YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 12 năm học 2023-2024 được đội ngũ giáo viên HOC247 biên soạn chi tiết. Với tài liệu này, các em sẽ được rèn luyện kĩ năng làm bài và ôn tập kiến thức đã học. Đồng thời bài tập đi kèm còn giúp các em rèn luyện kĩ năng giải trắc nghiệm GDCD 12 để phục vụ cho quá trình ôn tập, làm bài kiểm tra và thi giữa HK1 thật hiệu quả. Chúc các em ôn tập thật tốt!

ADSENSE

1. Lý thuyết

Bài 1: PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm pháp luật.

a. Pháp luật là gì?

- Khái niệm : Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

b. Các đặc trưng của pháp luật: 3 đặc trưng.

- Pháp luật có tính quy phạm phổ biến.

- Pháp luật mang tính quyền lực, bắt buộc chung.

- Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

2. Bản chất của pháp luật: 2 bản chất

- Bản chất giai cấp của pháp luật.

- Bản chất xã hội của pháp luật

3. Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức.

- Đạo đức: quy tắc được hình thành tự đời sống xã hội.

- Nội dung: quan niệm: thiện – ác, nghĩa vụ, lương tâm ...

- Pháp luật: nhà nước xây dựng pháp luật dựa trên => đưa các quy tắc, chuaarm mực đạo đức phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của xã hội => Quy phạm pháp luật.

=> Pháp luật & đạo đức : quan hệ chặt chẽ :

- quy tắc, khuôn mẫu, chuẩn mực xử sự chung

- giới hạn, đánh giá hành vi chủ thể (việc được, phải, không được làm)

- Pháp luật => phương tiện đặc thù thể hiện & bảo vệ các giá trị đạo đức cao đẹp.

4. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội:

- Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.

- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

1. Khái niệm, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật.

a. Khái niệm thực hiện pháp luật.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

b. Các hình thức thực hiện pháp luật:

- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm..

- Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.

- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

- Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào PL để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

a. Vi phạm pháp luật.

Các dấu hiệu cơ bản để nhận biết một hành vi VPPL:

- Thứ nhất, đó là hành vi trái pháp luật

- Thứ hai, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

- Thứ ba, người vi phạm pháp luật phải có lỗi.

*Kết luận: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Trách nhiệm pháp lí.

- Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm PL của mình.

c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

- Vi phạm hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự. Chịu trách nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp được quy định trong bộ luật hình sự.

- Vi phạm hành chính: Là các hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước. Chịu các hình thức xử lí hành chính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

- Vi phạm dân sự: Là hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. Chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

- Vi phạm kỉ luật: Là hành vi trái pháp luật xâm hại các quan hệ lao động và công vụ nhà nước. Chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, trường học áp dụng đối với cán bộ - công nhân viên – học sinh – sinh viên của tổ chức mình.

Bài 3: CÔNG DÂN BÌNH ĐẲNG TRƯỚC PHÁP LUẬT

1. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

2. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

- Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

- Quyền và nghĩa vụ công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

- Nhà nước và xã hội có trách nhiệm cùng tạo ra các điều kiện vật chất, tinh thần để đảm bảo cho công dân có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

- Nhà nước xử lí nghiêm minh những hành vi vi phạm quyền và lợi ích của công dân và của xã hội.

2. Đề thi minh hoạ

Câu 1. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. nhân thân.       B. tài sản       C. gia đình.       D. tình cảm.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây không đúng về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh theo ý muốn của mình.

B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh

D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây là thể hiện sự bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Vợ chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.

B. Chỉ có người vợ phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình.

C. Chỉ có người chồng mới có quyền chọn nơi cư trú và thời gian sinh con.

D. Người vợ phải làm theo các quyết định của chồng.

Câu 4. Chủ thể của hợp đồng lao động là

A. người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

B. người lao động và người sử dụng lao động.

C. đại diện người lao động và người sử dụng lao động.

D. người lao động và đại diện người lao động.

Câu 5. Luật giao thông đường bộ quy định: Chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường… Ai không tuân thủ quy tắc này là

A. vi phạm kỷ luật       B. vi phạm nội quy

C. vi phạm pháp luật       D. vi phạm trật tự

Câu 6. Ý kiến nào dưới đây là không đúng về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ

B. Các tôn giáo hợp pháp đều có quyền hoạt động theo quy định của pháp luật

C. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

D. Các tổ chức tôn giáo hợp pháp đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ.

Câu 7. Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi người đều có quyền lựa chọn

A. làm việc theo sở thích của mình.

B. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử.

C. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình.

D. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình.

Câu 8. Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính là

A. tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ

B. phạt tiền, cảnh cáo

C. tịch thu tang vật, phương tiện

D. buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra

Câu 9. Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.

B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.

C. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của PL

D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.

Câu 10. Vi phạm hình sự ở mức độ tội phạm nghiêm trọng đối với người chưa thành niên, khung hình cao nhất là

A. 7 năm       B. 5 năm       C. 3 năm       D. 8 năm

Câu 11. Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Nếu H là chị em, em sẽ lựa chọn cách dưới đây cho phù hợp quy định của PL?

A. Khuyên anh chị cứ kết hôn, kệ bố.

B. Đồng ý với bố.

C. Khuyên bố cho anh chị kết hôn.

D. Phân tích cho bố hiểu ngăn cản chị kết hôn như vậy là trái pháp luật.

Câu 12: Anh A là công an, khi tham gia giao thông bằng xe máy anh quên không đội mũ bảo hiểm. Chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ yêu cầu anh A đừng xe xử lý. Theo em anh A bị xử lý như thế nào là đúng quy định của PL?

A. Bị phạt 150.000 đồng

B. Bị phạt 100.000 đồng

C. Nhắc nhở vì là công an.

D. Giữ thẻ công an.

Câu 13. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt như thế nào?

A. Xử phạt 1 hành vi

B. Xử phạt hành vi nguy hiểm nhất

C. Xử phạt hành vi gần nhất

D. Xử phạt tất cả các hành vi

Câu 14. Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào

A. khả năng, nhu cầu, lợi ích của mỗi người.

B. tâm lý, kinh nghiệm, năng lực của mỗi người.

C. khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

D. trách nhiệm, sở trường, năng lực của mỗi người.

Câu 15. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định về việc luân chuyển một số cán bộ từ các cơ sở về tăng cường cho Ủy ban nhân dân các huyện miền núi. Trong trường hợp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã

A. sử dụng PL       B. tuân thủ PL

C. thi hành PL       D. áp dụng PL

Câu 16. Đảng và Nhà nước ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào các dân tộc và miền núi nhằm

A. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về xã hội.

B. tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa xã hội.

C. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.

D. rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ văn hóa.

Câu 17. Tôn giáo nào dưới đây không được pháp luật Việt Nam bảo hộ?

A. Đạo Hồ Chí Minh       B. Đạo thiên chúa

C. Đạo cao đài                D. Đạo phật

Câu 18. Quản lý xã hội bằng phương tiện nào sau đây là hữu hiệu nhất?

A. Chính trị.       B. Pháp luật.

C. Tôn giáo.       D. Kinh tế.

Câu 19: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ

A. 15 tuổi       B. 18 tuổi       C. 14 tuổi       D. 16 tuổi

Câu 20. Bình đẳng dựa trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về

A. Lao động B. Kinh doanh

C. Tôn giáo D. Hôn nhân và gia đình

Câu 21. Anh A là chồng, thường xuyên đánh đập vợ là chị B. Hành vi của anh A vi phạm quan hệ nào trong quan hệ vợ chồng sau đây?

A. Quan hệ tài sản       B. Quan hệ kinh tế

C. Quan hệ nhân thân       D. Quan hệ xã hội

Câu 22. Mối quan hệ nào dưới đây thể hiện nội dung cơ bản trong quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật?

A. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội

B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản

C. Quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại

D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống

Câu 23. Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm do mình gây ra?

A. 18 tuổi trở lên       B. 15 tuổi trở lên

C. 17 tuổi trở lên       D. 16 tuổi trở lên

Câu 24. Pháp luật được ban hành dưới dạng nào?

A. Văn bản dưới luật       B. Văn bản luật

C. Văn bản       D. Công văn

Câu 25. Pháp luật mang bản chất xã hội vì

A. PL bắt nguồn từ đời sống thực tiễn xã hội.

B. PL do nhà nước ban hành.

C. PL phục vụ đời sông xã hội.

D. PL do nhân dân xây dựng nên.

Câu 26. Cơ quan nào của Nhà nước có quyền ban hành và sửa đối Hiến pháp, pháp luật?

A. Quốc hội       B. Viện kiểm sát

C. Tòa án          D. Văn phòng chính phủ

Câu 27.  Anh T yêu chị H. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố chị H không đồng ý vì anh T và chị H không cùng đạo. Bố chị H đã vi phạm quyền gì dưới đây?

A. Bình đẳng trong văn hóa

B. Bình đẳng trong các hoạt đông tín ngưỡng

C. Bình đẳng giữa các tôn giáo

D. Bình đẳng giữa các dân tộc

Câu 28. Trường hợp kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử lý như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?

A. Từ hôn       B. Hủy hôn       C. Hứa hôn       D. Li hôn

Câu 29. Các dân tộc không bị phân biệt đối xử, được pháp luật và Nhà nước tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là biều hiện của

A. quyền tự quyết dân tộc.

B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. quyền tự do dân chủ giữa các dân tộc.

D. quyền tự do phát triển giữa các dân tộc.

Câu 30. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là các tôn giáo được hoạt động

A. hoàn toàn tự do.

B. hoàn toàn tự chủ.

C. Tự do theo quy định của tín ngưỡng.

D. tự do trong khuôn khổ của PL.

---(Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn GDCD 12 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF