Bộ 6 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm dưới đây nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức Ngư3x văn 12. Bộ đề thi này đã được Hoc247 tổng hợp và chọn lọc từ các trường THPT trên cả nước. Mời các em tham khảo bộ đề thi dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả tốt.
TRƯỜNG THPT NGÔ THỜI NHIỆM |
ĐỀ THI HK1 MÔN NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2020-2021 |
1. ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhiều lúc, nhìn thấy những thái độ sống lãnh đạm của mọi người xung quanh, tôi bàng hoàng và băn khoăn rằng: mình đang sống trên trái đất vốn đầy tình thương hay sống ở một vũ trụ xa lạ, một vùng đất đóng băng… hay địa ngục? Đó là khi tôi bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu. Đó cũng là lúc tôi chưa hết sợ hãi và thương cảm cho một nạn nhân xấu số của một vụ tai nạn giao thông thì đã thấy sững sờ trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất. Nếu là tôi, bạn sẽ nghĩ sao khi một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus. Hay bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?... Đáng sợ hơn nữa, bệnh vô cảm còn xảy ra trong nhiều gia đình – nơi vốn bình yên và đầy yêu thương. Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về… đều là “những điều trông thấy” làm ta “đau đớn lòng”. Ngay một việc một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, vô cảm với chính mình… Hóa ra căn bệnh ấy đang len vào từng tế bào sống của xã hội, gặm nhấm từ tâm hồn của một con người đến trái tim của toàn xã hội…
(Theo Bài tập Ngữ văn 12, tr.65-66, NXBGDVN – 2011)
1. Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
2. Nêu nội dung được đề cập đến trong văn bản.
3. Theo anh/chị những điều gì làm cho tác giả “đau đớn lòng”?
4. Thông điệp của tác giả qua câu “bạn có hẫng hụt không khi một ngày, nhìn thấy chiếc lá non trên cây, bạn vui sướng còn người đi cùng cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu?...” có ý nghĩa gì đối với anh/chị? (Trình bày trong khoảng 5-7 câu)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm “một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình”. (vận dụng cao)
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân.
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
- Sự ảnh hưởng và sự lan tỏa của bệnh vô cảm trong xã hội.
Câu 3:
Những điều làm cho tác giả đau đớn lòng:
- Bắt gặp một người ăn xin nghèo khổ bước lầm lũi sau những tiếng cười khinh bỉ, sự xua đuổi tàn nhẫn của một đám thanh niên nhà giàu.
- Trước hình ảnh một người qua đường chạy lại, nhặt chiếc điện thoại của người bị nạn bỏ vào túi mình rồi cười hả hê và phóng xe đi mất.
- Một cụ già phải xin mãi mới được một sinh viên nhường chỗ trên xe bus.
- Nhìn thấy chiếc lá non trên cành cây, bạn vui sướng còn người đi cùng lại cho rằng bạn đang mất thì giờ để ý những chuyện không đâu.
- Người mẹ đánh đập con mình tàn nhẫn, ném con xuống sông… hay người con chửi mắng mẹ, coi mẹ như người giúp việc vụng về
Câu 4:
- Ý nghĩa của thông điệp: Thông điệp nhắc nhở con người cần phải biết yêu những điều xung quanh mình, cần biết sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống xung quanh. Chớ vô cảm với mọi điều.
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Nêu vấn đề
- Giải thích vấn đề
+ Ước mơ là điều mong muốn tốt đẹp trong tương lai.
+ Lãnh cảm là không có cảm giác hứng thú.
+ “Một bạn trẻ không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình” nghĩa là một người không có những mong muốn riêng, không ấp ủ những lí tưởng riêng chính là họ đang không có hứng thú với cuộc đời của chính mình.
Phân tích, bàn luận vấn đề
- Tại sao không có một khát vọng sống ý nghĩa, một ước mơ nho nhỏ cũng là đang thờ ơ, lãnh cảm với chính mình?
+ Khát vọng, ước mơ bắt nguồn từ những ý thức sâu thẳm trong suy nghĩ, trái tim của mỗi người.
+ Khát vọng, ước mơ là động lực để giúp con người sống có ý nghĩa hơn và vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
+ Khi con người không còn có khát vọng, ước mơ là lúc con người không còn tha thiết với cuộc sống của chính mình.
- Khi con người lãnh cảm với cuộc đời của chính mình thì sẽ có vô vàn những điều sẽ xảy ra:
+ Người ta sẽ không còn biết cố gắng để vun đắp những điều tốt đẹp cho tương lai
+ Cả một xã hội mà toàn những người thờ ơ với cuộc đời thì xã hội đó sẽ xuống dốc 1 cách trầm trọng.
Liên hệ bản thân
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Cuộc đời cầm bút của ông là cuộc hành trình không mệt mỏi khám phá và diễn tả cái đẹp của thiên nhiên núi sông quê hương, vẻ đẹp con người.
- Người lái đò Sông Đà là thiên tùy bút rút trong tập Sông Đà (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc năm 1958.
- Tập Sông Đà và tùy bút Người lái đò Sông Đà rất tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, lịch lãm, với cái nhìn sắc sảo luôn phát hiện ra những điều mới lạ của sự vật và con người.
2. Phân tích vẻ đẹp “vàng mười đã qua thử lửa” qua hình tượng ông lái đò
2.1 Giải thích
- “Chất vàng mười”: Ở đây, nhà văn Nguyễn Tuân chỉ nói đến vẻ đẹp cũng như sự quý giá của thiên nhiên và tài trí của người lao động nơi đây. Qua tác phẩm, nhà văn cũng muốn gửi đến bức thông điệp, đó chính là phẩm chất tài năng của con người phải được tôi luyện rèn dũa cũng giống như vàng cần được tôi luyện trong lửa. Tây Bắc thật hùng vĩ với vẻ đẹp quý giá của thiện nhiên, nhưng con người còn quý giá hơn khi chinh phục được thiên nhiên. Chất vàng mười đã được nhà văn diễn tả thành công khi khắc họa nên hình tượng ông lái đò.
2.2 Giới thiệu nhân vật
- Tên gọi, lai lịch: được gọi là người lái đò Lai Châu
- Chân dung: “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy một cái cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù”, “cái đầu bạc quắc thước… đặt lên thân hình gọn quánh chất sừng chất mun”.
2.3 Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà:
a) Vẻ đẹp trí dũng:
Khắc họa trong tương quan với hình ảnh sông Đà hung bạo, hùng vĩ:
- Nghệ thuật tương phản đã làm nổi bật một cuộc chiến không cân sức:
+ Một bên là thiên nhiên bạo liệt, hung tàn, sức mạnh vô song với sóng nước, với thạch tinh nham hiểm.
+ Một bên là con người bé nhỏ trên chiếc thuyền con én đơn độc và vũ khí trong tay chỉ là những chiếc cán chèo.
Cuộc giao tranh với ba trùng vi thạch trận của con sông Đà
- Cuộc vượt thác lần một
+ Sông Đà hiện lên như một kẻ thù nham hiểm, xảo quyệt
+ Trước sự hung hãn của bầy thạch tinh và sóng nước, ông lái đò kiên cường bám trụ “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình”.
+ Trước đoàn quân liều mạng sóng nước xông vào (…), ông đò “cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái, mặt méo bệch đi” nhưng vẫn kiên cường vượt qua cuộc hỗn chiến, vẫn cầm lái chỉ huy “ngắn gọn mà tỉnh táo” để phá tan trùng vi thạch trận thứ nhất.
- Cuộc vượt thác lần hai:
+ Dưới cây bút tài hoa, phóng túng, con sông Đà tiếp tục được dựng dậy như “kẻ thù số một” của con người với tâm địa còn độc ác và xảo quyệt hơn.
+ Ông lái đò “không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật”.
> Trước dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đá, ông lái đò cùng chiếc thuyền cưỡi trên dòng thác như cưỡi trên lưng hổ.
> Khi bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra, ông đò không hề nao núng mà tỉnh táo, linh hoạt thay đổi chiến thuật, ứng phó kịp thời “đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” để rồi “những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền”.
- Cuộc vượt thác lần ba:
+ Bị thua ông đò ở hai lần giao tranh trước, trong trùng vi thứ ba, dòng thác càng trở nên điên cuồng, dữ dội.
+ Chính giữa ranh giới của sự sống và cái chết, người đọc càng thấy tài nghệ chèo đò vượt thác của ông lái thật tuyệt vời. Ông cứ “phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa… vút qua cổng đá”, “vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được”… để rồi chiến thắng vinh quang. Câu văn “thế là hết thác” như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đã bỏ lại hết những thác ghềnh ở phía sau lưng.
Nguyên nhân chiến thắng:
- Thứ nhất, đó là chiến thắng của sự ngoan cường, lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua những thử thách khốc liệt của cuộc sống.
- Thứ hai, đây là chiến thắng của tài trí con người, của sự am hiểu đến tường tận tính nết của sông Đà.
b) Vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ:
- Tài hoa: Với nhà văn, tài hoa là khi con người đạt tới trình độ điêu luyện, thuần thục trong công việc của mình, đến độ có thể sáng tạo được, có thể vươn tới tự do. Chính vì vậy, Nguyễn Tuân đã tập trung bút lực ca ngợi hình ảnh ông lái băng băng trên dòng thác sông Đà một cách ung dung, bình tĩnh, tự tại trong cuộc chiến đầy cam go nhưng cũng thật hào hùng.
- Nghệ sĩ:
+ Tay lái ra hoa thể hiện tập trung trong cảnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ ba “Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Đã đạt đến độ nhuần nhuyễn, điêu luyện, mỗi động tác của người lái đò giống như một đường cọ trên bức tranh sông nước mênh mông…
+ Phong thái nghệ sĩ của ông lái đò thể hiện trong cách ông nhìn nhận về công việc của mình, bình thản đến độ lạ lùng. Khi dòng sông vặn mình hết thác cũng là khoảnh khắc “sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ”. Những nhà đò dừng chèo, đốt lửa nướng ống cơm lam, bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh, “về những cái hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra tràn đầy ruộng”.
+ Qua thác ghềnh, ông lái lạnh lùng gan góc là thế, nhưng lúc bình thường thì lại nhớ tiếng gà gáy nên buộc một cái bu gà vào đuôi thuyền, bởi “có tiếng gà gáy đem theo, nó đỡ nhớ ruộng nương bản mường mình”. Chi tiết ấy đã làm rõ hơn chất nghệ sĩ ở người lái đò sông Đà.
2.4 Đánh giá:
Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
- Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái đò.
- Nguyễn Tuân có ý thức tạo nên tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ rõ phẩm chất của mình.
- Nguyễn Tuân đã sử dụng một ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình, hoàn toàn phù hợp với đối tượng.
3. Kết luận
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
2. ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. Bạn ấy viết rằng: “Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca – cao nóng và bàn chuyện chiến sự… thế giới cùng anh em chiến hữu…”
Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? Ừ nhỉ! Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi vì không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng, khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ khi chúng ta…
(Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” (1,0 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/ Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (NLXH – 2 điểm)
Qua đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.
Câu 2: (NLVH – 5 điểm)
Nêu cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của sông Hương và cái tôi của tác giả trong đoạn trích sau đây:
“Trong các dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở mọi cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
( Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2:
- Tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” vì dường như lâu nay người ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (khi chúng ta… thì ngoài kia… )
- Tác dụng: Nhấn mạnh vào việc con người luôn thấy mình bất hạnh trong khi thực tế còn có những người họ bất hạnh hơn mình rất nhiều.
Câu 4:
- Anh/chị tự rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích. Đó có thể là thông điệp: Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống. Hạnh phúc luôn bên ta và quanh ta.
II.PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Nêu vấn đề
Giải thích vấn đề
- Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Phân tích, bàn luận vấn đề
- Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc:
+ Hạnh phúc là hưởng thụ.
+ Hạnh phúc là trải nghiệm.
+ Hạnh phúc là sống vì người khác.
+ Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng…
- Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc?
+ Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ.
+ Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác…
Bài học nhận thức và hành động
- Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.
- Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên.
2. Phân tích
Đoạn trích là hình ảnh sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn
- Là bản trường ca của rừng già: Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt.
- Như cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại: biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông.
- Là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở: khi ra khỏi rừng già, dòng sông nhanh chóng mang vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, góp phần hình thành, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của xứ Huế
=> Tác giả đã thực sự kì công để khám phá và hết sức tinh tế để thấu hiểu cái phần đời mà “dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Cảm nhận về cái tôi tác giả trong đoạn trích
- Cái tôi tài hoa uyên bác
- Cái tôi yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
3. Tổng kết
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phong cách ngôn ngữ chính luận.
Câu 2:
- Tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” vì dường như lâu nay người ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc (khi chúng ta… thì ngoài kia… )
- Tác dụng: Nhấn mạnh vào việc con người luôn thấy mình bất hạnh trong khi thực tế còn có những người họ bất hạnh hơn mình rất nhiều.
Câu 4:
- Anh/chị tự rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích. Đó có thể là thông điệp: Hạnh phúc bắt nguồn từ những điều giản dị nhất trong cuộc sống. Hạnh phúc luôn bên ta và quanh ta.
II.PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Nêu vấn đề
Giải thích vấn đề
- Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì hoàn toàn đạt được ý nguyện.
Phân tích, bàn luận vấn đề
- Quan niệm của giới trẻ về hạnh phúc:
+ Hạnh phúc là hưởng thụ.
+ Hạnh phúc là trải nghiệm.
+ Hạnh phúc là sống vì người khác.
+ Hạnh phúc là hài hòa giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng…
- Vì sao giới trẻ hiện nay lại có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc?
+ Thời đại mà kinh tế xã hội ngày càng phát triển, con người dễ coi trọng lối sống vật chất, vì vậy dễ nảy sinh quan niệm hạnh phúc là hưởng thụ.
+ Thời đại ngày nay cũng đặt ra nhiều thách thức, cơ hội, vì vậy giới trẻ cũng năng động hơn, dám sống dám trải nghiệm, dám hi sinh vì người khác…
* Bài học nhận thức và hành động
- Cần có những quan niệm đúng đắn về hạnh phúc.
- Luôn hoàn thiện mình để hướng tới một hạnh phúc chân chính.
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn súc tích, mê đắm và tài hoa.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên.
2. Phân tích
Đoạn trích là hình ảnh sông Hương trong không gian núi rừng Trường Sơn
- Là bản trường ca của rừng già: Ở nơi khởi nguồn của dòng chảy, gắn liền với đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ, con sông toát lên vẻ đẹp vừa hùng vừa trữ tình, mang một sức sống mãnh liệt.
- Như cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại: biện pháp nhân hóa đã gợi ra vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất tình tứ của dòng sông.
- Là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở: khi ra khỏi rừng già, dòng sông nhanh chóng mang vẻ đẹp “dịu dàng và trí tuệ”, góp phần hình thành, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của xứ Huế
=> Tác giả đã thực sự kì công để khám phá và hết sức tinh tế để thấu hiểu cái phần đời mà “dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”.
Cảm nhận về cái tôi tác giả trong đoạn trích
- Cái tôi tài hoa uyên bác
- Cái tôi yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước
3. Tổng kết
- Khái quát và mở rộng vấn đề.
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
3. ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Nếu bạn không thể là con cá lớn,
thì hãy là một chú cá pecca;
Nhưng là chú cá sống động nhất trong hồ!
Tất cả chúng ta không thể đều là thuyền trưởng,
Vậy hãy là thủy thủ,
Luôn có việc gì đó cho mỗi người trong cuộc đời này.
Có những việc lớn và những việc không lớn bằng
Và nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.
Nếu bạn không thể là một con đường lớn,
Vậy hãy là một con đường mòn;
Nếu bạn không thể là mặt trời, hãy là một ngôi sao;
Lớn hay nhỏ - điều đó không làm nên thắng bại.
Hãy luôn là chính mình và nỗ lực
Cho dù bạn là ai!”
(Theo Douglas Malloch, Quẳng gánh lo đi và vui sống, Dale Carnegie, NXB Trẻ.)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì? (nhận biết)
Câu 2. Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là gì? (thông hiểu)
Câu 3. Hãy rút ra ý nghĩa lời khuyên: “Nếu bạn không thể là con cá lớn” thì hãy là “chú cá pecca sống động nhất trong hồ”. (thông hiểu)
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (thông hiểu)
II.LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm) (vận dụng cao)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa vấn đề từ câu thơ:
“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực
Cho dù bạn là ai!”
Câu 2 (5.0 điểm) (vận dụng cao)
Cảm nhận của anh/chị về thiên nhiên và con người Việt Bắc qua đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2016 tr.111)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các thể thơ đã học
Cách giải:
Thể thơ: tự do
Câu 2:
Phương pháp: Đọc, tìm ý
Cách giải:
Theo tác giả, với bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ thì nhiệm vụ của chúng ta là làm hết khả năng của mình.
Câu 3:
Phương pháp: Đọc, tìm ý
Cách giải:
Ý nghĩa lời khuyên: Nếu không thể làm điều vĩ đại thì hãy làm những việc có ý nghĩa.
Câu 4:
Phương pháp: Đọc, tìm ý
Cách giải:
Thông điệp có ý nghĩa:
- Hãy sống nhiệt thành
- Hãy làm những điều có ý nghĩa
- Hãy luôn nỗ lực
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải:
- Nêu vấn đề
- Giải thích vấn đề:
“Hãy luôn là chính mình và nỗ lực
Cho dù bạn là ai!”
Hai câu thơ muốn khuyên con người luôn giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng.
- Phân tích, bàn luận vấn đề
- Tại sao cần luôn giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng?
+ Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách. Việc giữ vững lập trường và cố gắng không ngừng có thể giúp chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách đó.
+ Việc kiên quyết giữ vững lập trường và không ngừng cố gắng có thể giúp con người có niềm tin và sức mạnh để theo đuổi những đam mê và ước mơ đến cùng.
+ Giữ vững lập trường thể hiện sự bản lĩnh của con người và việc cố gắng không ngừng sẽ giúp chúng ta nhận được những giá trị xứng đáng trong cuộc sống.
+ Người có lập trường và luôn cố gắng sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng.
- Phê phán những con người sống thiếu lập trường và dễ bỏ cuộc
Câu 2:
Phương pháp:
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Cách giải:
Yêu cầu hình thức:
- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. Đường Cách mạng, đường thơ Tố Hữu gắn liền với các chặng đường của cách mạng Việt Nam.
- Tập thơ Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tập thơ là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, phản ánh những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi của dân tộc.
Phân tích đoạn thơ trên
Đoạn thơ là bức tranh tứ bình về khung cảnh Việt Bắc.
- Hai câu đầu: giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của cả đoạn thơ. Câu đầu có tính chất đưa đẩy:
Ta về mình có nhớ ta
Đây là lời của của người ra đi nói với người ở lại, ướm hỏi, nhắc nhở tình nghĩa khi chia xa. Và hỏi cũng là để gợi dẫn, để tìm cơ hội bộc lộ tình cảm của mình:
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Hoa và người đan xen hài hòa đằm thắm tạo nên nét riêng biệt của mảnh đất này.
- Tám câu thơ tiếp theo: được tổ chức trong một cấu trúc đặc sắc, những câu sáu dành để tả cảnh, những câu tám lại dành để tả người. Bốn cặp câu giống như bốn bức tranh của một bộ tứ bình.
+Cảnh mùa đông:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Gam màu chủ đạo trong bức tranh này là gam màu xanh. Trên nền xanh bát ngát ấy, nổi bật lên những bông “hoa chuối đỏ tươi” xua tan đi vẻ âm u, thổi hơi ấm xua tan sương mù và gió rét. Sức nặng của hai câu thơ dồn vào hai chữ “đèo cao”, gợi lên tư thế hiên ngang của con người Việt Bắc trong công việc lao động.
+ Cảnh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Núi rừng Việt Bắc đã ngập trong một màu trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa mơ. Thấp thoáng trong rừng hoa mơ ấy, ta bắt gặp hình ảnh con người Việt Bắc trong lao động, mang vẻ đẹp cần mẫn và tài hoa phù hợp với thiên nhiên thơ mộng và thanh khiết.
+ Cảnh mùa hạ:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Câu thơ trên chỉ có sáu âm tiết nhưng đã gợi ra cả một chuỗi vận động liên hoàn: tiếng ve kêu gọi mùa hè đến, mùa hè với sắc nắng chói chang của nó nhuộm vàng cả rừng phách. Hình ảnh con người hiện ra qua cách gọi “cô em gái” khiến người Việt Bắc hiện lên thật thân thương, gần gũi. Đó có thể là người em gái đang hái măng rừng để nuôi quân. Con người hiện ra hết sức lặng lẽ: “côi em gái” chỉ có “một mình” giữa rừng măng, lao động trong thầm lặng, trong lãng quên, không cần được biết đến hay ngợi ca.
+ Cảnh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
Lẽ thường các bộ tứ bình thường bắt đầu là bức tranh mùa xuân và kết lại bằng bức tranh mùa đông. Nhưng trong tác phẩm của mình, nhà thơ lại mở màn bằng cảnh mùa đông và kết lại bằng một bức họa phẩm mùa thu với vầng trăng hòa bình chiếu rọi. Cảnh thật thơ mộng, hữu tình và yên bình, hạnh phúc!
Nếu như trong toàn bộ tác phẩm, cặp xưng hô ta- mình luôn đồng hiện thì ở đây ta bắt gặp đại từ “ai”. Ai - phải chăng đó cũng chỉ là mình mà thôi. Đại từ phiếm chỉ khiến lời thơ trở nên tình tứ hơn, khiến nỗi nhớ như mang hình sắc của lứa đôi. Người ra về không tái hiện lại lời ca mà chỉ ghi lại ấn tượng mà bài ca đọng lại trong lòng người “ân tình thủy chung”. Đó là phẩm chất của những con người Việt Bắc, luôn son sắt thủy chung, một lòng với cách mạng. Chiến tranh dù qua đi, bụi thời gian dù có phủ bụi mờ lên những kỉ niệm thì vẻ đẹp của tấm lòng ấy mãi mãi vẹn nguyên trong kí ức của người ra đi.
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
4. ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản:
6 bài học từ U23 Việt Nam
1. Nếu tuyết không rơi, sao ta biết mình có thể chơi được tốt đến đâu trong tuyết. Nên nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là trợ lực để ta khám phá giới hạn của mình.
2. Cách ta chơi quan trọng hơn kết quả. Cách ta sống quan trọng hơn những tài sản mà mình thu vén được. Cứ chơi đẹp, sống tốt thì thắng thua được mất thế nào cũng có người nể trọng và yêu quý.
3. Muốn gặt hái những thành quả bình thường không thể thiếu sự trui rèn. Muốn gặt hái những thành công phi thường không thể thiếu niềm tin và ý chí.
4. Kĩ thuật làm nên cầu thủ giỏi, văn hóa làm nên cầu thủ fairplay. Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.
5. Cầu thủ giỏi cũng cần gặp đúng huấn luyện viên. Học trò muốn giỏi cần gặp đúng thầy. Hãy tìm những người thầy dạy ta cách hiểu mình và tin vào chính mình, chứ không phải tin vào những chiêu trò, xảo thuật.
6. Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.
(Theo nhanvanblog.com)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm) (nhận biết)
Câu 2. Phép tu từ cú pháp từ bài học 2-5 là phép tu từ cú pháp gì? Nêu hiệu quả của việc sử dụng phép tu từ cú pháp đó. (1.0 điểm) (thông hiểu)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về nhận định: “Kiến thức làm nên con người giỏi, vốn sống làm nên con người đẹp.”? (0,5 điểm) (thông hiểu)
Câu 4. Hãy chỉ ra cách lập luận chung của 6 bài học và điều chung nhất được rút ra qua 6 bài học từ U23 Việt Nam là gì? (1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) (2.0 điểm) (vận dụng cao)
Từ văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về bài học thứ 6: “Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”
Câu 2: (7,0 điểm) (vận dụng cao)
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm tình người lính qua đoạn trích từ bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Ngữ văn 12, Tập một, NXBGD, 2008)
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ
Cách giải:
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
Câu 2:
- Phương pháp:Phân tích, tổng hợp
- Cách giải:
- Phép tu từ cú pháp điệp cấu trúc: … quan trọng hơn…, …cần gặp…
- Tác dụng:
+ Khẳng định chơi đẹp và sống tốt là điều quan trọng hơn mọi thứ
+ Khẳng định tin vào chính mình là điều quan trọng nhất
Câu 3:
- Phương pháp:Phân tích, tổng hợp
- Cách giải:
Có thể hiểu như sau: Muốn giỏi con người cần phải không ngừng trau dồi tri thức còn muốn sống đẹp con người cần phải tích lũy vốn sống, va chạm và tiếp thu những ứng xử đẹp.
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
- Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
- Cách giải:
+ Giới thiệu vấn đề:
“Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác. Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.”
+ Giải thích vấn đề:
-
Khi cầu thủ đá bóng vì một dân tộc đằng sau lưng, họ trở thành những con người khác.: Khi các cầu thủ bóng đá mặc áo đội tuyển quốc gia là họ chơi vì màu cờ, sắc áo dân tộc, họ trở thành những anh hùng của dân tộc.
-
Ta cũng có thể trở thành một con người khác hạnh phúc và lớn lao hơn khi ta biết sống không chỉ vì bản thân mình.: Con người sẽ sống hạnh phúc khi góp phần cống hiến cho xã hội, cộng đồng.
=> Cả ý kiến muốn khuyên con người nên biết sống vì những người xung quanh chứ không phải chỉ sống cho riêng mình. Đó cũng là một hạnh phúc
+ Phân tích, bàn luận vấn đề
-
Tại sao cần sống vì cộng đồng, vì những người xung quanh mình
-
Mỗi chúng ta là một cá thể trong một tập thể lớn và cũng không thể tồn tạo một cách tách biệt với tập thể. Chính vì vậy, chúng ta cần sống có trách nhiệm với tập thể
-
Việc biết sống vì những người xung quanh còn là biểu hiện của một người giàu tình yêu thương
-
Những người biết sống vì những người xung quanh mình sẽ luôn được mọi người yêu quý
+ Phê phán những người sống ích kỉ, chỉ biết sống vì lợi ích cá nhân mình
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
5. ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
[…] Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tớ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.
Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!
(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, Vân Anh spiderum, theo Trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (nhận biết)
Câu 2. Theo anh/chị, hai ý kiến sau đây có mâu thuẫn với nhau không, vì sao? (thông hiểu)
“Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.
Và:
“Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực”.
(thông hiểu)
Câu 3. Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là gì? (thông hiểu)
Câu 4. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình? (thông hiểu)
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) (vận dụng cao)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự thay đổi bản thân để đạt được thành công trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) (vận dụng cao)
Trong đoạn trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm có viết:
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nhìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân Dân
Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại
Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”
Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội
Biết trồng tre đợi ngày thành gậy
Đi trả thù mà không sợ dài lâu…
(Ngữ Văn 12, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.121
Cảm nhận của anh, chị về tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn thơ trên. Từ đó, anh, chị hãy nhận xét về sự vận dụng các yếu tố văn hóa, văn học dân gian của Nguyễn Khoa Điềm trong việc thể hiện tư tưởng nêu trên.
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính công vụ
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Hai ý kiến trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau. Vì:
- Việc cần phải suy nghĩ trước khi phát ngôn hay hành động là một điều cần thiết vì nó thể hiện sự cẩn trọng, đôi khi suy nghĩ chín chắn sẽ giúp con người hành xử một cach tử tế và văn minh, không làm tổn thương người khác.
- Việc suy nghĩ quá nhiều lại là biểu hiện sự đắn đo và cân nhắc thiệt hơn. Điều này sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi trước khi hành động.
Câu 3:
Phương pháp: Đọc, tìm ý
Cách giải:
Đặc điểm chung của những người thành công được nêu trong đoạn trích là: không ngủ quên trên chiến thắng, kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình có thể được hiểu như sau: Con người thường tự giới hạn mình bởi những suy nghĩ do mình tạo ra nên trong nhiều tình huống mình sẽ có thể khám phá ra được khả năng tiềm ẩn của mình hoặc mở rộng giới hạn bản thân.
II.LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận
Cách giải:
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích vấn đề:
- Điều bản thân cần thay đổi là những điều chưa tốt hoặc có thể là chưa phù hợp, phải thay đổi để phát triển bản thân, để hoàn thiện nhân cách.
- Thành công là đạt được kết quả, mục đích như dự định
- Phân tích, bàn luận vấn đề
- Vì sao cần phải thay đổi?
+ Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.
+ Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua
- Cần phải thay đổi những gì:
+ Cần thay đổi từ những thói quen bình dị hàng ngày: ăn, uống, nghỉ ngơi, làm việc, thư giãn
+ Phải thay đổi toàn diện từ nhận thức đến hành động. Phải có ước mơ, hoài bão nhưng quan trọng là phải thức dậy để biến ước mơ thành hành động.
- Tác dụng của việc thay đổi:
+ Thái độ với mọi người và với chính bản thân mình trong bất cứ việc gì cũng nhẹ nhàng, bớt áp lực hơn.
+ Suy nghĩ, tư duy tích cực hơn, yêu đời hơn.
+ Học tập, làm việc suôn sẻ
+ Khi bản thân thay đổi để tốt hơn cũng sẽ tác động đến những người thân xung quang, làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn.
- Liên hệ với bản thân và đưa ra bài học của mình: Cuộc đời của chúng ta như thế nào do chính chúng ta quyết định, cần phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn thì bạn phải tự kiếm câu trả lời của mình.
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
6. ĐỀ SỐ 6
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Đọc văn bản dưới đây và thưc hiện các yêu cầu:
“Cô ơi !
Cô không phải người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. Cô không phải người công nhân kĩ sư kiến thiết mọi nơi, nhưng cô xây cho đời một tương lai phía trước.
Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời.
Chính cô là người nâng niu, uốn nắn cho con từng lời ăn tiếng nói, từng cử chỉ dáng đi. Con lớn dần trong vòng tay yêu thương của cô mà không hay rằng ba năm học đã sắp kết thúc. Con sắp phải xa cô thật rồi sao? Con chỉ muốn mãi là cô trò nhỏ được cắp sách vở đến trường, ngày ngày được nghe cô giảng bài.
Nhưng con phải đi để còn nhường chỗ cho thế hệ các em học sinh mới. Đây cũng là lúc con vận dụng những bài học về cuộc đời của cô ở ngôi trường khác, to lớn hơn trường mình.”
(Trích Thư gửi cô ngày tri ân, http://giaoducthoidai.vn 3-6.2014)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản (0.5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra một thành ngữ được sử dụng trong câu: “Cô không phải là người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt thóc, nhưng cô dạy con biết quý bát cơm chan chứa mồ hôi. (0.5 điểm)
Câu 3: Anh/chị hiểu nội dung câu văn sau như thế nào?
“Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựa niềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chính cô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời. “ (1.0 điểm)
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về lòng biết ơn trong cuộc sống (Trình bày khoảng 7 đến 10 dòng) (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương.
(Trích Sóng - Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB GD 2016, tr 155 - 156)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên, từ đó nhận xét vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.
----HẾT----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 6
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)
Câu 1:
Phương pháp: Căn cứ vào các phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, báo chí, khoa học, nghệ thuật, chính luận, hành chính
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: sinh hoạt
Câu 2:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
- Thành ngữ: “Một nắng hai sương”
Câu 3:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Cách hiểu: Cha mẹ là người cho con cuộc sống, bạn bè là những chỗ dựaniềm tin, thử thách rồi những thất bại đã cho con trưởng thành hơn thì chínhcô là người dạy con vượt qua khó khăn vấp ngã trên đường đời:- Cha mẹ có công sinh thành dưỡng dục, nuôi con nên người;- Bạn bè là người gần gũi, giúp ta có sức mạnh tinh thần- Thử thánh, thất bại là bài học của sự thành công- Cô giáo là người mẹ hiền, nâng đỡ cho bao thế hệ học sinh vượt qua mọichông gai trong cuộc sống.
Câu 4:
Phương pháp: Phân tích, tổng hợp
Cách giải:
Gợi ý:
- Giải thích: Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình. Những hành động, việc làm mà họ hi sinh để mang lại niềm hay hạnh phúc hay niềm vui cho mình.
- Luôn ghi nhớ công ơn của người mang đến cho mình những điều tốt đẹp
- Luôn mong muốn được đền đáp công ơn của những người đã giúp đỡ mình
-- Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 6 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập tải về máy----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Ngô Thời Nhiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm tài liệu khác cùng chuyên mục:
-
Bộ 4 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THCS & THPT Lạc Hồng có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Huyện Bảo Lộc có đáp án
-
Bộ 2 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2020 Trường THPT Nghèn có đáp án
Chúc các em học tập tốt!