YOMEDIA

Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương

Tải về
 
NONE

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 9 tư liệu văn mẫu: Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Qua đó, tài liệu giúp các em cảm nhận và hiểu được thông điệp mà Y Phương thông qua bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho con. Sau đây, mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Cảm nhận bài thơ Nói với con của Y Phương

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm nhận chung về bài thơ
    • Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
    • Bài thơ “Nói với con” thể hiện tình cảm gia đình đầm ấm, yên vui, tình yêu quê hươngtha thiết, sâu nặng, ngợi ca truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc.

b. Thân bài

  • Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người
    • Đến với bài thơ, ta thấy điều đầu tiên Y Phương muốn nói với con chính là cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người:

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười.”

→ Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Y Phương nói đến không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi đẹp và thấm đượm nghĩa tình.

“Người đồng mình yêu lắm, con ơi!

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”.

→ Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con về kỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:

“Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới

Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”.

  • Đức tính tốt đẹp của người đồng mình
    • Người đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước (Giàu ý chí, nghị lực).
      • Người đồng mình không chỉ là những con ngư ời giản dị, tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơ ước: “Người đồng mình thương lắm con ơi!/ Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chi lớn.”
      • Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.
      • Sống trên đá không chê đá gập gềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói: “Sống như sông như suối/ Lên thác xuống ghềnh/ Không lo cực nhọc”
    • Người đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc
      • Phẩm chất của người của con người quê hương còn được người cha ca ngợi qua cáchnói đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rấtđúng với người miền núi: "Người đồng mình thô sơ da thịt/ Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con"
      • Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồng mình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin. Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưng không hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí,về mong ước xây dựng quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”.
      • Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt”“không bao giờ nhỏ bé” được lặp lại với bốn câu thơ trước đó càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng con về những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Nhưng hai tiếng “Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình - quê hương để bước vào một trang đời mới.

→ Trong hành trang của ngư ời con mang theo khi “lên đường” có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thống quê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hi vọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời, tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.

→ Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tình yêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượng cảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoa đầu con và người con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.

c. Kết bài

  • “Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí củamình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời

Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

Gợi ý làm bài

 “Quê hương là gì hở mẹ?

Mà cô giáo dạy phải yêu

Quê hương là gì hở mẹ?

Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã diễn tả tình yêu quê hương của mình bằng những vần thơ thật giản dị. Quả thật ai cũng có một quê hương nơi đón nhận tiếng khóc chào đời. Viết về quê hương, mỗi nhà thơ có một cách thể hiện khác nhau. Nếu như với Đỗ Trung Quân là “chiếc cầu tre nhỏ ”, với Tế Hanh là “chiếc buồm vôi”,“mùi nồng mặn quá” thì nhà thơ Y Phương lại biểu lộ tình yêu và niềm tự hào về quê hương qua lời tâm sự với con. Y Phương là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

       Bài thơ có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt tự nhiên, giọng điệu thiết tha, triều mến, chân tình và rất mới lạ trong phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo, với cảm xúc, tư duy rất riêng. “Nói với con” được viết bằng thể thơ tự do bay bổng phù hợp với mạch cảm xúc tự nhiên tạo ra sự cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau trong lời cha truyền thấm sang con. Lời nhắn nhủ ân cần của người cha với con mình cũng là nhắn nhủ mà người cha nào cũng muốn con mình mang theo như một hành trang trong cuộc đời. Qua đó ta phải biết tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc ta. Đồng thời cũng cần phải biết yêu thương quê hương, gia đình mình và phải có ý chí, nghị lực vươn lên trước những chướng ngại của cuộc đời.

“Nói với con”, Y Phương không chỉ sắp xếp hành trang cho riêng đứa con yêu quí của mình, mà cũng là hành trang ông muốn trao gửi cho tất cả những ai đang bước đi trên đường đời.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nêu cảm nhận bài thơ “Nói với con” của Y Phương sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON