YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 Chân trời sáng tạo năm 2022-2023​​ được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng giải đề, chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 lớp 7 sắp tới. Hi vọng với tài liệu đề thi giữa HK1 GDCD 7 dưới đây giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

ADSENSE

1. Nội dung ôn tập

1.1. Tự hào về truyền thống quê hương

Khái niệm về truyền thống quê hương.

Truyền thống quê hương là những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Một số truyền thống quê hương tiêu biểu như: văn hóa, yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, cần cù lao động, …

Giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương.

Để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương, chúng ta cần:

- Tìm hiểu về giá trị của truyền thống

- Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của truyền thống

- Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước

- Luôn tích cực tham gia các hoạt động, phong trào tuyên truyền lưu giữ những giá trị truyền thống

- Phê phán những việc làm, hành động thiếu trách nhiệm, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.

1.2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Khái niệm về quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Quan tâm là thường xuyên chú ý đến người khác.

- Cảm thông là đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của họ.

- Chia sẻ là sự đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình.

Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua:

- Hành động cụ thể như việc giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, luôn đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để nghĩ và cảm nhận và có những hành động thiết thực.

- Thể hiện qua lời nói động viên, an ủi, cổ vũ, khích lệ, …

- Thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, …

Ý nghĩa

- Quan tâm, cảm thông và chia sẻ có ý nghĩa vô cùng lớn trong đời sống.

- Giúp chúng ta hiểu rõ nhau hơn, gắn bó, đoàn kết hơn.

- Người nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ có thêm động lực để vượt qua khó khăn, có thêm ý chí để bước tiếp.

- Người cho đi sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ luôn cảm thấy vui vẻ, được mọi người xung quanh yêu quý, tôn trọng.

Rèn luyện, duy trì sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Để rèn luyện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ cần:

- Biết quan sát, lắng nghe và đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người khác.

- Luôn sẵn sàng giúp đỡ những người gặp khó khăn

- Cần chủ động quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

- Luôn chủ động động viên, khích lệ bạn bè cùng thực hiện

- Phê phán những bạn có thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

1.3. Học tập tự giác, tích cực

Khái niệm về học tập tự giác, tích cực.

Học tập tự giác, tích cực là chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

Biểu hiện

- Xác định đúng mục đích học tập

- Lập thời gian biểu khoa học hợp lí

- Quyết tâm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

- Luôn tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập mà không cần thầy cô, bạn bè, bố mẹ nhắc nhở.

- Luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Ý nghĩa

- Học tập tự giác, tích cực giúp tăng khả năng tự giác, chủ động, tích cực

- Mở rộng sự hiểu biết

- Gặt hái được nhiều thành công

- Được mọi người tin tưởng, yêu quý, tôn trọng và thừa nhận.

Rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực

- Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập

- Luôn vạch ra những mục tiêu và kế hoạch hoạt động học tập rõ ràng, cụ thể

- Luôn duy trì thói quen tự giác học tập

- Luôn duy trì thời gian biểu cho việc học một cách hợp lí, khoa học.

-Cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa có tính tự giác, tích cực trong việc học để cùng nhau tiến bộ.

- Động viên, giúp đỡ và nhắc nhở những bạn có thói quen học tập thụ động, tiêu cực, luôn tự ti về học tập.

2. Câu hỏi ôn tập

2.1. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1. Đối lập với tính tự giác, tích cực trong học tập là:

A. chăm chỉ.

B. chây lười, ỷ lại.

C. khiêm tốn.

D. tự tỉ.

Câu 2. Học tập tự giác, tích cực là:

A. chủ động, nỗ lực học tập mỗi khi đến kì thi.

B. chủ động thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập đã đề ra.

C. tập trung học tập khi có sự nhắc nhở của thầy, cô.

D. chủ động, nỗ lực hết mình trong học tập khi được bố mẹ hứa thưởng nếu đạt kết quả cao.

Câu 3. Để rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập, chúng ta cần phải làm những việc nào dưới đây?

A. Xây dựng mục tiêu cho bản thân.

B. Chỉ dành thời gian cho những môn học yêu thích.

C. Quyết tâm thực hiện kế hoạch đã đặt ra.

D. Tích cực tham gia mọi hoạt động.

Câu 4. Học tập tự giác, tích cực sẽ mang đến cho ta những lợi ích nào dưới đây?

A. Có thêm nhiều kiến thức.

B. Đạt kết quả cao trong học tập.

C. Sự vất vả.

D. Sự xa lánh của bạn bè.

Câu 5: Hành động nào sau đây là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Luôn để bố mẹ gọi dậy đi học.

B. Trước giờ đi học mới soạn sách, vở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì trong học tập.

D. Trong giờ kiểm tra, nhìn bài bạn để đạt được điểm cao.

Câu 6: Tự giác học tập là

A. chủ động học tập, không cần ai nhắc nhở.

B. học trên lớp, về nhà không cần học.

C. chỉ quan tâm đến công việc của lớp.

D. chia sẻ suy nghĩ của mình với mọi người.

Câu 7: Một trong những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực là

A. có bài tập khó thì chép sách giải.

B. có mục đích và động cơ học tập đúng đắn.

C. chơi nhiều hơn học.

D. không giơ tay phát biểu mà đợi thầy cô giáo gọi.

Câu 8: Học tập tự giác, tích cực, giúp ta

A. không ngừng tiến bộ, đạt kết quả cao trong học tập.

B. nhận được nhiều quyền lợi, tiền bạc hơn.

C. có cơ hội đi du lịch nhiều nơi trên thế giới.

D. có cơ hội được gặp gỡ người nổi tiếng.

Câu 9: Học tập tự giác, tích cực giúp chúng ta rèn luyện được đức tính nào sau đây?

A. Tự lập, tự chủ, kiên trì.

B. Yêu thương con người.

C. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. Khoan dung.

Câu 10: Biểu hiện nào sau đây không thể hiện thái độ học tập giác tích cực?

A. Chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

B. Học trước chơi sau.

C. Nghe nhạc tiếng anh để học từ mới.

D. Chơi điện tử trong giờ học.

Câu 11: Đâu không phải là biểu hiện của học tập tự giác, tích cực?

A. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

B. Có mục tiêu học tập rõ ràng.

C. Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.

D. Hoàn thành những nhiệm vụ học tập dễ, còn những nhiệm vụ khó bỏ qua.

Câu 12: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào thể hiện tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. H ăn cơm xong, đợi bố mẹ nhắc nhở rồi mới ngồi học và làm bài tập về nhà.

B. T không làm bài tập về nhà và hôm sau đến lớp sớm để chép bài các bạn.

C. Ngoài giờ học trên lớp, N còn lên thư viện đọc tài liệu, tư liệu tham khảo.

D. Bạn A cho rằng chỉ cần học thuộc tốt lí thuyết để làm bài kiểm tra được điểm cao là nhiệm vụ của học sinh.

Câu 13: Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào thể hiện tính học tập tự giác tích cực?

A. N đên giờ học bài phải để bố mẹ nhắc nhở mới chịu học.

B. T đến trước hôm thi mới bắt đầu ôn bài.

C. D trên lớp không chịu nghe giảng vì cho rằng đi học thêm là đủ kiến thức rồi.

D. H sau giờ học vẫn đến thư viện để tìm thêm tài liệu học tập.

Câu 14: Câu ca dao tục ngữ nào dưới đây nói lên tinh thần học tập tự giác tích cực?

A. Kìa ai học sách thánh hiền/Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần.

B. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

C. Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

D. Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 15: Trong các biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào không phải là biểu hiện của học tập tự giác tích cực?

A. Có mục tiêu học tập rõ ràng, chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra.

B. Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở.

C. Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập.

D. Thức dậy sớm, tập thể dục đúng giờ.

Câu 16. Đồng cảm, san sẻ với người khác khi gặp khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cầm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 17. Thường xuyên chú ý đến người khác là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cầm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên giúp đỡ những người gặp khó khăn.

B. Chế giễu, trêu chọc người kém may mắn.

C. Ganh ghét, để kị với người khác.

D. Dũng cảm nhận lỗi khi làm sai.

Câu 19. Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Chị ngã em nâng.

B. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

C. Nhường cơm, sẻ áo.

D. Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

Câu 20. Đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và hiểu được cảm xúc của người đó là nội dung thể hiện khái niệm nào dưới đây?

A. Quan tâm.

B. Cảm thông.

C. Chia sẻ.

D. Yêu thương.

Câu 21. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác?

A. Thường xuyên hỏi thăm sức khoẻ của người thân.

B. Giúp đỡ bố mẹ một số công việc trong gia đình.

C. Thương cảm trước nỗi đau của người khác.

D. Bao che cho bạn khi mắc lỗi.

Câu 22: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến

A. mọi người và sự việc xung quanh.

B. những vấn đề thời sự của xã hội.

C. những người thân trong gia đình.

D. một số người thân thiết của bản thân.

Câu 23: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo

A. khả năng của mình.

B. nhu cầu của mình.

C. mong muốn của mình.

D. nguyện vọng của mình.

Câu 24: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?

A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.

B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.

C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.

D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.

Câu 25: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Quan tâm.

B. Chia sẻ.

C. Đồng cảm.

D. Thấu hiểu.

Câu 26: Sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Chia sẻ.

B. Cảm thông.

C. Đồng cảm.

D. Quan tâm.

Câu 27: Để cảm thông, quan tâm, chia sẻ với người khác mỗi chúng ta không nên làm điều gì sau đây?

A. Khích lệ người khác biết quan tâm và chia sẻ.

B. Phê phán thói thờ ơ, ích kỷ với những khó khăn của người khác.

C. Luôn mở lòng để trao những quan tâm, chia sẻ đến mọi người.

D. Luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên sau đó mới quan tâm người khác.

Câu 28: Gia đình Q có hoàn cảnh khó khăn, bố mất sớm, mẹ Q phải một mình làm lụng nuôi hai con. Gần đây, mẹ của Q bị ốm nên Q thường xuyên phải nghỉ học để chăm mẹ. Nếu là bạn cùng lớp, biết được hoàn cảnh của Q em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến bản thân mình.

B. Kêu gọi các bạn cùng lớp quyên góp, hỗ trợ Q.

C. Kêu gọi các bạn trong lớp xa lánh Q.

D. Khuyên Q nên nghỉ học để ở nhà làm việc giúp mẹ.

Câu 29: Anh P rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ P lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ nên đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M với mục đích nhờ anh M xin bố mình là ông Q cho con trai mình không có trong danh sách nhập ngũ nhưng không được chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

A. Anh P.

B. Ông S và bà K.

C. Anh M và ông Q.

D. Anh M

Câu 30: Chị T sau khi học đại học đã về quê để phát triển nghề làm nước mắm của quê hương, sau nhiều năm hãng nước mắm mà chị T phát triển đã được tiêu thụ nhiều nơi trên đất nước và giải quyết việc làm cho nhiều người dân. Trường hợp này cho thấy chị T là người

A. biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

B. không biết giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương.

C. không biết bắt kịp kinh tế thời đại mới.

D. chưa có tầm nhìn xa về việc kinh doanh.

2.2. Câu hỏi tự luận

Câu 1: Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Trả lời

Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình.

Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương.

Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương.

Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống, …

Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống.

Câu 2: Để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương, học sinh cần:

Trả lời

+ Phê phán, ngăn chặn những việc làm thiếu trách nhiệm, đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của quê hương

+ Tích cực tìm hiểu, bảo vệ và phát hut những giá trị tốt đẹp từ truyền thống

+ Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về những truyền thống tốt đẹp của quê hương…

Câu 3: Vì sao con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau?

Trả lời

- Con người cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau, vì:

+ Khi nhận được sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực và niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

+ Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người.

Câu 4: Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện việc học tập tự giác, tích cực?

Trả lời

- Học sinh phải rèn luyện tính tự giác, tích cực trong học tập

- Luôn vạch ra những mục tiêu và kế hoạch hoạt động học tập rõ ràng, cụ thể

- Luôn duy trì thói quen tự giác học tập

- Luôn duy trì thời gian biểu cho việc học một cách hợp lí, khoa học.

-Cần nhắc nhở và giúp đỡ những bạn chưa có tính tự giác, tích cực trong việc học để cùng nhau tiến bộ.

- Động viên, giúp đỡ và nhắc nhở những bạn có thói quen học tập thụ động, tiêu cực, luôn tự ti về học tập.

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 7 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF