019, vui lòng xem online hoặc tải về máy----

Câu 31. Cho các nhân tố sau:

(1) Chọn lọc tự nhiên

(2) Giao phối ngẫu nhiên

(3) Giao phối không ngẫu nhiên

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên

(5) Đột biến

(6) Di – nhập gen

Các yếu tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm that đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:

A. 1, 4, 5, 6         B. 1, 3, 4, 5         C. 2, 4, 5, 6              D. 1, 2, 4, 5

Câu 32. Loài bông của châu Âu có 2n = 26 NST đều có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 NST đều có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là:

A. 13 NST lớn và 26 NST nhỏ                        B. 13 NST lớn và 13 NST nhỏ

C. 26 NST lớn và 13 NST nhỏ                        D. 26 NST lớn và 26 NST nhỏ

Câu 33. Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:

(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.

(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.

(3) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

Các phát biểu đúng là:

A. (1), (2), (4), (5)                                                          B. (1), (3), (4)

C. (1), (2), (3), (4)                                                          D. (1), (2), (3), (4), (5).

Câu 34. Các yếu tố được đánh số thứ tự sau:

(1).môi trường cạn

(2).môi trường nước

(3).sống tự dưỡng

(4).sống dị dưỡng

(5).sống kỵ khí

(6).sống hiếu khí

Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở môi trường nào? Phương thức sống như thế nào?

A. 1, 4, 6                             B. 2, 4, 5                            C. 1, 3, 5                               D. 2, 3, 5

Câu 35. Để xác định tuổi các lớp đất đá cùng với các hóa thạch có độ tuổi hàng trăm triệu năm, thậm chí hàng tỉ năm, người ta thường sử dụng chất đồng vị phóng xạ nào?

A. Urani 238                       B. Cacbon 14                     C. Kali 40                             D. Urani 235

Câu 36. Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải

A. Không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội               B. Triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn

C. Khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội                                  D. Khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội

Câu 37. Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinh?

A. sự phát sinh lưỡng cư và bò sát                             B. sự phát sinh thực vật

C. sự chinh phục đất liền của động, thực vật              D. nhiều động vật biển bị tuyệt diệt

Câu 38. Đại địa chất nào đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát?

A. Đại cổ sinh          B. Đại trung sinh         C. Đại tân sinh.        D. Đại thái cố

Câu 39. Một alen nào đó dù là có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể và một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể do tác động của

A. Đột biến                                  B. Giao phối không ngẫu nhiên

C. Các yếu tố ngẫu nhiên           D. Chọn lọc tự nhiên

Câu 40. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng

A. Chân chuột chũi và chân dế dũi

B. Mang cá và mang tôm

C. Cánh sâu bọ và cánh dơi

D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của những động vật khác

Trên đây là phần trích dẫn đề kiểm tra 1 tiết môn Sinh học lớp 12 năm 2019.Chi tiết nội dung đề thi, quý thầy cô cùng các em học sinh có thể chọn chức năng xem trực tuyến hoặc tài về máy.

Ngoài ra, có thể thao khảo thêm 

Chúc các em đạt kết quả cao ở kỳ thi sắp tới!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF