YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Địa lí 10 CTST năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp cùng HOC247 tham khảo nội dung Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023 bao gồm: các kiến thức được tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và các bài tập vạn dụng sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo trước bài thi Học kì 1 sắp đến. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!

ADSENSE

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

a. Khí quyển

- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời.

- Khí quyển có cấu trúc gồm nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển. Một nửa khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao khoảng 5 km.

- Thành phần không khí trong khí quyển gồm: khí nitơ (chiếm khoảng 78% thể tích không khí), khí oxi (chiếm khoảng 21% thể tích không khí), khí cacbonic, hơi nước và các khí khác (chiếm khoảng 1% thể tích không khí).

- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự hình thành; phát triển và bảo vệ sự sống của Trái Đất.

b. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất

- Sự phân bố nhiệt độ trung bình trên Trái Đất thường xuyên chịu ảnh hưởng của Vũ trụ và Mặt Trời.

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất phân bố không giống nhau, phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình, ...

1.2. Khí áp và gió

a. Khí áp

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Không khí dù nhẹ nhưng cũng có trọng lượng. Khí áp cao nhất là ở Xi-bia (Sibir), lên đến 1 084 mb và khí áp thấp nhất là tại mắt bão ở Thái Bình Dương, chỉ có 870 mb.

- Trên bề mặt Trái Đất luôn tồn tại các đai áp cao và đai áp thấp. Các đai khí áp này phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo tạo thành từng khu vực riêng biệt từ Xích đạo về hai cực.

- Nguyên nhân hình thành khí áp là do nhiệt lực và động lực

- Nguyên nhân thay đổi khí áp: theo độ cao, theo nhiệt độ, theo thành phần không khí

b. Gió

- Gió là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi khí áp thấp. Gió được đặc trưng bởi tốc độ gió và hướng gió.

- Một số loại gió chính:

+ Gió Đông cực là là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Gió Tây ôn đới là loại gió thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Gió Mậu dịch thổi đểu đặn quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo.

+ Gió mùa là loại gió thổi theo mùa, gồm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

- Các loại gió địa phương:

+ Gió biển, gió đất hoạt động ở vùng ven biển, thay đổi hướng theo chu kì ngày - đêm.

+ Gió phơn là hiện tượng gió khô, nóng thổi từ trên núi xuổng.

+ Gió thung lũng, gió núi: Ở vùng đồi núi, ban ngày gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên, ban đêm gió theo sườn núi đi xuống.

1.3. Mưa

a. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

- Mưa là nước rơi ở trạng thái lỏng hay rắn từ các đám mây xuống bề mặt Trái Đất. Các giọt nước hoặc tinh thể băng rơi xuống đất phải có kích thước lớn đủ để thắng sức cản của không khí, sự bay hơi trên đường rơi của chúng.

- Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất.

- Thế giới có những nơi mưa nhiều, lượng mưa lớn gây lũ lụt, ngược lại có nhiều khu vực lượng mưa ít gây hạn hán vì lượng mưa và sự phân bố mưa trên Trái Đất chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

b. Sự phân bố mưa trên Trái Đất

- Phân bố theo vĩ độ

- Phân bố theo khu vực

1.4. Thủy quyển, nước trên lục địa

a. Thủy quyển

- Thuỷ quyển là lớp nước trên Trái Đất, bao gồm nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển, ...

- Thuỷ quyển có thể xâm nhập tới giới hạn trên của tầng đối lưu trong khí quyển và tồn tại trong tầng nước ngầm của thạch quyển.

b. Nước trên lục địa

- Các nhân tô ảnh hưởng đến chế độ nước sông: nguồn cung cấp nước sông, các nhân tố tự nhiên khác

- Hồ là những vùng trũng chứa nước trong lục địa không thông với biển.

- Trên các đỉnh núi cao và vùng cực, do khí hậu quanh năm lạnh giá nên nước tồn tại ở thể rắn gọi là nước băng tuyết, bao phủ 10% diện tích lục địa.

- Trong vỏ Trái Đẩt cũng tóm tại một lượng nước khá lớn, đó là nước ngầm.

c. Bảo vệ nước ngọt

Có nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước ngọt, trong đó có một số giải pháp quan trọng như:

+ Phân phối lại nguổn nước ngọt trên thế giới; xây dựng các hồ trữ nước, bảo trì và cải tạo đường ống vận chuyển nước ngọt, giám sát nguồn tài nguyên nước, ...

+ Sử dụng nguồn nước hợp lí: tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân về bảo vệ tài nguyên nước; sử dụng nước tiết kiệm; ...

+ Hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước: mỗi quốc gia cần xây dựng những khung pháp lí, quy định, chính sách, bộ Luật bảo vệ môi trường và nguồn nước, có những biện pháp chế tài đối với những trường hợp làm ô nhiễm nguồn nước, giảm lượng phát thải để ngăn ngừa biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn nước ngọt đang bị đe doạ; giám sát chặt chẽ khâu xử lí nước thải của các cơ sở sản xuất, ...

1.5. Nước biển và đại dương

- Nhiệt độ trung bình trên bề mặt của nước biển và ở giữa đại dương là khoảng 17°C.

- Độ muối là do nước sông hoà tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối của nước biển thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước sông chảy vào biển, độ bốc hơi và lượng mưa. Ví dụ: độ muối của Biển Đông là khoảng 33‰, biển Địa Trung Hải là 39‰, Biển Đỏ là 45‰, ...

- Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Thuỷ triều là hiện tượng mực nước biển dao động theo chu kì và biên độ nhất định do ảnh hưởng của sức hút Mặt Trăng, Mặt Trời và lực li tâm của Trái Đất.

- Dòng biển là dòng nước di chuỵển trong các biển và đại dương tương tự như các sông ở trong lục địa.

1.6. Đất

- Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì của đất là khả năng cung cấp nước; nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.

- Vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thô ở phẩn trên cùng của vỏTrái Đất, kết quả của các quá trình phong hoá làm đá và khoáng vật bị biến đổi.

1.7. Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

- Sinh quyển là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất mà thành phần, cấu trúc và năng lượng của nó chủ yếu được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.

- Giới hạn của sinh quyển bao gồm: phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển (lớp đất và lớp vỏ phong hoá).

- Các nhân tố ảnh hưởng: Khí hậu, nguồn nước, đất, địa hình, sinh vật và con người.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1. Dải hội tụ nhiệt đới được tạo thành ở khu vực

A. xích đạo.

B. chí tuyến.

C. ôn đới.

D. cực.

Câu 2. Không khí ở tầng đối lưu bị đốt nóng chủ yếu do nhiệt của

A. bức xạ mặt trời.

B. bức xạ mặt đất.

C. lớp vỏ Trái Đất.

D. lớp man ti trên.

Câu 3. Tính chất của gió Mậu dịch là

A. nóng ẩm.

B. khô.

C. lạnh khô.

D. ẩm.

Câu 4. Tính chất của gió Tây ôn đới là

A. nóng ẩm.

B. lạnh khô.

C. khô.

D. ẩm.

Câu 5. Khu vực nào sau đây thường có mưa nhiều?

A. Nơi ở rất sâu giữa lục địa.

B. Miền có gió Mậu dịch thổi.

C. Miền có gió thổi theo mùa.

D. Nơi dòng biển lạnh đi qua.

Câu 6. Hồ nào sau đây ở nước ta có nguồn gốc hình thành từ một khúc sông cũ?

A. Hồ Thác Bà.

B. Hồ Ba Bể.

C. Hồ Trị An.

D. Hồ Tây.

Câu 7. Ở vùng ôn đới, bờ Đông của đại dương có khí hậu

A. lạnh, ít mưa.

B. ấm, mưa nhiều.

C. lạnh, khô hạn.

D. nóng, ẩm ướt.

Câu 8. Lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa có khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trường và phát triển đựợc gọi là

A. sinh quyển.

B. thổ nhưỡng.

C. khí quyển.

D. thủy quyển.

Câu 9. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc vào môi trường đới lạnh?

A. Đài nguyên.

B. Rừng lá kim.

C. Thảo nguyên.

D. Rừng lá rộng.

Câu 10. Giới hạn phía trên của sinh quyển là

A. nơi tiếp giáp với tầng ôdôn.

B. giữa của tầng cao khí quyển.

C. đỉnh núi cao nhất thế giới.

D. nơi tiếp giáp tầng bình lưu.

Câu 11. Trong tự nhiên, các thành phần xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Câu 12. Nguyên nhân tạo nên sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do

A. lớp vỏ địa lí trên lục địa và đại dương không đồng nhất, luôn bị tách rời và luôn chuyển động.

B. các thành phần lớp vỏ địa lí không ngừng biến đổi và bị phân hóa thành nhiều dạng khác nhau.

C. các thành phần lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.

D. lớp vỏ địa lí được hình thành với sự góp mặt của tất cả các thành phần địa lí trong địa quyển.

Câu 13. Sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí từ Xích đạo đến cực là biểu hiện của quy luật

A. địa đới.

B. địa ô.

C. thống nhất.

D. đai cao.

Câu 14. Các vành đai nào sau đây là áp thấp?

A. Xích đạo, chí tuyến.

B. Chí tuyến, ôn đới.

C. Ôn đới, xích đạo.

D. Cực, chí tuyến.

Câu 15. Vùng cực có mưa ít là do tác động của

A. áp thấp.

B. áp cao.

C. frông.

D. địa hình.

Câu 16. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là

A. điều hoà chế độ nước sông.

B. làm giảm tốc độ dòng chảy.

C. giảm lưu lượng nước sông.

D. điều hoà dòng chảy sông.

Câu 17. Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

A. Dòng biển Bra-xin.

B. Dòng biển Gơn-xtrim.

C. Dòng biển Grơn-len.

D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 18. Các yếu tố khí hậu nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất?

A. Nhiệt và ẩm.

B. Ẩm và khí.

C. Khí và nhiệt.

D. Nhiệt và nước.

Câu 19. Loại gió nào sau đây không phải là gió thường xuyên?

A. Gió Tây ôn đới.

B. Gió Mậu dịch.

C. Gió Đông cực.

D. Gió mùa.

Câu 20. Yếu tố nào sau đây không có tác động tới sự phát triển và phân bố sinh vật?

A. Khí hậu.

B. Con người.

C. Đá mẹ.

D. Địa hình.

Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?

A. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.

B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.

C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi.

D. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.

Câu 22. Sự phân bố đất liền, biển và đại dương kết hợp dãy núi chạy hướng kinh tuyến là nguyên nhân khiến cho thảm thực vật ở lục địa Bắc Mĩ có sự thay đổi theo quy luật nào sau đây?

A. Đai cao.

B. Địa đới.

C. Địa ô.

D. Thống nhất.

Câu 23. Nhận định nào sau đây không đúng với sự phân bố nhiệt độ theo vĩ độ địa lí?

A. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ xích đạo về cực.

B. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là ở chí tuyến.

C. Biên độ nhiệt độ năm tăng từ xích đạo về hai cực.

D. Biên độ nhiệt độ năm thấp nhất ở khu vực xích đạo.

Câu 24. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Độ cao và hướng nghiêng.

B. Hướng nghiêng và độ dốc.

C. Độ dốc và hướng sườn.

D. Hướng sườn và độ cao.

Câu 25. Nơi nào sau đây có mưa ít?

A. Giữa các khối khí nóng và khối khí lạnh.

B. Giữa khu vực áp cao và khu vực áp thấp.

C. Khu vực có nhiễu loạn mạnh không khí.

D. Khu vực thường xuyên có gió lớn thổi đi.

Câu 26. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước

A. vào mùa hạ.

B. vào mùa xuân.

C. quanh năm.

D. theo mùa.

Câu 27. Ở vùng chí tuyến, bờ Tây lục địa có khí hậu

A. ẩm, mưa nhiều.

B. khô, ít mưa.

C. lạnh, ít mưa.

D. nóng, mưa nhiều.

Câu 28. Đặc trưng của thổ nhưỡng là

A. tơi xốp.

B. độ phì.

C. độ ẩm.

D. vụn bở.

Câu 29. Sinh quyển là một quyển của Trái Đất có

A. toàn bộ sinh vật sinh sống.

B. tất cả sinh vật, thổ nhưỡng.

C. thực, động vật; vi sinh vật.

D. toàn bộ thực vật sinh sống.

Câu 30. Kiểu thảm thực vật nào sau đây không thuộc vào môi trường đới ôn hoà?

A. Đài nguyên.

B. Rừng lá kim.

C. Thảo nguyên.

D. Rừng lá rộng.

ĐÁP ÁN

1.A

2.B

3.B

4.D

5.C

6.D

7.B

8.B

9.A

10.A

11.C

12.C

13.A

14.C

15.B

16.A

17.C

18.A

19.D

20.C

21.C

22.C

23.A

24.D

25.D

26.C

27.B

28.B

29.A

30.A

 

 

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì 1 môn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF