YOMEDIA

Bộ đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 dạng bán trắc nghiệm có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức Địa lí 12 đã học đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài dạng đề thi vừa trắc nghiệm, vừa tự luận với nội dung Bộ đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 dạng bán trắc nghiệm có đáp án. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE

1. ĐỀ 01

TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Nét khác biệt nổi bật về khí hậu của vùng DHNTB so với Nam Bộ là

A. mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch mạnh hơn.

B. mưa nhiều vào thu đông.

C. có nền nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.

D. khí hậu chia thành hai mùa mưa- khô rõ rệt hơn.

Câu 2. Theo cách chia hiện nay, số lượng các miền địa lí tự nhiên nước ta là

A. 5 miền.                   B. 4 miền.                    C. 2 miền.                   D. 3 miền.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên mật độ dân số (năm 2007) ở mức

A. dưới 100 người/km2.                                              B. từ 101-200 người/km2.      

C. trên 500 người/km2.                                               D. từ 201-500 người/km2.

Câu 4. Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam là do

A. mạng lưới sông ngòi dày đặc.       

B. nguồn nước ngầm phong phú.

C. có hiện tựơng mưa phùn vào cuối mùa đông.

D. được sự điều tiết của các hồ nước.

Câu 5. Đặc điểm không đúng với miền khí hậu miền Bắc là

A. độ lạnh tăng dần về phía Nam.

B. thời tiết, khí hậu có diễn biến thất thường.

C. biên độ nhiệt trong năm lớn hơn so với miền Nam.

D. thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần từ từ Bắc vào Nam.

Câu 6. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm nước ta(Đơn vị: mm)                                            

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. HCM

1931

1686

 

            Cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh lần lượt là:

A. (+)2665; (+)3868; (+)3671             B. (-)2665; (-)3868; (-)3671

C. (-)678; (-)1868; (-)245                   D. (+)687; (+)1868; (+)245.

Câu 7. Căn cứ vào bản đồ Lượng mưa ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, khu vực có khí hậu khô hạn nhất ở nước ta là

A. ven biển cực Nam Trung Bộ.         B. Bắc Trung Bộ.

C. ven biển Bắc Bộ.                            D. Tây Bắc.

Câu 8. Hiện nay TP Hải Phòng có cơ cấu dân số

A. dân số trẻ.                                       B. đang già hóa.     

C. dân số già.                                      D. đang trẻ hóa.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Lạng Sơn, Việt Trì.                                                B. Thái Nguyên, Hạ Long.    

C. Việt Trì, Bắc Giang.                                              D. Thái Nguyên, Việt Trì.

Câu 10. Dân số nước ta tăng trung bình mỗi năm khoảng

A. 1,8 triệu người.      B. 1,0 triệu người.       C. 0,5 triệu người.      D. 2,5 triệu người.

Câu 11. Ở nước ta, tỉ lệ thiết việc làm tương đối cao là ở khu vực

A. miền núi.                B. thành thị                 C. đồng bằng.             D. nông thôn.

 Câu 12. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc mang sắc thái

A. nhiệt đới gió mùa.                                      B. xích đạo gió mùa.  

C. cận nhiệt đới gió mùa.                                    D. cận xích đạo gió mùa.

Câu 13. Để giảm tình trạng di dân tự do vào đô thị Hải Phòng, giải pháp lâu dài và chủ yếu là

A. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.

B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.

C. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.

D. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên cả ở nông thôn và thành thị.

Câu 14. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa cần

A. tiến hành đô thị hóa xuất phát từ công nghiệp hóa.

B. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.

C. hạn chế dòng di dân từ nông thôn ra thành thị.

D. ngăn chặn lối sống cư dân nông thôn nhích gần lối sông thành thị.

Câu 15. Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn "Cơ cấu dân số vàng", điều đó có nghĩa là

A. số người ở độ tuổi 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số.

B. số người ở độ tuổi 0 - 14 chiếm hơn 2/3 dân số.

C. số người ở độ tuổi 15 - 59 chiếm hơn 2/3 dân số.

D. số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số.

Câu 16. Thảm thực vật rừng ở Việt Nam đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì

A. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.

B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.

C. địa hình đồi núi chiếm ưu thế và phân hóa phức tạp.

D. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.

Câu 17. Tác động của những khối núi cao trên 2000m đối với thiên nhiên nước ta là

A. làm phong phú cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

B. tạo các bức chắn để hình thành các ranh giới các miền khí hậu.

C. phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới trên khắp cả nước.

D. làm thay đổi cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới của nước ta.

Câu 18. Mùa đông của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm là

A. đến sớm và kết thúc muộn.            B. đến muộn và kết thúc muộn.

C. đến muộn và kết thúc sớm.            D. đến sớm và kết thúc sớm.

Câu 19. Nếu trên đỉnh núi Phanxipăng(3143m) có nhiệt độ là 2,0oC, thì theo quy luật đai cao( xuống thấp 1000m nhiệt độ tăng 6oC), nhiệt độ ở chân núi này sẽ là

A. 2,0oC.                     B. 25,9oC.                   C. 20,9oC.                   D. 15,9oC.

Câu 20. Nguyên nhân chủ yếu tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc có thể lấn sâu vào miền Bắc nước ta là:

A. vị trí địa lí nằm trong vành đai nội chí tuyến.

B. địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

C. vị trí địa lí gần trung tâm của gió mùa mùa đông.

D. hướng các dãy núi ở Đông Bắc có dạng hình cánh cung đón gió.

Câu 21. Vùng có dân số ít nhất ở nước ta hiện nay là

A. Tây Nguyên.          B. Đông Nam Bộ.       C. TD&MN Bắc Bộ.  D. Bắc Trung Bộ.

Câu 22. Hậu quả lớn nhất của việc phân bố dân cư không hợp lý tại Hải Phòng theo em là:

A. Ô nhiễm môi trường.                     B. Khó khăn cho việc khai thác tài nguyên.

C. Giải quyết vấn đề việc làm.           D. Gây lãng phí nguồn lao động.

Câu 23. Sự phân mùa của khí hậu nước ta  chủ yếu là do

A. ảnh hưởng của khối không khí lạnh(NPc) và khối không khí xích đạo(Em).

B. ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất.

C. ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan(TBg) và tín phong nửa cầu Bắc(Tm).

D. ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc(Tm) và khối không khí xích đạo (Em).

Câu 24. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp khiến phần lớn sông ngòi ở nước ta mang đặc điểm nhỏ, ngắn và độ dốc lớn là

A. địa hình, sinh vật và thổ những.

B. khí hậu và sự phân bố địa hình.

C. hình dáng lãnh thổ và khí hậu.

D. hình dáng lãnh thổ và sự phân bố địa hình.

Câu 25. Cho biểu đồ sau: Diện tích rừng và độ che phủ rừng qua các năm của nước ta. 

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là không đúng

A. Độ che phủ rừng của nước ta tăng liên tục.

B. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta tăng 3,3 triệu ha, tăng không liên tục.

C. Diện tích rừng tự nhiên tăng nhanh hơn tổng diện tích rừng.

D. Độ che phủ rừng của nước ta tăng 18,4% và tăng liên tục.

Câu 26. Dựa vào bảng số liệu sau:             Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I (oC)

Nhiệt độ trung bình tháng VII (oC)

Nhiệt độ trung bình năm (oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

26,9

Nhận xét nào sau đây đúng với biên độ nhiệt năm ở nước ta từ Bắc vào Nam?

A. biên độ nhiệt năm tăng dần từ Bắc vào Nam.       

B. biên độ nhiệt năm cả hai miền Nam, Bắc đều thấp.

C. biện độ nhiệt năm ở miền Bắc thấp hơn miền Nam.        

D. biên độ nhiệt năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

Câu 27. Cho biểu đồ sau:

        Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành của nước ta năm 2005 và 2014(%)

Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng.

A. Tỉ lệ lao động khu vực nông-lâm ngư nghiệp thấp nhất.

B. Cơ cấu lao động của nước ta đang chuyển dịch phù hợp với tiến trình CNH đất nước.

C. Tổng số lao động nước ta không thay đổi trong giai đoạn trên.

D. Cơ cấu lao động theo ngành không có sự thay đổi.

Câu 28. Cho bảng số liệu "Mật độ dân số một số vùng nước ta năm 2014" (đơn vị: người/km2), hãy lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp nhất thể hiện sự phân bố mật độ dân số không đều trong cả nước:

Vùng

Mật độ

Vùng

Mật độ

Đông Bắc

155

Duyên hải Nam Trung Bộ

205

Tây Bắc

79

Tây Nguyên

101

Đồng bằng sông Hồng

1304

Đông Nam Bộ

669

Bắc Trung Bộ

202

Đồng bằng sông Cửu Long

432

 

A. Biểu đồ cột chồng              B. Biểu đồ cột đứng   

C. Biểu đồ cột ngang              D. Biểu đồ cột kép

Câu 29. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

A. độ vĩ.         B. địa hình.        C. độ lục địa.                         D. mạng lưới sông ngòi.

Câu 30. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 500 nghìn người?

A. Biên Hòa.   B. Hạ Long.    C. Cần Thơ.                            D. Đà Nẵng.

Câu 31. Căn cứ vào biểu đồ đường ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, tháng đỉnh lũ của các sông Mê Công, sông Hồng và sông Đà Rằng lần lượt là

A. tháng 9, tháng 8, tháng 11.             B. tháng 10, tháng 8, tháng 11.

C. tháng 10, tháng 8, tháng 10.           D. tháng 11, tháng 8, tháng 10.

Câu 32. Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông - lâm - thủy sản là do

A. sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất.

B. các ngành này có cơ cấu đa dạng, trình độ sản xuất cao.

C. tỉ lệ lao động thủ công còn cao, sử dụng công cụ thô sơ vẫn còn phổ biến.

D. thực hiện đa dạng hóa các hoạt động sản xuất ở nông thôn.

ĐÁP ÁN

01. B; 02. D; 03. A; 04. C; 05. A; 06. D; 07. A; 08. B; 09. B; 10. B; 11. D; 12. A; 13. C; 14. A; 15. C; 16. A;

17. D; 18. A; 19. C; 20. D; 21. A; 22. C; 23. B; 24. D; 25. C; 26. D; 27. B; 28. C; 29. B; 30. B; 31. B; 32. C;

------------Còn tiếp------------

2. ĐỀ 02

TRƯỜNG THPT HIỆP ĐỨC

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm: ( 4 điểm ): Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là do

A. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh.                    B. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc.

C. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc.                 D. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.

Câu 2: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?

A. Tín phong bán cầu Bắc.                             B. Tín phong bán cầu Nam.

C. Gió Tây Nam.                                                        D. Gió mùa Đông Bắc.

Câu 3: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật ở nước ta là do

A. chiến tranh tàn phá các khu rừng.                           B. biến đổi khí hậu.

C. săn bắt động vật hoang dã.                                      D. ô nhiễm môi trường.

Câu 4: Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm

A. 1996.                               B. 1976.                           C. 1986.                           D. 2016.

Câu 5: Nơi có nhiều bão nhất ở Việt Nam là

A. miền Nam.                  B. miền Bắc.                   C. Tây Nguyên.               D. miền Trung.         

Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đồng bằng duyên hải miền Trung ngập lụt trên diện rộng?

A. Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.

B. Sông ngắn, dốc.

C. Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển.

D. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

Câu 7: Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là (%):

A. 43,0.                                B. 44,0.                            C. 41,0.                            D. 42,0.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết  miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có các cao nguyên nào sau đây?

A. Sín Chải.                          B. Kun Tum.                    C. Mộc Châu.                  D. Tà Phình.

Câu 9: Đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc độ cao từ  600 - 700m, còn miền Nam lên đến 900 - 1000m mới có, vì

A. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

B. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

C. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

D. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.

Câu 10: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ năm

A. 1994.                               B. 1986.                           C. 2007.                           D. 1995.

Câu 11: Mục tiêu chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam là

A. chú trọng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.

B. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.

C. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

D. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm.

Câu 12: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Có nhiều cao nguyên đá badan xếp tầng.

B. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo.

C. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.

D. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.

Câu 13: Nguyên nhân gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do

A. Tín phong bán cầu Bắc.                             B. Tín phong bán cầu Nam.               

C. Gió mùa Đông Bắc.                                   D. Gió Tây khô nóng.

Câu 14: Để phòng chống khô hạn lâu dài , cần

A. sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp.               B. bố trí nhiều trạm bơm nước.

C. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.                  D. thực kĩ thuật canh tác trên đất dốc.

Câu 15: Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp đến bảo vệ tài nguyên đất ở đồng bằng?

A. Bảo vệ rừng và đất rừng.                                         B. Bón phân cải tạo đất thích hợp.

C. Canh tác hợp lí.                                                       D. Chống nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Câu 16: Biện pháp nào sau đây không liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia.

B. Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

C. Quy định việc khai thác.

D. Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Điểm

 

I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ’

Mã đề 485

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

Đ.án

C

C

B

C

D

D

A

B

D

D

B

A

C

C

A

D

4,0đ’

 

 

 

------------Còn tiếp------------

3. ĐỀ 03

TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN: ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 45 phút

I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm)Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta do loại gió nào sau đây gây ra?

A. Tín phong bán cầu Bắc    

B. Tín phong bán cầu Nam.

C. Gió Tây Nam.

D. Gió mùa Đông Bắc

Câu 2: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hoá quan hệ từ năm

A. 2007.                           B. 1986.

C. 1994.                           D. 1995.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết  miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ không có các cao nguyên nào sau đây?

A. Kon Tum.                   B. Mộc Châu.  

C. Tà Phình.                    D. Sín Chải.

Câu 4: Nguyên nhân gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ là do

A. Tín phong bán cầu Bắc  

B. Tín phong bán cầu Nam.               

C. Gió mùa Đông Bắc

D. Gió Tây khô nóng.

Câu 5: Mục tiêu chung của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường ở Việt Nam là

A. đảm bảo sự bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

B. đảm bảo sự bảo vệ đi đôi với sự phát triển bền vững.

C. chú trọng việc bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.

D. bảo vệ tài nguyên khỏi cạn kiệt và môi trường khỏi bị ô nhiễm.

Câu 6: Để phòng chống khô hạn lâu dài , cần

A. thực kĩ thuật canh tác trên đất dốc

B. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.

C. sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp.

 D. bố trí nhiều trạm bơm nước

Câu 7: Đai cận nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc độ cao từ  600 - 700m, còn miền Nam lên đến 900 - 1000m mới có, vì

A. miền Bắc mưa nhiều hơn miền Nam.

B. địa hình miền Bắc cao hơn miền Nam.

C. miền Bắc giáp biển nhiều hơn miền Nam.

D. nhiệt độ trung bình năm của miền Nam cao hơn miền Bắc.

Câu 8: Độ che phủ rừng vào năm 1943 của nước ta là (%):

A. 43,0.                            B. 44,0.

C. 42,0.                            D. 41,0.

Câu 9: Biện pháp nào sau đây không liên quan đến bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

B. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia

C. Có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

D. Quy định việc khai thác

Câu 10: Nguyên nhân về mặt tự nhiên làm suy giảm tính đa dạng sinh vật ở nước ta là do

A. ô nhiễm môi trường.

B. chiến tranh tàn phá các khu rừng.

C. biến đổi khí hậu.

D. săn bắt động vật hoang dã

Câu 11: Biện pháp nào sau đây không liên quan trực tiếp đến bảo vệ tài nguyên đất ở đồng bằng?

A. Bón phân cải tạo đất thích hợp. 

B. Canh tác hợp lí.

C. Bảo vệ rừng và đất rừng.

D. Chống nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Câu 12: Nơi có nhiều bão nhất ở Việt Nam là

A. miền Bắc                   B. miền Nam.

C. Tây Nguyên.              D. miền Trung.

Câu 13: Nguyên nhân nào sau đây làm cho đồng bằng duyên hải miền Trung ngập lụt trên diện rộng?

A. Có nhiều đầm phá làm chậm việc thoát nước sông ra biển.

B. Mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

C. Sông ngắn, dốc

D. Mực nước biển dâng cao làm ngập vùng ven biển.

Câu 14: Nguyên nhân của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam ở nước ta là do

A. gió mùa Đông Bắc và vĩ độ địa lí.

B. vĩ độ địa lí và Mặt Trời lên thiên đỉnh.

C. Mặt Trời lên thiên đỉnh và gió mùa Đông Bắc

D. chiều dài lãnh thổ và gió mùa Đông Bắc

Câu 15: Đường lối Đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm

A. 1996.                           B. 1976.

C. 2016.                           D. 1986.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

A. Địa hình núi chiếm ưu thế với các dãy núi hướng tây bắc – đông nam.

B. Có nhiều cao nguyên đá badan xếp tầng.

C. Miền duy nhất có địa hình cao ở nước ta với đủ ba đai cao.

D. Có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, lòng chảo. 

ĐÁP ÁN

II. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

C

D

A

C

B

B

7

8

9

10

11

12

D

A

C

C

C

D

13

14

15

16

 

 

B

D

D

B

 

 

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án chi tiết phần tự luận của 3 đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung Bộ đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2020 dạng bán trắc nghiệm có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF