YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 10 KNTT năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều nguồn tài liệu để chuẩn bị ôn tập thật tốt cho kỳ thi học kì 1 sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023. Nội dung đề cương bao gồm tóm tắt lý thuyết cần nhớ và các bài tập vận dụng có đáp án cho từng câu hỏi để giúp các em đối chiếu sau khi làm bài. Mời các em tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.

ATNETWORK

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa

- Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ

- Đọc được bản đồ vành đai động đất

1.2. Khí quyền, các yếu tố khí hậu

- Trình bày được khái niệm khí quyển

- Trình bày được sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất theo vĩ độ địa lí, lục địa, đại dương, địa hình

- Trình bày được sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất, nguyên nhân của sự thay đổi khí áp

- Trình bày được một số loại gió chính trên Trái Đất, một số loại gió địa phương

- Phân tích được các nhân tố ảnh hướng đến lượng mưa và trình bày được sự phân bố mưa trên thế giới

- Phân tích được các số liệu, hình vẽ, bản đồ, lược đồ một số yếu tổ của khí hậu (nhiệt độ, khí áp, gió, mưa.....)

 - Giải thích được một số hiện tượng thời tiết và khí hậu trong thực tế

1.3. Đọc biểu đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất, phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu

- Nêu được các đới, các kiểu khí hậu

- Đọc được biểu đồ các đới khí hậu trên Trái Đất

- Phân tích được biểu đồ một số kiểu khí hậu

1.4. Thủy quyển, nước trên Trái Đất

- Nêu được khái niệm thủy quyển.

- Phân tích được các nhân tổ ảnh hưởng tới chế độ nước sông

- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành

- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm

- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

- Vẽ được sơ đồ, phân tích được các bản đồ và hình vẽ về thủy quyền

1.5. Nước biển và đại dương

- Trình bày được tính chât của nước biển và đại dương

- Giải thích được hiện tượng song biển và thủy triều

- Trình bày được chuyển động của các đòng biển trong đại dương

- Nêu được vai trò của biển và đại đương đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Vẽ được sơ đồ, phân tích được bản đô và hình vẽ về nước biển và đại dương

1.6. Phân tích chế độ nước sông Hồng

- Nêu được khái niệm thủy quyển

- Phân tích được các nhân tổ ảnh hưởng tới chế độ nước sông

- Phân biệt được các loại hồ theo nguồn gốc hình thành

- Trình bày được đặc điểm chủ yếu của nước băng tuyết và nước ngầm

- Nêu được các giải pháp bảo vệ nguôn nước ngọt

- Vẽ được sơ đô, phân tích được các bản đồ và hình vẽ về thủy quyền.

1.7. Đất trên Trái Đất

- Trình bày được khái niệm về đất

- Phân biệt được đất và vỏ phong hóa

- Xác định được các tầng đất

- Phân tích được năm nhân tố hình thành đất và liên hệ với địa phương

1.8. Sinh quyển

- Trình bày được khái niệm sinh quyển

- Phân tích được đặc điểm và giới hạn của sinh quyền

- Phân tích được các nhân tổ ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố sinh vật

- Liên hệ thực tế ở địa phương

1.9. Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất

Phân tích được sơ đồ, hình vẽ, bản đồ phân bố các nhóm đất và sinh vật trên Trái Đất

1.10. Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

- Trình bày được khái niệm vỏ địa lí, phân biệt được vỏ địa lí và vỏ Trái Đất

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực tiễn của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí; liên hệ được thực tế ở địa phương

- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí

1.11. Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

- Trình bày được khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa thực hiện của quy luật địa đới và phi địa đới; liên hệ được thực tế ở địa phương

- Giải thích được một số hiện tượng phổ biến trong môi trường tự nhiên bằng các quy luật địa lí

2. Bài tập vận dụng

Câu 1. Biên độ nhiệt độ năm lớn nhất ở

 A. xích đạo.                      

B. chí tuyến.                                  

C. vòng cực.                     

D. cực.

Câu 2. Càng về vĩ độ cao

 A. nhiệt độ trung bình năm càng lớn.

  B. biên độ nhiệt độ của năm càng cao.

C. góc chiếu của tia mặt trời càng lớn.

D. thời gian có sự chiếu sáng càng dài.

Câu 3. Loại gió nào sau đây có tính chất khô?

A. Gió Tây ôn đới.           

B. Gió Mậu dịch.                                    

C. Gió mùa.                      

D. Gió biển, đất.

Câu 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa là

A. khí áp, frông, gió, địa hình, thổ nhưỡng.                               

B. khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình.

C. khí áp, frông, gió, địa hình, sông ngòi.                                    

D. khí áp, frông, gió, dòng biển, sinh vật.

Câu 5. Cửa sông là nơi dòng sông chính 

A. xuất phát chảy ra biển.

B. tiếp nhận các sông nhánh.

C. đổ ra biển hoặc các hồ.

D. phân nước cho sông phụ.

Câu 6. Băng tuyết khá phổ biến ở vùng

A. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi thấp.                                    

B. ôn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi thấp.

C. hàn đới, ôn đới và trên các vùng núi cao.                                     

D. hàn đới, cận nhiệt và trên các vùng núi cao.

Câu 7. Độ muối trung bình của đại dương là

A. 32‰.                            

B. 34‰.                                   

C. 35‰.                            

D. 33‰.

Câu 8. Tác động trước tiên của nhiệt và ẩm đến quá trình hình thành đất là

A. phong hoá đá để hình thành đất.                                      

B. làm cho đất ẩm và tơi xốp hơn.

C. cung cấp nhiệt độ và độ ẩm cho đất.                                      

D. phá huỷ đá gốc về mặt vật lí và hoá học.

Câu 9. Đất có tuổi già nhất là ở vùng

A. nhiệt đới và cận nhiệt. 

B. ôn đới và hàn đới.

C. cận nhiệt và ôn đới.                                                                                

D. nhiệt đới và ôn đới.

Câu 10. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

A. Xavan.                         

B. Rừng xích đạo.                                     

C. Rừng nhiệt đới.            

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 11. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

A. Độ cao.                        

B. Hướng nghiêng.    

C. Độ dốc.                      

D. Hướng sườn.

Câu 12. Phạm vi phân bố của lớp vỏ địa lí là

A. giới hạn dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại Dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.

B. từ giới hạn dưới của tầng ôdôn xuống đến hết tầng đá badan chỗ tiếp giáp với lớp Manti.

C. từ bề mặt Trái Đất đến hết tầng bình lưu và xuống đến tầng đá badan chỗ tiếp giáp với Manti.

D. từ phía bên trên của bề Trái Đất đến nơi tiếp giáp với lớp Manti và phía trên của các tầng đá.

Câu 13. Các đới gió trên Trái Đất từ Xích đạo về cực theo thứ tự nào sau đây?

A. Gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.                                     

B. Gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch.

C. Gió Đông cực, gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới.                                      

D. Gió Mậu dịch, gió Đông cực, gió Tây ôn đới.

Câu 14. Theo hướng từ cực về xích đạo, các kiểu thảm thực vật phân bố theo thứ tự nào sau đây?

A. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá rộng.

B. Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm.

C. Đài nguyên, rừng lá rộng, rừng lá kim, rừng cận nhiệt ẩm.

D. Đài nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, rừng lá rộng.

Câu 15. Nhận định nào sau đây không đúng về tính chất của các khối khí?

A. Khối khí cực rất lạnh.                                                                               

B. Khối khí chí tuyến rất nóng.

C. Khối khí xích đạo nóng ẩm.                                      

D. Khối khí ôn đới lạnh khô.

Câu 16. Khi một khối không khí nóng chủ động đẩy lùi khối không khí lạnh, ở chỗ tiếp xúc sẽ hình thành

A. frông lạnh.                   

B. frông nóng.                                   

C. khu áp cao.                   

D. dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 17. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa

A. xuân và hạ.                  

B. hạ và thu.                                      

C. đông và xuân.              

D. thu và đông.

Câu 18. Đặc điểm nào sau đây không phải của sóng thần?

A. Lan truyền phương ngang và tốc độ lớn.                                      

B. Khi vào đến bờ biển có thể cao hơn 20m.

C. Hình thành do hoạt động của con người.                                 

D. Một dạng thảm hoạ thiên nhiên tàn khốc.

Câu 19. Dòng biển nóng có đặc điểm nào sau đây?

A. Nhiệt độ nước cao hơn 00C và tự di chuyển trên biển.

B. Nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của khối nước xung quanh.

C. Vào mùa hạ chạy từ khu vực vĩ độ cao về vĩ độ thấp.

D. Nhiệt độ nước cao hơn 300C và có thể gây cháy rừng.

Câu 20. Tác động quan trọng nhất của sinh vật đối với việc hình thành đất là

A. làm đá gốc bị phá huỷ.

B. cung cấp chất hữu cơ.

C. cung cấp chất vô cơ.

D. tạo các vành đai đất.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21-30 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN

1.D

2.B

3.B

4.B

5.C

6.C

7.C

8.D

9.A

10.D

11.A

12.A

13.A

14.B

15.D

16.B

17.B

18.C

19.B

20.B

21.A

22.A

23.B

24.D

25.A

26.C

27.A

28.A

29.A

30.D

 

 

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON