YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THTP QG năm 2021 Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THTP QG năm 2021 Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập môn Vật Lý 12, 11 góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi tốt nghiệp THPT QG  sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BÙI HỮU NGHĨA

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG

 NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: VẬT LÝ

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Xét dao động tổng hợp của hai dao động hợp thành có cùng tần số. Biên độ của dao động tổng hợp không phụ thuộc

A. biên độ của dao động hợp thành thứ nhất.   

B. biên độ của dao động hợp thành thứ hai.

C. tần số chung của hai dao động hợp thành.   

D. độ lệch pha của hai dao động hợp thành.

Câu 2: Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào đúng?

A. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số băng tần số ngoại lực cưỡng bức.

B. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.

C. Biên độ dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.

D. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.

Câu 3: Với con lắc lò xo, nếu độ cứng lò xo giảm một nửa và khối lượng hòn bi tăng gấp đôi thì chu kì dao động của hòn bi sẽ  

A. tăng 4 lần.          

B. giảm 2 lần.                             

C. tăng 2 lần.              

D. không đổi.

Câu 4: Con lắc đơn dao động điều hòa với tần số góc ω = 3,5(rad/s) tại nơi có g = 9,8 m/s2. Chiều dài của con lắc đơn là

A. 0,8 cm.                     

B. 80 cm.                         

C. 8 m.                    

D. 2,8 m.

Câu 5: Một con lắc lò xo dao động diều hòa. Lò xo có độ cúng k = 40N/m. Khi vật m của con lắc đang qua vị trí có li độ x = -2 cm thì thế năng của con lắc là

A. 16 J.                        

B. 80 J.                        

C. 0,016 J.

D. 0,008 J.

Câu 6: Nếu khối lượng của vật giảm 4 lần và vận tốc tăng lên 2 lần, thì động năng của vật sẽ

A. tăng 2 lần.               

B. không đổi.               

C. giảm 2 lần.    

D. giảm 4 lần.

Câu 7: Hai nguồn âm khác nhau không thể phát ra một âm có cùng

A. độ cao.                    

B. độ to.                      

C. âm sắc.                                 

D. tần số.

Câu 8: Trong số 5 thiết bị: quạt điện; đèn lade; pin mặt trời; máy biến áp; đồng hồ quả lắc, có mấy thiết bị có nguyên tắc hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ?

A. 1 thiết bị.                  

B. 2 thiết bị.                       

C. 3 thiết bị.                                          

D. 4 thiết bị.

Câu 9: Thực hiện giao thoa với hai nguồn kết hợp S1, S2 và cùng pha. Sóng do hai nguồn phát ra có cùng biên độ a = 1cm, bước sóng bằng 20cm thì sóng tại M cách hai nguồn lần lượt là 50cm và 10cm có biên độ là        

A. 0.                                 

B. √2cm.                     

C. √2/2 cm.                    

D. 2 cm.

Câu 10: Một vòng dây tròn bán kính 30 cm có dòng điện chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây là 3,14.10-5 T. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là               

A. 5 A.                            

B. 10 A.                 

C. 15 A.                               

D. 20 A.

ĐÁP ÁN

1. C

2. A

3. C

4. B

5. D

6. B

7. C

8. B

9. D

10. C

 

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10\cos (\pi  + \frac{\pi }{2})\). Tần số góc của vật là

A. 0,5(rad/s).              

B. 2(rad/s).                  

C. 0,5π(rad/s).                   

D. π(rad/s).

Câu 2: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang, quanh vị trí cân bằng O, giữa hai điểm biên B và C. Trong giai đoạn nào thế năng của con lắc lò xo tăng?

A. B đến C.                        B. O đến B.              C. C đến O.        D. C đến B.

Câu 3:Con lắc đơn có chiều dài không đổi, dao động điều hòa với chu kì T. Khi đưa con lắc lên cao (giả sử nhiệt độ không đổi) thì chu kì dao động của nó

A. tăng lên.                                                 B. giảm xuống.

C. không thay đổi.                                       D. không xác định được.

Câu 4: Một con lắc đơn dao động điều hòa có chiều dài l = 20 cm. Tại t = 0, từ vị trí cân bằng truyền cho con lắc một vận tốc ban đầu 14 cm/s theo chiều dương của trục tọa độ. Lấy g = 9,8 m/s2. Viết phương trình dao động của con lắc.                      

A. s = 2√2cos(7t - π/2) cm.                                   

B. s = 2cos(7t - π/2) cm.

C. s = 2√2cos(7t + π/2) cm.                                  

D. s = 2cos(7t + π/4) cm.

Câu 5: Vật dao động điều hòa với tần số góc w. Khi thế năng của dao động bằng 3 lần động năng thì vật có vận tốc là 40p cm/s. Tốc độ trung bình lớn nhất của vật trong khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp có động năng bằng 3 lần thế năng là:

 A. 40 cm/s                        

B. 1,2 m/s.               

C. 2,4 m/s.     

D. 0,8 m/s.

Câu 6: Đồ thị li độ theo thời gian của chất điểm 1 (đường x1) và chất điểm 2 (đường x2) như hình vẽ. Biết hai vật dao động trên hai đường thẳng song song kề nhau với cùng một hệ trục toạ độ. Khoảng cách lớn nhất giữa hai vật (theo phương dao động)gần giá trị nào nhất:

    A.6 cm.                     B.5,82 cm.                C.3,5 cm.    D.2,478 cm.

Câu 7: Sóng dọc là sóng có phương dao động

A.Trùng với phương truyền sóng.             

B.Vuông góc với phương truyền sóng.

C.Thẳng đứng.                                         

D.Nằm ngang.

Câu 8: Hai âm cùng độ cao là hai âm có cùng

A.biên độ.                

B.cường độ âm.       

C.mức cường độ âm.                                     

D.tần số.

Câu 9: Một sóng âm có tần số 200 Hz lan truyền trong môi trường nước với tốc độ 1500 m/s. Bước sóng trong nước là:

 A.30,5 m.                  B.75,0 m.                  C.3,0 m.    D.7,5 m.

Câu 10:Quan sát sóng dừng trên dây AB dài l = 1,2m có 2 đầu cố định. Khi thay đổi tần số ta thấy trường hợp có sóng dừng với tần số nhỏ nhất là 20 Hz. Vận tốc truyền sóng trên dây là :

A. 12 m/s.           

B. 24 m/s.              

C. 48 m/s.              

D. 72 m/s.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

A

B

C

C

A

D

D

C

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, chàm, cam và lục. Chiết suất của nuớc có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng

A. chàm.                          B.cam                     C. Lục.                   D.đỏ.

Câu 2: Đơn vị của điện thế là

A. culông (C)                    B.oát (W)                C. Ampe (A).          D.vôn (V)

Câu 3: Cường độ dòng điện i = 2√2cosl00πt (A) có giá trị hiệu dụng là

A. √2A.                             B. 2√2A.                  C. 2A.                     D. 4A.

Câu 4: Chiếu một ánh sáng đơn sắc màu lục vào một chất huỳnh quang, ánh sáng phát quang do chất này phát ra không thể lả ánh sáng màu

A. vàng.                           B.cam                     C. tím.                       D.đỏ

Câu 5: Hai hạt nhân đồng vị là hai hạt nhân có

 A. cùng số nuclôn và khác số prôtỏn.                         B.cùng số prôtôn và khác số notron.

C. cùng số notron và khác số nuclon.                          D. cùng số notron và cùng số prỏtôn.

Câu 6: Suất điện động cám ứng do một máy phát điện xoay chiều một pha tạo ra có biểu thức: \(e = 110\sqrt 2 \cos 100\pi t(V)\) (t tính bắng s). Tần số góc của suất điện động này là

A. 100 rad/s                    

B. 50 rad/s.            

C. 50π rad/s.         

D. 100π rad/s

Câu 7: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

A.Sóng điện từ là sóng ngang.

B.Sóng điện từ mang năng lượng.

C. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.

D. Sóng điện từ có thể phản xạ, khúc xạ hoặc giao thoa

Câu 8: Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường với bước sóng λ. Trên cùng một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà phần tử của môi trường tại đó dao động ngược pha nhau là       

A.2λ.                                B.λ/4.                      C. λ                                 D.λ/2.

Câu 9: Một dây dẫn uốn thành vòng tròn có bán kíinh R đặt trong không khí. Cường độ dòng điện chạy trong vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ B do dòng điện này gây ra tại tâm của vòng dây được tính bỡi

công thức:   

\(\begin{array}{l}
A.B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{R}{I}\\
\underline B .B = 2\pi {.10^{ - 7}}\frac{I}{R}\\
C.B = 2\pi {.10^7}\frac{I}{R}\\
D.B = 2\pi {.10^7}\frac{R}{I}
\end{array}\)

Câu 10: Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Biên độ dao động tổng bợp của hai dao động này có giá trị nhỏ nhất khi độ lệch pha cùa hai dao động bằng :

A.2nπ với n = 0, ± 1, ± 2..                                

B. (2n+1)π/2 với n = 0, ± 1, ± 2

C. (2n+1)π với n = 0, ± 1, ± 2..                        

D. (2n+1)π/4 với n = 0, ± 1, ± 2

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Khi nói về dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hợp lực tác dụng lên vật dao động điều hòa luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. Dao động của con lắc lò xo luôn là dao động điều hòa.

C. Cơ năng của vật dao động điều hòa không phụ thuộc vào biên độ dao động.

D. Dao động của con lắc đơn luôn là dao động điều hòa.

Câu 2. Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

C. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 3: Tốc độ của một chất điểm dao động điều hòa khi đi qua vị trí cân bằng là 40cm/s. Gia tốc của chất điểm này tại vị trí biên có độ lớn là 2m/s2. Biên độ dao động của chất điểm là

A. 8cm.                         B. 20cm.                 C. 5cm.                   D. 10m.

Câu 4: Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình dao động lần lượt là x1=A1cos(ωt+π/6) (cm) và  x2=A2cos(ωt-π/6) (cm). Dao động tổng hợp có biên độ bằng

A. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2 + {A_1}{A_2}} \).       

B. A1 + A2.             

C. |A1 – A2|.           

D. \(\sqrt {A_1^2 + A_2^2} \).

Câu 5: Hai chất điểm thực hiện dao động điều hòa cùng tần số trên hai đường thẳng song song (coi như trùng nhau) có gốc tọa độ cùng nằm trên đường vuông góc chung qua O. Gọi x(m) là li độ của vật 1 và v2(cm/s) là vận tốc của vật 2 thì tại mọi thời điểm chúng liên hệ với nhau theo hệ thức \(\frac{{x_1^2}}{4} + \frac{{v_2^2}}{{80}} = 3\). Biết rằng khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau liên tiếp của hai vật là 1/√ 2 s. Tại thời điểm gia tốc của vật 1 là 40cm/s2 thì gia tốc của vật 2 là

A. -40cm/s2.           

B.40cm/s2.             

C.40√2 cm/s2.         

D.-40√2 cm/s2

Câu 6: Đồ thị vận tốc – thời gian của hai con lắc lò xo (1) và (2) được cho bởi hình vẽ. Biết biên độ của con lắc (2) là 9 cm. Tốc độ trung bình của con lắc (1) kể từ thời điểm ban đầu đến thời điểm động năng bằng 3 lần thế năng lần đầu tiên là

A. 12 cm/s.                        B. 10 cm/s.                    

C. 8 cm/s.                          D. 6 cm/s.

Câu 7. Các đặc trưng sinh lý của âm gồm

A. độ cao của âm, âm sắc, độ to của âm.              

B. độ cao của âm và cường độ âm.

C. độ to của âm và cường độ âm.                         

D. độ cao của âm và âm sắc.   

Câu 8: Chọn câu sai khi nói về môi trường truyền âm và vận tốc âm?

A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí.

B. Những vật liệu như bông, nhung, xốp truyền âm tốt.

C. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào tính đàn hồi và mật độ của môi trường.

D. Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào nhiệt độ của môi truờng.

 Câu 9: Một sóng ngang có chu kỳ 0,5s truyền trên sợi dây đàn hồi rất dài với tốc độ truyền sóng 40m/s, Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động ngược pha nhau là

A. 10m.                         B. 40m.                   C. 20m.                   D. 5m.

Câu 10: Một sóng cơ truyền tromg một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(6pt - px) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng trong môi trường này bằng

A. 6m/s.                        B. 3m/s.                  C. 1/3m/s.               D. 1/6m/s.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

5. ĐỀ SỐ 5

 

Câu 1:Xác định công thức tính bán kính quỹ đạo dừng thứ n? (trong đó r0 = 5,3.10-11 m).

 A. r = n.r0                         B. r = n2.r0                         C. r = n.r                   D. r = n2r

Câu 2:Nếu kích thích một chất lỏng có khả năng phát quang bằng ánh sáng màu chàm, ánh sáng huỳnh quang do nó phát ra không thể có màu:

A.Lam.                              B.vàng.                             C.đỏ.                       D.tím.

Câu 3: Trong một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện

A. sớm pha π/2.               

B. trể pha π/4.                 

C. trể pha π/2.   

D. sớm pha π/4.

Câu 4:Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng M.Khi electron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch:

A.3.                                   B.2.                                   C.1.                         D.4.

Câu 5: Công thức tính độ hụt khối của nguyên tố X.

A. Dm = (Z.mp + (A - Z)mn) - mX                       

B. Dm = 0.

C. Dm = (Z.mp + (Z - A)mn) - mX                       

D. Dm =mX - (Z.mp + (Z - A)mn)

Câu 6: Nói về một chất điểm dao động điều hòa, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Ở vị trí biên, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc bằng không.

B. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có vận tốc bằng không và gia tốc cực đại.

C. Ở vị trí biên, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc cực đại.

D. Ở vị trí cân bằng, chất điểm có độ lớn vận tốc cực đại và gia tốc bằng không.

Câu 7: Hạt nhân  có:

A.84 nơtrôn và 210nuclôn và 84 electrôn.         

B.84 protôn và 210 nơtrôn.

C.84 protôn và 126 nơtrôn.                              

D.84 nơtrôn và210  nuclôn.

Câu 8:Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

A.năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.              

B. năng lượng liên kết càng lớn.

C.năng lượng liên kết càng nhỏ.                       

D. năng lượng liên kết riêng càng lớn.

Câu 9 . Sự điều tiết của mắt là

A. sự thay đổi đường kính của con ngươi để thay đổi cường độ sáng chiếu vào mắt.

B. sự thay đổi vị trí của vật để ảnh của vật hiện rõ trên màn lưới.

C. sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên màn lưới.

D. sự thay đổi khoảng cách từ thủy tinh thể đến màn lưới để ảnh của vật hiện rõ trên màn lưới.

Câu 10. Hiện tượng cầu vồng sau mưa được giải thích chủ yếu dựa vào hiện tượng nào?

A.tán sắc ánh sáng.                                          

B.giao thoa ánh sáng.

C.nhiễu xạ ánh sáng.                                        

D.quang – phát quang.

{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 11-40 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT QG môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON