Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 7 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021-2022 với phần câu hỏi và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
Chúc các em có kết quả học tập tốt!
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÝ 7 NĂM 2021 – 2022
1. Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây?
Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.
2. Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma
3. Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?:
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ: Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
+ Luồng người từ Tây Ban Nha.
+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
4. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?
— Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).
— Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc:
+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);
+Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);
+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);
+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).
5. Nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu ?
. Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
6. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau: hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến: lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
7. Tại sao ở miền bắc và phía tây của Bắc Mĩ, dân cư lại rất thưa thớt ?
- Khu vực miền bắc có khí hậu rất lạnh, nhiều nơi đất bị đóng băng.
- Khu vực phía tây là vùng núi Coóc-đi-e cao và hiểm trở, do ảnh hưởng của địa hình nên các cao nguyên và bồn địa trong vùng có lượng mưa rất ít, sản xuất nông nghiệp khó khăn,
8. Hãy lập bảng phân bố dân cư của Bắc Mĩ.
9. Trình bày sự thay đổi trong phân bố lại dân cư của Hoa Kì, giải thích nguyên nhân.
- Dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và đông bắc ven Đại Tây Dương xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
- Nguyên nhân: Các thành phố mới với các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao, năng động được hình thành ở phía nam và duyên hải Thái Bình Dương đã kéo theo sự di chuyển của dân cư Hoa Kì.
10. Trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
Sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ: Lúa mì trồng nhiều ở phía nam Canada và phía bắc Hoa Kì; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen với lúa mì, nuôi lợn, bò sữa; còn ở ven vịnh Mêhicô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: bông, mía, dừa, càphê, và cây ăn quả như: chuối, cam
11. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.
— Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
— Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
— Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ... số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
— Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
— Lao động có trình độ cao, khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
— Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp
12. Nêu các ngành công nghiệp quan trọng của Bắc MT. Những năm gần đây, sản xuất công nghiệp của Hoa Kì biến đổi như thế nào ?
Các ngành công nghiệp của Bắc Mĩ là: sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, sản xuất máy bay, tên lửa,...
- Những biến đổi trong sản xuất công nghiệp của Hoa Kì:
+ Cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì rất chú trọng phát triển các ngành công nghiệp truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, ... Hiện nay các ngành công nghiệp truyền thống đang bị sa sút dần và các ngành công nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao đang được phát triển rất nhanh như: sản xuất máy tự động, công nghiệp điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp, hàng không vũ trụ, ..
+ Về mặt lãnh thổ: từ chỗ công nghiệp phân bố lập trung ở phía nam Hồ Lớn, vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương thì nay đang phát triển mạnh xuống phía nam và duyên hải Thái Bình Dương.
13. Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ ?
- Tạo ra sức mạnh tổng hợp để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kì, Ca-na-đa sang Mê-hi-cô.
- Tận dụng nguyên liệu, lao động của Mê-hi-cô. -Mở rộng thị trường nội địa.
14. Cho biết:
- Tên các đô thị lớn, các ngành công nghiệp chính ở Đông Bắc Hoa Kì.
- Tại sao các ngành công nghiệp truyền thống ở cùng Đông Bắc Hoa Kì có thời kì bị sa sút.
- Tên các đô thị lớn : Niu I-ooc. Oa-sinh-tơn, Ốt-ta-oa, Si-ca-gô.
- Các ngành công nghiệp chính: cơ khí, luyện kim đen, đóng tàu, dột, khai thác và chế biến gỗ, luyện kim màu.
- Các ngành công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì bị sa sút là do chậm đổi mới công nghệ, những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tục, sản xuất công nghiệp không đáp ứng những thay đổi của thị trường.
15. Cho biết:
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động của Hoa Kì. Giải thích.
- Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có những thuận lợi gì ?
- Hướng chuyển dịch vốn và lao động Hoa Kì : từ Đông Bắc xuống vùng công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời” ở phía Nam và ven Thái Bình Dương.
Nguyên nhân chuyển dịch là do sự xuất hiện của các thành phố lớn với các ngành công nghiệp có công nghệ kT thuật tiên tiến, năng động ở “Vành đai Mặt Trời”. ’
— Vị trí của vùng công nghiệp “Vành đai Mặt Trời” có thuận lợi là :
+ Gần Mê-hi-cô: dễ dàng nhập nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang Mê-hi-cô.
+ Ven Thái Bình Dương: dễ dàng cho việc xuất, nhập khẩu với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
16. So sánh đặc điểm địa hình Nam MT với địa hình Bắc Mĩ.
— Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau :+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.
+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.
+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.
17. Nêu đặc điểm địa hình của lục địa Nam Mĩ.
Nam Mĩ có ba khu vực địa hình.
Dãy núi trẻ An-đét chạy dọc phía tây của Nam Mĩ. Đây là miền núi trẻ, cao và đồ sộ nhất châu Mĩ. Độ cao trung bình từ 3000 ra đến 5000 m, nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000 m, băng tuyết bao phủ quanh năm. Giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và cao nguyên rộng, quan trọng nhất là cao nguyên Trung An-đet. Miền núi An-đet có độ cao lớn lại trải dài trên nhiều vĩ độ nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam và từ thấp lên cao, rất phức tạp.
Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn. Phía bắc là đồng bằng Ô-ri-nô-cô hẹp. nhiều đầm lầy. Tiếp đến là đồng bằng A-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. Phía nam có đồng bằng Pam-pa và đồng bằng La-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy An-đet ; đây là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
Phía đông là các sơn nguyên. Sơn nguyên Guy-a-na được hình thành từ lâu đời và bị bào mòn mạnh, trở thành một miền đồi và núi thấp xen các thung lũng rộng. Sơn nguyên Bra-xin cũng được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, bề mặt bị cắt xẻ ; rìa phía đông sơn nguyên có nhiều dãy núi khá cao xen các cao nguyên núi lửa ; đất tốt, khí hậu nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển rậm rạp.
18. Nêu tên các kiểu khí hậu ở Trung và Nam MT. Sự phân bố các kiểu khí hậu này có mối quan hệ như thế nào đối với sự phân bố địa hình.
- Các kiểu khí hậu:
+ Khí hậu xích đạo.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới: nhiệt đới khô và nhiệt đới ẩm.
+ Khí hậu núi cao.
+ Khí hậu cận nhiệt đới: cận nhiệt đới địa trung hải, cận nhiệt đới lục địa và cận nhiệt đới hải dương.
+ Khí hậu ôn đới: ôn đới hải dương, ôn đới lục địa.
- Các kiểu khí hậu có mối quan hệ với sự phân bố địa hình:
+ Nếu chỉ tính theo chiều vĩ độ thì khu vực Trung và Nam Mĩ chỉ có các kiểu khí hậu xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và khí hậu ôn đới.
+ Do ảnh hưởng của dãy An-đét đã làm cho khí hậu phía tây An-đét khác biệt với khí hậu phía đông An-đét (đồng bằng trung tâm và cao nguyên phía đông).
• Phía tây của An-đét có khí hậu núi cao, khí hậu nhiệt đới khô và cận nhiêt đới địa trung hải, ôn đới hải dương.
• Phía đông của An-đét có khí hậu cận xích đạo, khí hậu nhiệt đới ẩm, cận nhiệt địa trung hải và ôn đới lục địa.
19. Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ.
- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú.
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.
- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin; -Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển.trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.
20.Tại sao vùng duyên hải phía tây của An-đét lại hình thành hoang mạc.
Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
----
-(Để xem nội dung phần còn lại của đề cương, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK2 môn Địa Lý 7 năm 2021-2022. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.