YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 10 CD năm học 2022-2023

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Ngữ văn 10 Cánh diều năm 2022-2023 bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng môn Ngữ văn 10 Cánh diều cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập trước bài thi Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

ATNETWORK

1. Lý thuyết

1.1. Văn bản thơ

- Phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung (đề tài, chủ đề, thông điệp,…) và hình thức (không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,...) của truyện thần thoại, sử thi; thấy được một số điểm gần gũi giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hoá khác nhau.

Bài 2: Thơ Đường luật

Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại thơ Đường luật

a. Một số yếu tố trong thơ Đường luật: hình ảnh, cách gieo vần; nghệ thuật đối: đối giữa các câu, đối giữa các vế ; ý nghĩa đối tương đồng và đối tương phản.

b. Thơ Nôm Đường luật: vẫn mang tính quy phạm của thể thơ Đường luật nhưng cũng đã có những thay đổi về nhịp điệu câu thơ, sử dụng từ ngữ và hình ảnh từ đời sống

c. Chủ thể trữ tình: chủ thể phát ngôn thường là tác giả hoặc người đại diện cho quan niệm thẩm mỹ và tư tưởng thời đại về một vấn đề nào đó trong cuộc sống.

Bài 3: Kịch bản chèo và tuồng

1. Đặc trưng của kịch bản chèo và tuồng với một số yếu tố hình thức và nội dung: đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề, thông điệp…

2. Kịch bản chèo/ tuồng là văn bản có cốt truyện, nhân vật kèm lời thoại và chỉ dẫn về bối cảnh, trang phục, hoạt động trên sân khấu

Bài 4: Văn bản thông tin

1. Văn bản thông tin tổng hợp là loại văn bản trong đó người viết sử dụng phương

thức thuyết minh kết hợp với một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác.

2. Bản tin là một dạng văn bản thông tin, cung cấp tin tức thời sự, thông báo, hướng dẫn cho người đọc, người xem những sự kiện đã, đang và sắp diễn ra.

1.2. Viết văn bản nghị luận xã hội

Về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc một vấn đề đặt ra từ tác phẩm văn học.

- Mức độ đánh giá: chia làm 3 mức độ theo yêu cầu về KTĐG của CT Ngữ văn 2018 (biết, hiểu, vận dụng)

- Các chuẩn / tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động đọc hiểu: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của đọc hiểu văn bản thơ trong CT Ngữ văn 2018.

- Các tiêu chí kiểm tra và đánh giá hoạt động viết: căn cứ vào yêu cầu cần đạt của hoạt động viết trong CT Ngữ văn 2018 và SGK Ngữ văn 10 – Bộ Cánh Diều (Bài 1).

2. Đề thi minh họa

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

TỰ TRÀO

Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang,
Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng.
Cờ đương dở cuộc không còn nước(),
Bạc chửa thâu canh đã chạy làng().
Mở miệng nói ra gàn bát sách(),
Mềm môi chén mãi tít cung thang().
Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ,
Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng!

(Nguyễn Khuyến)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8:

Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì?

A. Vần lưng
B. Vần chân
C. Vần liền
D. Vần cách

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào?

A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình”
B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi”
C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng
D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp

Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào?

A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối)
B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối)
C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu)
D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối)

Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào?

A. 1 – 2 và 3 – 4
B. 3 – 4 và 5 – 6
C. 5 – 6 và 7 – 8
D. 1 – 2 và 7 – 8

Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì?

A. Tự kể về mình
B. Tự viết về mình
C. Tự nói về mình
D. Tự cười mình

Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì?

A. Cái nghèo của mình
B. Cái dốt nát của mình
C. Cái vô tích sự của mình
D. Cái khôn ngoan của mình

Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”?

A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu
B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng
C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng
D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng

Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình?

A. Lòng yêu nước
B. Sự hiếu học
C. Lòng tự trọng
D. Tính hài hước

Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.

Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng.

Phần II. Viết (5,0 điểm)

Theo anh / chị, mỗi người chúng ta có cần phải biết “tự trào” không? Vì sao? Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.

---(Để xem tiếp nội dung của đề cương các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Ngữ văn 10 CD năm học 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON