Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 năm 2019. Đề cương gồm các câu hỏi tự luận có đáp án. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ 1 GDCD KHỐI 12
Câu hỏi bài 4
Câu 1: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:
A. Kết hôn B. Nghỉ việc không lí do
C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi D. Có thai
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Cha mẹ không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
B. Cha mẹ không được định hướng nghề nghiệp cho con.
C. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.
D. Cha mẹ không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con.
Câu 3: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. hợp đồng lao động. B. quan hệ dân sự. C. hợp đồng dân sự D. quan hệ lao động.
Câu 4: Nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng trong kinh doanh?
A. Công dân tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với sở thích của bản thân.
B. Công dân tự do thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
C. Công dân tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của bản thân.
D. Công dân tự do lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản thân.
Câu 5: Anh Dân tốt nghiệp Đại học Xây dựng loại giỏi, lại có năng lực tiếng Anh và tin học thành thạo nên anh được tuyển thẳng vào biên chế của sở xây dựng tỉnh X. Việc tuyển thẳng anh Dân vào biên chế thể hiện quy định nào của luật lao động?
A. Chế độ ưu tiên đối với sinh viên tốt nghiệp các trường đại học có uy tín.
B. Chế độ ưu tiên đối với người lao động có trình độ chuyên môn cao.
C. Chế độ ưu tiên đối với lao động nam tốt nghiệp đại học loại giỏi.
D. Chế độ ưu tiên đối với lao động nam trong ngành xây dựng.
Câu 6: Những quyền: bình đẳng trong hôn nhân và gia đình, bình đẳng trong lao động, bình đẳng trong kinh doanh đều dựa trên nguyên tắc cơ bản
A. mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
B. mọi công dân đều có quyền tự do, dân chủ trước pháp luật.
C. mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trước pháp luật.
D. mọi công dân đều được phát triển.
Câu 7: Hiểu như thế nào là không đúng về bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, nuôi dưỡng cha mẹ.
B. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.
D. Cha mẹ được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ
A. ngang nhau trong sở hữu tài sản riêng. B. ngang nhau trong sở hữu tài sản chung.
C. khác nhau trong sở hữu tài sản riêng. D. khác nhau trong sở hữu tài sản chung.
Câu 9: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ khi đang nuôi con
A. dưới 14 tháng tuổi. B. dưới 13 tháng tuổi. C. dưới 12 tháng tuổi. D. dưới 15 tháng tuổi.
Câu 10: Anh Nguyễn Văn A có một trang trại nuôi gà giống. Sau một thời gian anh A đã quyết định vay vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại, mở rộng quy mô chăn nuôi. Từ việc chỉ cung cấp gà giống thì đến nay trang trại của anh còn cung cấp trứng và gà thịt. Điều đó thể hiện anh A được bình đẳng về quyền
A. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. thực hiện quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh.
C. chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
D. chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
Câu 11. Khi công dân giao kết được một hợp đồng lao động, có nghĩa là
A. Có vị trí đứng trong xã hội.
B. Xác lập được một quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
C. Có việc làm ổn định.
D. Bắt đầu có thu nhập.
Câu 12. Vợ chồng cùng bàn bạc và lựa chọn nơi cư trú là thực hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. xã hội. B. đối ngoại.
C. nhân thân. D. mua bán.
Câu 13. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong
A. quy chế chi tiêu nội bộ. B. cơ hội tìm kiếm việc làm.
C. quy trình quản lí nhân sự. D. nội dung hợp đồng lao động.
Câu 14. Vợ chồng anh H bắt con gái phải lấy chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ được định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh H đã vi phạm quyền bình đẳng trong nội dung nào dưới đây?
A. Quy trình hội nhập. B. Hôn nhân, gia đình.
C. Chiến lược đầu tư. D. Chính sách đối ngoại.
Câu 15. Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị B không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chị B cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Tìm kiếm mở rộng thị trường. B. Độc quyền phân phối hàng hóa.
C. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. D. Phương thức hoạt động, quản lí doanh nghiệp.
Câu hỏi bài 5
Câu 1. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?
A. Quản lí Nhà nước. B. Hội nhập quốc tế. C. Tự do tín ngưỡng. D. Phê chuẩn công ước.
Câu 2. Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật
A. tôn trọng. B. tôn vinh. C. ưu ái. D. ưu tiên.
Câu 3: Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển để các dân tộc đảm bảo quyền
A, bình đẳng B, tự quyết C, tự do D, tôn trọng
Câu 4: Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản nào của con người dưới đây?
A, quyền bình đẳng của công dân B, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
C, quyền cơ bản của công dân D, quyền và nghĩa vụ của công dân
Câu 5: Dân tộc được hiểu theo nghĩa là
A, một bộ phận dân cư của quốc gia B, một dân tộc thiểu số
C, một dân tọc ít người D, một cộng đồng có chung lãnh thổ
Câu 6: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc là
A, các bên cùng có lợi B, bình đẳng
C, đoàn kết giữa các dân tộc D, tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
Câu 7: Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trên các phương diện
A, chính trị tư tưởng B, phát triển kinh tế C, giữa gìn bản sắc VH D, chính trị, kinh tế, VH, XH
Câu 8: Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực
A, Chính trị B, Kinh tế C, Văn hóa, giáo dục D, dân số, việc làm
Câu 9: Đảng và Nhà nước ban hàng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm
A, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội
B, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế
C, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa
D, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội
Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện văn hóa giáo dụcN
A, Giữ gìn, khôi phục và phát huy những phong tục tập quán truyền thống văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc
B, Bảo tồn phong tục của từng dân tộc
C, Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc
D, Giữa gìn và khôi phục tập quán tốt đẹp của từng dân tộc
Câu 11: Bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc là cơ sở để
A, thống nhất toàn dân tộc B, củng cố sự đoàn kết
C, cấu kết cộng đồng D, củng cố sự đoàn kết và thống nhất toàn dân tộc
Câu 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là:
A, Công dân có quyền không theo bất kỳ một tôn giáo nào .
B, Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
C, Người đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không có quyền bỏ để theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
D, Người theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền hoạt động theo tín ngưỡn, tôn giáo đó.
Câu 13: Các tôn giáo ở Việt Nam đều có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của
A, nhân dân B, các tổ chức chính trị C, pháp luật D, nhà nước
Câu 14: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc ?
A, Các dân tộc Việt Nam có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật.
B, Các dân tộc Việt Nam có quyền hoạt động theo ý muốn của mình
C, Các dân tộc Việt Nam đều được pháp luật bảo vệ và tôn trọng.
D, Các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng như nhau về mọi mặt.
Câu 15: Công dân được tham gia quản lý nhà nước và xã hội là một trong những nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới dây?
A, Lĩnh vực kinh tế B, Lĩnh vực chính trị C, Lĩnh vực xã hội D, Lĩnh vực giáo dục
Câu 16: Mọi công dân đều được bình đẳng đẳng về cơ hội học tập là nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào dưới dây?
A, Lĩnh vực kinh tế B, Lĩnh vực chính trị C, Lĩnh vực xã hội D, Lĩnh vực giáo dục
Câu 17: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?
A, Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số
B, Là cơ sở cần thiết để phát triển đất nước
C, Là cơ sở đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc
D, Là cơ sở tạo nên sức mạnh riêng cho các dân tộc thiểu số phát triển
Câu 18: Văn hóa của các dân tộc Việt Nam đều được bảo tồn và phát huy là một trong những nội dung của quyển bình đẳng giữa các dân tộc trên lĩnh vực nào sau đây?
A, Lĩnh vực kinh tế B, Lĩnh vực chính trị C, Lĩnh vực văn hóa D, Lĩnh vực giáo dục
Câu 19: Ý kiến nào dưới dây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ?
A, Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ
B, Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật
C, Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
D, Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.
Câu 20: Các tôn giáo ở Việt Nam có quyền gì sau đây?
A, Hoạt động tự do B, Hoạt động phổ biến
C, Hoạt động phổ cập D, Hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật
Câu 21: Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số đều được nhà nước và pháp luật bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là nội dung của quyền nào dưới đây
A, quyền bình đẳng giữa các dân tộc. tôn giáo B, quyền bình đẳng giữa nam và nữ
C, quyền bình đẳng giới D, quyền bình đẳng trong ứng cử và bầu cử
Câu 22: Anh T yêu chị H . Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền gì dưới đây
A, Bình đẳng giữa các dân tộc B, Bình đẳng giữa các tôn giáo
C, Bình đẳng trong văn hóa D, Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng
Câu 23: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào?
A. Thờ ơ. B. Không tôn trọng.
C. Công kích. D. Tôn trọng lẫn nhau.
Câu 24: Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Điều này thể hiện các dân tộc ở Việt Nam đều
A. bình đẳng về giáo dục B. bình đẳng về kinh tế.
C. bình đẳng về chính trị. D. bình đẳng về văn hóa.
Câu 25: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong cơ quan Nhà nước. Đây là nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. an ninh, quốc phòng. B. văn hóa, giáo dục.
C. chính trị. D. kinh tế.
Câu 26: Anh Huân yêu chị Hoa, hai người quyết định kết hôn nhưng bố mẹ chị Hoa phản đối, nhất quyết không đồng ý, vì anh Huân và chị Hoa không cùng đạo. Hành vi cản trở, phản đối của bố mẹ chị Hoa đã vi phạm đến Luật, Pháp lệnh nào?
A. Luật Hình sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
B. Luật Hôn nhân và gia đình, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
C. Luật hành chính, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
D. Luật Dân sự, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Câu 27: Thờ cúng Thần Tài, Thổ công, Táo quân, Phúc Lộc Thọ và lên Đồng đều là những hoạt động
A. tín ngưỡng. B. tôn giáo. C. mê tín dị đoan. D. trái pháp luật.
Câu 28: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc:
A. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng
C. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
Câu 29: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương trước lúc đi xa B. Yếm bùa
C. Không ăn trứng trước khi đi thi D. Xem bói
Câu 30. Tôn giáo được biểu hiện:
A. Qua các đạo khác nhau B. Qua các tín ngưỡng
C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức D. Qua các hình thức lễ nghi
{-- xem tiếp nội dung Đề cương ôn tập thi HK1 môn GDCD 12 năm 2019 ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn thi HK1 môn GDCD 12 năm 2019. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.
>>> Các em có thể tham khảo một số đề thi HK1 sau đây :