YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hồng Lĩnh

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hồng Lĩnh do HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Mời các em cùng tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH

BỘ 05 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2020-2021

BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI

MÔN: GDCD 12

(Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 1: Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Hiệu lực tuyệt đối.   

B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Khả năng đảm bảo thi hành cao.  

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 2: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật. 

B. Tuyên truyền pháp luật.

C. Thực hiện quy chế.

D. Áp dụng pháp luật

Câu 3:  Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng?

A.   B và Y.                      B. Chỉ B đúng.                     C.  X và B                  D.  X và Y.

Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

A. đồng loạt tăng giá sản phẩm.                                    B. thu hẹp quy mô sản xuất.

C. mở rộng quy mô sản xuất.                                        D. đồng loạt tuyển dụng công nhân.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào

A. nguyện vọng của cá nhân,                                        B. khả năng của mỗi người

C. sở thích riêng biệt                                                     D. nhu cầu cụ thể

Câu 6: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Thi hành pháp luật                                                    B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.                                                   D. Sử dụng pháp luật.

Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.                        B. lợi ích kinh tế của mình.

C. các quyền của mình.                                                 D. quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. bị tước quyền con người                                           B. bị xử lí nghiêm minh

C. được giảm nhẹ hình phạt.                                         D. được đền bù thiệt hại.

Câu 9: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

B. Pháp luật bắt buộc với cán bộ, công chức

C. Pháp luật chỉ bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.

D. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.

Câu 10: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữa từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quần chúng rộng rãi.                                         B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính nhân dân và xã hội.                                          D. Tính nghiêm minh của pháp luật.

Câu 11: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật?

A. Ông D, anh V và bà B.                                             B. Ông D, anh N và anh V.

C. Anh V, anh N và bà B.                                             D. Ông D, ông S và anh V.

Câu 12: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào?

A. Nhà nước quản lý công dân.

B. Nhà nước quản lý các tổ chức

C. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 13: Thực hiện pháp luật là hành vi

A. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.                 B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức.                  D. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Câu 14: Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tự ý nghỉ việc.                                                          B. Sử dụng ma túy.

C. Cổ vũ đánh bạc.                                                        D. Lấn chiếm vỉa hè

Câu 15: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về kinh tế.

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về chính trị.

D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 16:  Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                            B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.                 D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 17: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về kinh tế.                        

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.  

D. công dân bình đẳng về chính trị.

Câu 18: Chị M là nhân viên công ty S, chị đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cho công ty khác và gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Chị M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự và hành chính.                                              B. Hình sự và dân sự

C. Kỉ luật và hình sự                                                     D. Kỉ luật và hành chính.

Câu 19: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. Sức lao động.                                                            B. Tư liệu lao động

C. Đối tượng lao động.                                                  D. Máy móc hiện đại.

Câu 20: Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi nội dung di chúc.                                       B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.

C. Thu hồi giấy phép kinh doanh.                                 D. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.

Câu 21: Công ty móc khóa DL đã lắp đặt hệ thống xử lí chất thải đạt quy chuẩn kĩ thuật môi trường và không bán những mặt hàng nằm ngoài danh mục được cấp phép. Công ty DL đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật và thi hành pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Câu 22: Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.                                                   B. Thực hiện quy chế.

C. Sử dụng pháp luật                                                     D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 23: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, nhưng mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ đó đến đâu phụ thuộc nhiều vào yếu tố nào sau đây của mỗi người?

A. Trình độ học vấn cao hay thấp.                                B. Khả năng về kinh tế, tài chính.

C. Các mối quan hệ xã hội.                                           D. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh

Câu 24: Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều

A. bình đẳng trước Nhà nước.                                       B. bình đẳng về quyền lợi.

C. bình đẳng về nghĩa vụ                                              D. bình đẳng trước pháp luật

Câu 25: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm thì phải

A. hủy bỏ mọi thông tin                                                B. hủy bỏ đơn tố cáo.

C. chịu khiếu nại vượt cấp.                                           D. chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 26: Một trong những đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở tính

A. bảo mật nội bộ.                                                         B. chuyên chế độc quyền.

C. bao quát, định hướng tổng thể.                                 D. xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 27: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Thước đo giá trị.                                                       B. Quản lí sản xuất

C. Phương tiện cất trữ                                                   D. Tiền tệ thế giới

Câu 28: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động và

A. trao đổi hàng hóa.                                                    B. công vụ nhà nước

C. giao dịch dân sự.                                                     D. chuyển nhượng tài sản.

Câu 29: Hiến pháp quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”. Phù hợp với Hiến pháp, Luật Giáo dục khẳng định quy định chung: “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập”. Sự phù hợp của Luật giáo dục với Hiến pháp thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Quyền lực, bắt buộc chung.                                      B. Quy phạm pháp luật.

C. Quy phạm phổ biến.                                                 D. Xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 30: Anh A sống độc thân, anh B có mẹ già và con nhỏ. Cả 2 anh làm việc cùng một cơ quan và có cùng một mức thu nhập. Cuối năm anh A phải đóng thuế thu nhập cao hơn anh B. Điều này thể hiện:

A. Sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.                      B. Sự bất bình đẳng.

C. Sự không công bằng                                         D. Sự mất cân đối.

Câu 31: Mọi công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là thể hiện bình đẳng về

A. bổn phận.                        B. trách nhiệm.                 C. quyền                           D. nghĩa vụ.

Câu 32: Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa thông qua

A. nhu cầu của người tiêu dùng                                    B. Giá cả thị trường

C. số lượng hàng hóa thị trường                                   D. nhu cầu của người sản xuất

Câu 33: Giá trị của hàng hoá được biểu hiện thông qua

A. giá trị sử dụng.                                                          B. công dụng hàng hóa.

C. giá trị trao đổi.                                                          D. cá biệt.

Câu 34: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền hai trăm triệu đồng và kí quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện, anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỷ luật vừa vi phạm hình sự?

A. Ông H và anh Q.                                                       B. Ông H và chị B

C. Anh M, ông H, anh Q và anh K.                              D. Chị B, ông H và anh Q.

Câu 35: Cả ba doanh nghiệp M, N và Q cùng sản xuất một loại hàng hóa có chất lượng như nhau nhưng thời gian lao động cá biệt khác nhau: Doanh nghiệp M là 6 giờ, doanh nghiệp N là 5,5 giờ, doanh nghiệp Q là 6,5 giờ. Thời gian lao động xã hội cần thiết để làm ra mặt hàng này là 6 giờ. Doanh nghiệp nào dưới đây đã thực hiện tốt yêu cầu của quy luật giá trị?

A. Doanh nghiệp N.                                                      B. Doanh nghiệp M, N

C. Cả 3 doanh nghiệp M, N, Q.                                    D. Doanh nghiệp M

Câu 36: Nội dung của văn bản do cơ quan cấp dưới ban hành không được trái với nội dung văn bản do cơ quan cấp trên ban hành là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Trình tự kế hoạch của hệ thống pháp luật.     B. Tính xác định cụ thể về mặt nội dung.

C. Trình tự khoa học của pháp luật.                       D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 37: Quy luật giá trị tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa bởi yếu tố nào sau đây?

A. Hạn chế tiêu dùng                                                    B. Kích thích tiêu dùng tăng lên.

C. Kích thích LLSX phát triển.                                     D. Quyết định đến chất lượng hàng hóa.

Câu 38: Để đóng xong một cái bàn, hao phí lao động của anh B tính theo thời gian mất 4 giờ. Vậy 4 giờ lao động của anh B được gọi là gì?

A. Thời gian lao động thực tế.                                      B. Thời gian lao động cá biệt.

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết.                         D. Thời gian lao động của anh B.

Câu 39: Việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh các quyền, nghĩa vụ của cá nhân là

A. tuân thủ pháp luật.                                                    B. sử dụng pháp luật.

C. áp dụng pháp luật.                                                    D. giáo dục pháp luật.

Câu 40: Luật giao thông đường bộ quy định, mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính uy nghiêm.                                           B. Tính thống nhất.

C. Tính quy phạm phổ biến.                             D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

----------- HẾT ----------

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

B

B

B

A

A

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

B

A

D

B

C

C

A

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

D

D

D

D

B

B

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

B

C

A

B

D

C

B

C

C

2. Đề số 2

Câu 81: Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “xóa đói giảm nghèo” ở các vùng dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng về

A. văn hóa.

B. kinh tế.

C. chính trị.

D. giáo dục.

Câu 82: Tòa án nhân dân tỉnh Q mở phiên tòa xét xử và kết án 15 năm tù đối với NguyễnVăn H về tội uống rượu say lái xe ô tô gây tai nạn làm chết người. Trong trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước

A. trừng trị người phạm tội.

B. quản lý công dân.

C. quản lý xã hội.

D. bảo vệ xã hội.

Câu 83: Người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng?

A. Từ đủ 16 đến 18 tuổi.

B. Từ đủ 12 đến 14 tuổi.

C. Từ đủ 14 đến 16 tuổi.

D. Từ đủ 10 đến 12 tuổi.

Câu 84: Anh P là cán bộ ngân hàng thấy hai chị em bà K và bà G gửi nhiều tiền nên rủ anh T và anh S làm giả hồ sơ để chiếm đoạt. Sau khi hoàn tất một số chứng từ quan trọng anh T từ chối không lấy tiền và ra nước ngoài định cư. Anh S được bố mẹ động viên nên đến cơ quan công an đầu thú và giao nộp lại số tiền đã chiếm đoạt. Trong trường hợp này những ai sau đây sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lí?

A. Bà K, bà G, anh T.

B. Anh T, anh S.

C. Bà K, bà G, anh S.

D. Bà K, bà G.

Câu 85: Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Mức phạt khi từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn bằng với mức phạt cao nhất đối với vi phạm về nồng độ cồn. Quy định đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 86: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người. Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?

A. Chị K và bố mẹ chị K.

B. Gia đình anh H và anh D.

C. Bố mẹ chị K và anh D.

D. Chị K và anh H.

Câu 87: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên nguyên tắc nào sau đây?

A. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

B. tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

C. chia sẻ, tôn trọng, quan tâm lẫn nhau.

D. công bằng, dân chủ, giúp đỡ lẫn nhau.

Câu 88: Để quản lý xã hội có hiệu quả, nhà nước đã sử dụng phương tiện chủ yếu nào?

A. Kế hoạch.

B. Pháp luật.

C. Đạo đức.

D. Giáo dục.

Câu 89: Một trong những nội dung về quyền bình đẳng trong kinh doanh là

A. mọi công dân đều có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

B. mọi công dân đều được quyền thành lập doanh nghiệp.

C. mọi công dân đều có quyền kinh doanh bất cứ ngành nghề nào.

D. chỉ có công dân Việt Nam mới có được quyền tự do kinh doanh.

Câu 90: Pháp luật là phương tiện để nhà nước

A. bảo vệ công dân.

B. quản lý xã hội.

C. bảo vệ xã hội.

D. quản lý công dân.

Câu 91: Vi phạm dân sự là hành vi xâm phạm đến

A. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ sở hữu và quan hệ tài sản.

D. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.

Câu 92: Trường hợp tự tiện bắt, giam giữ người là hành vi xâm phạm đến quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm đến thân thể của công dân.

B. Quyền bất khả xâm phạm đến chỗ ở của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng của công dân.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 93: M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai không vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Anh G và chị L.

B. Giám đốc và anh G.

C. Giám đốc và chị L.

D. Chị L và H.

Câu 94: Nghi ngờ B lấy trộm xe máy, anh A báo công an xã sự việc đó. Công an xã ngay lập tức bắt B lên trụ sở công an để tạm giam. Việc công an bắt B đã vi phạm quyền nào của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về danh dự.

B. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.

C. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 95: Sau khi tốt nghiệp trường đại học xây dựng, anh H không xin vào làm việc ở cơ quan nhà nước mà vay tiền bố mẹ để làm thủ tục thành lập công ty tư vấn xây dựng. Trong trường hợp này anh H đã thực hiện nội dung nào trong kinh doanh?

A. Quyền được phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

B. Quyền tự chủ đăng ký kinh doanh đúng pháp luật.

C. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh.

D. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

Câu 96: Sau khi về quê ăn cưới người họ hàng, trên đường trở về nhà do có men rượu không làm chủ được tốc độ nên xe ô tô của anh G đã đâm vào xe máy của chị D đi vào đường một chiều làm cho chị D bị gãy chân và xe máy bị hỏng nặng. Do bức xúc, anh H chồng chị D đã rủ thêm Q tìm đánh anh G làm cho anh G bị chấn thương sọ não phải cấp cứu bệnh viện. Trong trường hợp này, ai là người phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh G và anh Q.

B. Anh G và anh H.

C. Anh H và anh Q.

D. Vợ chồng anh H.

Câu 97: Do giá trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi nhuận. Vậy hiện tượng này thể hiện tác động nào của quy luật giá trị?

A. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.

B. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.

C. Điều chỉnh sản xuất và phân phối lại hàng hóa

D. Điều tiết sản xuất và điều tiết lưu thông.

Câu 98: Nội dung nào không phải là nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp?

A. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.

B. Nộp thuế đúng quy định đối với nhà nước.

C. Bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

D. Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề.

Câu 99: Anh T và chị B kết hôn với nhau đã 6 năm. Cuộc sống anh chị đang rất hạnh phúc nhưng khi chị B nói chuyện với anh T rằng chị muốn đi học nâng cao trình độ thì anhT phản đối quyết liệt. Theo em, trong trường hợp này anh T đã vi phạm quan hệ nào giữa vợ và chồng?

A. Tài sản.

B. Nhân thân.

C. Gia đình.

D. Hôn nhân.

Câu 100: Anh K đi xe máy vào đường ngược chiều nên đã đâm vào anh N đang đi đúng chiều khiến anh N bị thương phải vào bệnh viện điều trị. Anh K bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt và phải bồi thường cho anh N. Như vậy, anh K phải chịu trách nhiệm pháp lý nào sau đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Hành chính và dân sự.

C. Kỉ luật và dân sự.

D. Hành chính và kỉ luật.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

Câu

ĐA

81

B

91

B

101

D

111

A

82

C

92

A

102

D

112

B

83

C

93

C

103

D

113

B

84

C

94

D

104

D

114

A

85

A

95

D

105

C

115

B

86

C

96

C

106

D

116

C

87

A

97

D

107

A

117

A

88

B

98

D

108

C

118

C

89

A

99

B

109

D

119

A

90

B

100

B

110

C

120

A

3. Đề số 3

Câu 1: Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định

B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường

C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt

D. Báo với công an

Câu 2: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những

A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh.                  B. mục đích của cạnh tranh.

C. tính chất của cạnh tranh.                                 D. tính hai mặt của cạnh tranh.

Câu 3: Tư liệu sản xuất được chia thành những loại nào?

A. Công cụ lao động, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.

B. Công cụ lao động, công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa.

C. Công cụ sản xuất, hệ thống bình chứa, kết cấu hạ tầng.

D. Cả A, C đều đúng.

Câu 4: Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:

A. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.

B. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

C. Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường.

D. Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc.

Câu 5: Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như sau: bói toán, lên đồng, xóc thẻ, cúng ma, trừ tà, phù phép. Việc làm đó vi phạm chính sách nào dưới đây?

A. Chính sách giáo dục và văn hóa                     B. Chính sách dân số

C. Chính sách an ninh và quốc phòng                D. Chính sách văn hóa

Câu 6: Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A. Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

B. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

C. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 7: Các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức

A. áp dụng pháp luật.   B. sử dụng pháp luật.    C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.

Câu 8: Sự gia tăng nhanh của dân số là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển

A. không liên tục.         B. không ổn định.         C. không hiệu quả.       D. không bền vững.

Câu 9: Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ............................. mà nhà nước là đại diện.

A. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân

B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền

C. phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân

D. phù hợp với quy phạm đạo đức

Câu 10: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào

A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người.

B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.

C. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người.

D. độ tuổi, hoàn cảnh, trách nhiệm mỗi người.

Câu 11: Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?

A. Giá cả ổn định                                                  B. Giá vật liệu xây dựng tăng

C. Giá vật liệu xây dựng giảm                             D. Thị trường bão hòa

Câu 12: Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 13: Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa người trước và người sau. B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

C. Bình đẳng giữa các thế hệ.                              D. Bình đẳng giữa các thành viên.

Câu 14: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến

A. quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.             B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.             D. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

Câu 15: Theo em, yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

A. Tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu.

B. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc.

C. Đảm bảo tốt các quyền tự do phát triển kinh tế, quyền tự do kinh doanh của công dân.

D. Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2A 3D 4A 5D 6D 7B 8D 9B 10A 11B 12A 13B 14B 15B 16D 17D 18C 19A 20D

21D 22C 23B 24A 25B 26A 27C 28C 29C 30C 31C 32D 33C 34B 35D 36B 37C 38C 39A 40A

4. Đề số 4

Câu 1: Chủ thể không bắt buộc phải thực hiện được áp dụng với hình thức thực hiện pháp luật:

A. thi hành pháp luật.   B. sử dụng pháp luật.    C. áp dụng pháp luật.  D. tuân thủ pháp luật.

Câu 2: Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải

A. thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình

B. chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm hình sự của mình

C. chịu trách nhiệm thiệt hại do vi phạm pháp luật

D. khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật

Câu 3: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào

A. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người

B. quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước

C. nhu cầu, thu nhập và quan hệ mỗi người

D. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người

Câu 4: Tục ngữ có câu “Chín quá hóa nẫu” muốn đề cập đến quy luật Triết học nào dưới đây?

A. Phủ định                    B. Mâu thuẫn                 C. Tự nhiên                   D. Lượng - Chất

Câu 5: Anh N bán nhà ( tài sản chung của vợ chồng) mà không trao đổi với chị M. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:

A. nhân thân.                 B. huyết thống.              C. tình cảm                    D. tài sản.

Câu 6: Pháp luật quy định độ tuổi nào chịu mọi hình phạt hành chính ?

A. Đủ 14 tuổi                 B. Đủ 17 tuổi                 C. Đủ 18 tuổi                 D. Đủ 16 tuổi

Câu 7: Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội được gọi là:

A. tội phạm.                                                           B. phạm nhân.

C. người bị phạm tội.                                            D. hành vi trái pháp luật

Câu 8: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.                   B. Bình đẳng về nghĩa vụ

C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh      D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

Câu 9: Khi ông A mất, ông di chúc lại quyền thừa kế cho các con nhưng anh C là con cả không thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc và quy định của pháp luật. Hành vi của anh C thuộc loại vi phạm:

A. Kỷ luật                      B. Hành chính               C. Dân sự                       D. Hình sự

Câu 10: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Tuân thủ pháp luật. 

C. Thi hành pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật. 

Câu 11: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp  thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:

A. Sử dụng pháp luật. 

B. Thi hành pháp luật. 

C. Tuân thủ pháp luật.  

D. Áp dụng pháp luật. 

Câu 12: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa anh A và chị B, trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện X đã

A. Thi hành pháp luật  

B. Áp dụng pháp luật   

C. Sử dụng pháp luật    

D. Tuân thủ pháp luật 

Câu 13: Khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, mọi người đều đội mũ bảo hiểm là việc mọi người thực hiện:

A. nghĩa vụ của công dân.                                    B. trách nhiệm của công đân.

C. quyền và nghĩa vụ công dân.                          D. quyền công dân.

Câu 14: Bác Hồ đã viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính…” Câu nói của Bác đề cập đến

A. thế giới vật chất tồn tại khách quan               B. thế giới vật chất vận động không ngừng

C. quy luật triết học                                              D. thế giới vật chất luôn thay đổi

Câu 15: Bà M đã sử dụng nhà nghỉ do mình đứng tên kinh doanh để tổ chức môi giới và các hoạt động dâm. Trong trường hợp này, bà M đã:

A. Không áp dụng pháp luật                                B. Không thi hành pháp luật

C. Không sử dụng pháp luật                                D. Không tuân thủ pháp luật

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2A 3A 4D 5D 6C 7A 8D 9C 10B 11B 12B 13A 14A 15D 16C 17A 18D 19C 20D

21A 22B 23D 24C 25B 26C 27D 28B 29C 30A 31C 32B 33B 34D 35D 36A 37B 38A 39C 40B

5. Đề số 5

Câu 1. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi

A. dân tộc, giới tính, tôn giáo.

B. thu nhập, tuổi tác, địa vị.

C. dân tộc, độ tuổi, giới tính.

D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo.

Câu 2. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 3. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 4. Việc xét xử các vụ án kinh tế của nước ta hiện nay không phụ thuộc người đó là ai, giữ chức vụ gì, là thể hiện công dân bình đẳng về

A. nghĩa vụ pháp lí.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. quyền trong kinh doanh.

D. nghĩa vụ trong kinh doanh.

Câu 5. Bình đẳng giữa cha mẹ và con được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

A. Ngược đãi cha mẹ.

B. Lạm dụng sức lao động của con.

C. Không tôn trọng ý kiến của con.

D. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.

Câu 6. Luật hôn nhân gia đình năm 2014 qui định độ tuổi kết hôn là

A. nam 22 tuổi trở lên, nữ 20 tuổi trở lên.

B. nam 19 tuổi trở lên, nữ 18 tuổi trở lên.

C. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên.

D. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 7. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính?

A. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường.

B. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người.

C. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học.

D. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước.

Câu 8. Trong các yếu tố của tư liệu lao động, yếu tố nào là quan trọng nhất?

A. Tư liệu sản xuất.

B. Kết cấu hạ tầng.

C. Công cụ lao động.

D. Hệ thống bình chứa.

Câu 9. Ông B trồng cam sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng  

A. Thước đo giá trị.

B. Phương tiện giao dịch.

C. Phương tiện lưu thông.

D. Phương tiện thanh toán.

Câu 10. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa.

B. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

C. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa.

D. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.

Câu 11. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ

A. xã hội và quan hệ kinh tế.

B. lao động và quan hệ xã hội.

C. tài sản và quan hệ nhân thân.

D. kinh tế và quan hệ lao động.

Câu 12. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các

A. quy chế đơn vị sản xuất.

B. quy tắc quản lí nhà nước.

C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia.

D. quy ước trong các doanh nghiệp.

Câu 13. Người vi phạm hình sự trước hết phải chịu trách nhiệm

A. hình sự.

B. dân sự.

C. kỉ luật.

D. hành chính.

Câu 14. Cán bộ, viên chức, công chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm

A. kỉ luật

B. dân sự.

C. hình sự.

D. hành chính.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức sử dụng pháp luật?

A. Bạn M tự ý sử dụng máy tính của bạn cùng lớp.

B. Anh A bán chiếc xe máy mà anh là chủ sở hữu.

C. Anh H lấy trộm tiền của chị M khi chị không cảnh giác.

D. Bạn F mượn sách của bạn E nhưng không giữ gìn bảo quản.

Câu 16. Khái niệm cầu được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu 

A. nói chung.

B. có khả năng đáp ứng.

C. có khả năng thanh toán.

D. hàng hoá mà người tiêu dùng cần.

Câu 17. Một trong các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là

A. dân chủ, hiệu quả.

B. trách nhiệm, kỷ luật.

C. công bằng, văn minh.

D. tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 18. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?

A. Giao kèo lao động.

B. Hợp đồng lao động.

C. Cam kết lao động.

D. Quy phạm pháp luật.

Câu 19. Công dân A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này, công dân A đã 

A. sử dụng pháp luật.

B. áp dụng pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 20. Tính mạng, sức khỏe của công dân được pháp luật

A. bảo hộ.

B. bảo vệ.

C. bảo đảm.

D. bao bọc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

D

D

D

B

D

D

A

C

C

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

B

A

A

B

C

D

B

C

A

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

D

B

A

D

C

A

B

C

A

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

D

C

C

D

D

C

D

D

D

C

n đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hồng Lĩnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON