YOMEDIA

Phân tích bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương

Tải về
 
NONE

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với các em bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ Nói với con của nhà thơ Y Phương. Hy vọng đây sẽ là một trong những tài liệu văn mẫu hay và bổ ích cho các em. Giúp các em rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn nghị luận được nhuần nhuyễn và chính xác hơn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Phân tích bài thơ Nói với con của Y Phương

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm
    • Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, nhà thơ dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
    • Ông nhập ngũ năm 1968, đến năm 1981 chuyển ngành về công tác tại Sở Văn hóa Thông tin Cao Bằng.
    • Chủ tịch Hội Văn học nghệ Cao Bằng.
    • Thơ Y Phương Văn đậm đà bản sắc dân tộc, phản ảnh đời sống tinh thần phong phú của đồng bào vùng cao Việt Bắc
    • Bài thơ “Nói với con” thể hiện tình yêu thương và ước nguyện tha thiết của các bậc cha mẹ, mong các con nối tiếp xứng đáng và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.

b. Thân bài

* Con lớn lên trong tình yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê hương
  • Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái là sâu sắc và vô hạn, thể hiện qua hình ảnh giản dị và cách diễn đạt mộc mạc:

''Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười"

→ Đây là hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

  • Thiên nhiên đẹp đẽ, cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo nên đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc hình:

”Rừng cho hoa

Con đường cho những tấm lòng

Người đồng mình yêu lắm con ơi

Đan lờ cài nan hoa

Vách nhà ken câu hát”

* Ước nguyện tha thiết của người cha đối với con
  • Mong con chung thủy với quê hương, chấp nhận và vượt qua mọi gian nan, thử thách bằng ý chí và niềm tin vững chắc:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc”

  • Mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

“Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

c. Kết bài

  • Khẳng định lại giá trị bài thơ
    • Bài thơ thể hiện được điều tâm huyết nhất mà người cha muốn nói với con. Đó chính là lòng tự hào với sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và niềm tin vững chắc khi bước vào đời.
    • Qua bài thơ “Nói với con”, người đọc rung động trước tình cảm cha con thắm thiết và tình yêu quâ hương sâu nặng của nhà thơ.
    • Qua bài thơ này, Y Phương đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hưong và dân tộc mình…

Bài văn mẫu

Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương.

Gợi ý làm bài

       Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Trùng Khánh – Cao Bằng, thấm nhuần những tinh hoa, cái đẹp của dân tộc Tày, Y Phương (1948) là một nhà thơ tiêu biểu cho các dân tộc miền núi. ”Thơ Y Phương như một bức tranh thổ cẩm đan dệt nhiều màu sắc khác nhau ,phong phú và đa dạng ,nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới , một phong cách mới“ (Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam).

       Đi từ đề tài quen thuộc: tình cảm cha con, phụ tử thiêng liêng, nhưng với Y Phương, trong làng thơ Việt Nam đã có thêm một lối đi, 1 giai điệu mới. Khác với “Chiếc lược ngà“, tình cha con được đặt trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cha con trong bài thơ được thể hiện qua lời tâm tình của người cha. Người cha đã bộc lộ lòng yêu thương con qua ước mong con sống xứng đáng, phát huy truyền thống của, gia đình, quê hương.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Cho con thấy tình yêu thương ,niềm tin tưởng của cha, người cha mong con biết sống sao cho tốt, cho xứng đáng với tình cảm của cha. Cho con hiểu cuộc sống của người đồng mình ,người cha muốn con cảm thương với những khó khăn, vất vả để khao khát đi xây dựng quê hương. Ca ngợi những đức tính cao đẹp của người đồng mình, cha đã truyền cho con vẻ đẹp sức mạnh của truyền thống quê hương, mong con sống có tình nghĩa, biết chấp nhận gian khó ,vươn lên bằng ý chí của mình, vững vàng trên đường đời.

Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con chính là lòng tự hào với quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời. Nói với con mà chính là cha đã trao tặng cho con.Cha đã vun đắp cho con những tình cảm tốt đẹp, cho con một hành trang quý và đã sẵn sàng tung cánh cho con bay đi khắp mọi nơi.

Bài thơ không dài với 28 câu thơ tự do, có câu 2 chữ, có câu 10 chữ, tất cả bay theo cảm xúc tự nhiên ,dạt dào của ý thơ. Giọng thơ tha thiết, trìu mến. Ngọt ngào làm sao từng tiếng nhắc nhở, dặn dò ”yêu lắm con ơi“,  “thương lắm con ơi” ,”Con ơi ..nghe con!” .

       Đẹp làm sao các hình ảnh thơ vừa cụ thể, mộc mạc, cô đọng mà vừa phong phú, sinh động,giàu chất thơ ”Rừng cho hoa/Con đương cho những tấm lòng …”. Những đặc sắc về nghệ thuật cộng hưởng hài hoà với những cung bậc tình cảm khác nhau của cha đã tạo nên dư âm sâu lắng cho bài thơ. Tiếng thơ trong “Nói với con” là tiếng lòng của Y Phương, tiếng lòng về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương, dân tộc. Tiếng cha nói với con hay chính là lời trao gửi thế hệ vậy!

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phân tích bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương để thấy được tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF