Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu để ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Dương Tự Minh có đáp án với phần đề và đáp án giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT DƯƠNG TỰ MINH |
BỘ 05 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: GDCD 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 81: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo ở nước ta hiện nay?
A. Bất cứ tôn giáo nào trên đất nước ta đều có quyền và nghĩa vụ như nhau.
B. Tất cả các nơi thờ tự, hoạt động tôn giáo đều được pháp luật bảo hộ.
C. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều được hoạt động theo quy định của pháp luật.
D. Các tôn giáo có quyền hoạt động theo quy định của tôn giáo mình bất cứ khi nào.
Câu 82: Khi phát hiện con gái mình có dấu hiệu bị xâm hại bởi một đối tượng gần nhà, chị M đã gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an thành phố. Trong trường hợp này, pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
C. Phương tiện bảo vệ quyền và tài sản của công dân.
D. Phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực.
Câu 83: Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 84: Ông A giám đốc bệnh viện X cùng chị L trưởng phòng tài vụ đặt mua hai máy chạy thận nhân tạo thế hệ mới nhất do anh N phân phối. Khi bàn giao, anh D kỹ thuật viên phát hiện số máy này không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã kí kết nên từ chối nhận và báo cáo toàn bộ sự việc với ông A. Nhưng theo chỉ đạo của ông A, chị L vẫn yêu cầu anh S là bảo vệ chuyển toàn bộ số máy này vào khoa chạy thận của bệnh viện. Trong lần đầu tiên sử dụng máy chạy thận nhân tạo này đã có bốn bệnh nhân bị sốc và một người chết. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A, anh N và anh S.
B. Ông A, anh N và anh D.
C. Chị L, anh N, anh S và ông A.
D. Chị L, ông A và anh N.
Câu 85: Trên cơ sở quy định pháp luật về trật tự an toàn đô thị, chính quyền thành phố đã yêu cầu người dân không được kinh doanh lấn chiếm vỉa hè. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây ?
A. Là hình thức xử phạt người vi phạm.
B. Là phương tiện để Nhà nước quản lý xã hội.
C. Là phương tiện để đảm bảo trật tự thành phố.
D. Là công cụ quản lý thành phố hữu hiệu.
Câu 86: Trong buổi hội diễn văn nghệ kỉ niệm 30 năm ngày thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú X, các học sinh đều được khuyến khích mặc trang phục truyền thống, biểu diễn các bài hát và điệu múa đặc sắc của dân tộc mình. Việc làm đó thể hiện:
A. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa.
B. bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực giáo dục.
C. thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.
D. phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.
Câu 87: Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là
A. người chồng có nghĩa vụ đảm bảo kinh tế đầy đủ cho gia đình.
B. vợ, chồng bình đẳng, có quyền và nghĩa vụ đối với tài sản riêng.
C. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú.
D. người vợ phải có nghĩa vụ chăm sóc con lúc ốm đau.
Câu 88: Những người xử sự không đúng với quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính kỉ luật nghiêm minh.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 89: Nội dung nào sau đây không đúng về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Tạo cơ sở để vợ, chồng củng cố tình yêu lâu dài.
B. Là cơ sở đảm bảo được sự bền vững của hạnh phúc gia đình.
C. Là cơ sở để xây dựng một gia đình hạnh phúc.
D. Là cơ sở để khắc phục tình trạng tảo hôn hiện nay.
Câu 90: Nội dung nào dưới đây là đặc trưng cơ bản của pháp luật?
A. Tính quy tắc bắt buộc.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính quy định và ràng buộc.
D. Tính quyền lực và phổ biến.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
CÂU |
ĐÁP ÁN |
CÂU |
ĐÁP ÁN |
CÂU |
ĐÁP ÁN |
CÂU |
ĐÁP ÁN |
---|---|---|---|---|---|---|---|
81 |
C |
91 |
D |
101 |
A |
111 |
A |
82 |
A |
92 |
C |
102 |
C |
112 |
D |
83 |
B |
93 |
D |
103 |
C |
113 |
B |
84 |
D |
94 |
C |
104 |
D |
114 |
A |
85 |
B |
95 |
B |
105 |
A |
115 |
C |
86 |
A |
96 |
B |
106 |
C |
116 |
B |
87 |
C |
97 |
D |
107 |
A |
117 |
B |
88 |
B |
98 |
C |
108 |
A |
118 |
D |
89 |
D |
99 |
A |
109 |
A |
119 |
D |
90 |
B |
100 |
D |
110 |
C |
120 |
B |
Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quy định.
B. Quy chế.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc.
Câu 2. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là
A. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối vơi tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng một lần đối vơi tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.
D. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng nhiều lần, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 3. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
A. chính trị.
B. đạo đức.
C. pháp luật.
D. xã hội.
Câu 4. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định làm.
C. bắt buộc làm.
D. khuyến khích làm.
Câu 5. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 6. Trong trường hợp không còn cha mẹ thì bình đẳng giữa anh, chị, em được thể hiện như thế nào?
A. Anh chị cả có quyền quyết định mọi việc trong gia đình.
B. Các em được ưu tiên hoàn toàn trong thừa kế tài sản.
C. Chỉ có anh cả mới có nghĩa vụ chăm sóc các em.
D. Anh chị em có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
Câu 7. Không ai bị bắt nếu không có
A. sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo.
C. phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.
D. sự đồng ý của các tổ chức xã hội.
Câu 8. Biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về thân thể là
A. trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang.
C. Công an được bắt người khi thấy nghi ngờ người đó phạm tội.
D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án.
Câu 9. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 10. Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm
A. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học.
B. quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học, công nghệ.
C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học công nghệ.
D. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ..
Câu 11. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
A. quyền được phát triển của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền tự do của công dân.
D. quyền học tập của công dân.
Câu 12. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 13. Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. Giá trị và giá cả
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng
D. Giá trị và giá trị sử dụng
Câu 14. Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thông
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 15. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 16. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết
D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết
Câu 17. Pháp luật thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm tạo điều kiện để ai cũng được
A. học hành.
B. phát triển.
C. sáng tạo.
D. nghiên cứu khoa học.
Câu 18. Phát hiện, tìm tòi các hiện tương, sự vật trong tự nhiên và xã hội của con người là hoạt động
A. nghiên cứu khoa học.
B. hưởng thụ đời sống.
C. học tập thường xuyên.
D. phát triển năng khiếu.
Câu 19. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, pháp luật có vai trò
A . trừng trị nghiêm khắc mọi hành vi xâm hại đến môi trường.
B . bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C . bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
D . bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
Câu 20. Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?
A. Pháp do nhà nước ban hành phù hợp với y chí của giai cấp cầm quyền.
B. Pháp do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
C. Pháp luật bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
D |
A |
A |
D |
C |
B |
D |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
C |
D |
C |
B |
A |
A |
A |
B |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
B |
D |
A |
C |
D |
C |
C |
D |
B |
B |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
C |
A |
D |
B |
B |
D |
B |
C |
A |
Câu 1: Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực của nhà nước.
B. chủ trương nhà nước.
C. chính sách nhà nước.
D. uy tín nhà nước.
Câu 2: Pháp luật mang bản chất xã hội vì
A. đứng trên xã hội.
B. bắt nguồn từ xã hội.
C. tồn tại trong mọi xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp càm quyền.
Câu 3: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nai,tố cáo?
A. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
B. Vô thời hạn
C .Theo thời gian thích hợp để thực hiện.
D. Tùy trường hợp.
Câu 4: Khẳng định nào sau đây đúng với quyền phát triển cá nhân?
A. Công dân có năng khiếu được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Công dân được học không hạn chế.
C. Mọi người được đi học ở bất cứ trường nào.
D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 5: Những ai dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
A. Cơ quan , tổ chức có thẩm quyền .
B. Mọi cán bộ nhà nước.
C. Mọi cơ quan nhà nước.
D. Cơ quan tư pháp
Câu 6: Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát toàn diện là nội dung quyền nào của công dân ?
A. Về đời sống vật chất.
C. Quyền bảo đảm điều kiện .
B. Quyền được phát triển.
D Quyền học tập.
Câu 7: Chị T không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc sở,chị có thể làm gì để bào vệ quền và lợi ích hợp pháp của mình?
A .Khiếu nại quyết định của giám đốc sở.
B. Tố cáo với chính quyền.
C. Nói chuyện với mọi người.
D. Đăng lên facebook.
Câu 8: T thấy một nhóm thanh niên đương chích ma túy. Trong trường hợp này T báo cho ai là đúng.
A. Báo cho bất kì người lớn nào.
B. Báo cho bố mẹ.
C. Báo cho bất kì cơ quan nào
D. Báo cho công an.
Câu 9: Quyền tố cáo là quyền của
A. mọi công dân, tổ chức.
B. mọi công dân.
C. mọi cơ quan tổ chức.
D. người có thẩm quyền.
Câu 10: Việc làm nào dươi đây là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Kiến nghị với ủy ban nhân dân xã về sản xuất ở xã mình.
C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ.
D. Tuyên truyền phổ biến pháp luật trong trường học.
Câu 11: Ai trong những người sau đây có quyền tố cáo?
A. Mọi công dân.
B. Mọi cá nhân, tổ chức.
C. Những người có thẩm quyền.
D. Cơ quan nhà nước.
Câu 12: Người nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang công tác ở xa nhà.
B. Bộ đội đóng quân ở hải đảo.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo.
Câu 13: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là
A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. dân chủ, công bằng, văn minh.
C. công khai, minh bạch.
D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.
Câu 14: Pháp luật quy định quyền học tập của công dân nhằm
A. giáo dục, bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân.
B. giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
C. đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
D. tạo điêu kiện cho mọi người được học tập.
Câu 15: Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Bình đẳng giữa các dân tôc, tôn giáo.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C. Bình đẵng về thời gian học tập
D. Bình đẵng về hoàn cảnh gia đình.
Câu 16: Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền phát triển của công dân ?
A .Công dân được hưởng đời sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
B. Công dân có quyền được khuyến khích,bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. Công được hưởng sống tinh thần đủ phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
D. Trong mọi hoàn cảnh,công phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
Câu 17: Phát hiện người đang có lệnh truy nã.Trong trường hợp này em phải làm gì cho đúng với quy định của pháp luật.
A. Im lặng.
B. Báo cho công an.
C. Giúp người đó trốn.
D. Báo cho người lớn.
Câu 18: Phát hiện cơ sỏ đánh bạc, D báo ngay cho công an. D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội
B. Quyền tố cáo
C. Quền tự do ngôn luận.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 19: Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.
B. gián tiếp, tự nguyện, bình đẳng, tự do.
C. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.
D. tự nguyện, bình đẳng, tự do, dân chủ
Câu 20: Công dân tham gia góp ý kiến với nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội của đất nước là thực hiện
A. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. quyền tham gia ban hành chính sách xã hội.
C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
D. quyền tự do ngôn luận.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
B |
A |
A |
B |
A |
C |
B |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
C |
A |
B |
B |
D |
B |
B |
C |
A |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
A |
B |
B |
D |
B |
C |
C |
A |
B |
B |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
D |
A |
A |
B |
D |
A |
B |
C |
D |
Câu 7: Vì hiện nay trong thực tế cuộc sống có một số trường hợp như vạy nhưng người bị hại như chị T lại không khiếu nại lên ban giám đốc mà lại phát ngôn bừa bãi như đi ra ngoài xã hội để nói với mọi hoăc dùng các phương tiện khác để lan truyền.
Câu 25: Các trường hợp khác cũng đều là hành vi vi phạm pháp luật hoặc có khả năng vi phạm pháp luật.
Câu 37: Nhà nước XHCN có nhiều chưc năng khác nhau.Trong đó chức năng tổ chức và xây dựng là mục đích cao nhất và các mục đích kia cuối cùng cũng phục vụ cho mục đích này.
Câu 38: Hiện nay nhà nước chúng ta quản lí xã hội bằng nhiều phương tiện khác nhau.Trong đó quản lí bằng pháp luật mang hiệu quả cao nhất.
4. Đề số 4
Câu 1. Lỗi thể hiện gì của người biết hành vi của mình là sai, là trái pháp luật?
A. Trạng thái
B. Tinh thần
C. Thái độ
D. Cảm xúc
Câu 2. Người phải chịu trách nhiệm hành chính domọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là bao nhiêu?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Từ 18 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên
Câu 3. Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây ?
A. Nên làm
B. Được làm
C. Phải làm
D. Không được làm.
Câu 4. Một trong những đặc trưng của pháp luật thể hiện ở
A. tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. tính hiện đại.
C. tính cơ bản.
D. tính truyền thống.
Câu 5. Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật
A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. do Nhà nước ban hành.
C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Câu 6. Để quản lí xã hội, Nhà nước cần sử dụng phương tiện quan trọng nhất nào dưới đây?
A. Pháp luật
B. Giáo dục
C. Thuyết phục
D. Tuyên truyền.
Câu 7. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, vì pháp luật được áp dụng
A. trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. đối với người vi phạm
D. đối với người sản xuất kinh doanh.
Câu 8. Nội dung của tất cả các văn bản pháp luật đều phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính phù hợp về mặt nôi dung.
D. Tính bắt buộc chung.
Câu 9. Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với lợi ích của giai cấp cầm quyền là thể hiện bản chất nào dưới đây của phâp luật?
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất dân tộc.
Câu 10. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội là thể hiện bản chất nào dưới đây của pháp luật
A. Bản chất xã hội.
B. Bản chất giai cấp.
C. Bản chất nhân dân.
D. Bản chất hiện đại.
Câu 11. Lan là học sinh trung học phổ thông, em thường xuyên viết và gửi bài cho báo Hoa Học Trò. Lan đang thực hiện
A. quyền phê bình văn học.
B. quyền học tập.
C. quyền được phát triển.
D. quyền sáng tạo.
Câu 12. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân thể hiện mối quan hệ giữa
A. Nhà nước và công dân.
B. công dân với công dân.
C. Nhà nước và xã hội.
D. xã hội với công dân.
Câu 13. Khi phát hiện và có căn cứ để chứng minh một cán bộ xã có hành vi tham nhũng, người dân có thể sử dụng quyền nào trong số các quyền sau đây?
A. Quyền bãi nhiệm chức vụ.
B. Quyền truy tố trách nhiệm hình sự.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
Câu 14. Hiến pháp nước ta quy định người có quyền ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là
A. công dân từ đủ 20 tuổi trở lên.
B. công dân từ đủ 19 tuổi trở lên.
C. công dân từ đủ 21 tuổi trở lên.
D. công dân từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 15. Quyền tự do ngôn luận có nghĩa là: Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề?
A. Chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước.
B. Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
C. Chính trị, kinh tế, văn hóa - y tế, giáo dục của đất nước.
D. Chính trị, văn hóa, xã hội, y tế của đất nước.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C |
11D |
21A |
31C |
2C |
12A |
22B |
32D |
3A |
13D |
23B |
33A |
4A |
14C |
24B |
34D |
5A |
15B |
25A |
35B |
6A |
16B |
26A |
36B |
7A |
17A |
27B |
37B |
8A |
18A |
28B |
38A |
9B |
19A |
29D |
39B |
10A |
20D |
30D |
40A |
Câu 1: Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm?
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm).
Câu 2: Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định “Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con” điều này phù hợp với:
A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
C. Nguyện vọng của mọi công dân.
D. Hiến pháp.
Câu 3: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 4: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5: Pháp luật là gì?
A. Hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện
B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. Hệ thống các quy tắc sử xự chung do Nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.
D. Hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 6: Pháp luật có đặc điểm là?
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B. Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực, bắt buộc chung có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 7: Điền vào chổ trống: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành ……………………..mà Nhà nước là đại diện.
A. Phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. Phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân.
C. Phù hợp với các quy phạm đạo đức.
D. Phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.
Câu 8: Những yếu tố tự nhiên mà lao đông của con người tác động vào được gọi là?
A. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu lao động.
C. Tài nguyên thiên nhiên.
D. Nguyên liệu.
Câu 9: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm pháp luật hành chính
B. Vi phạm pháp luật hình sự
C. Bị xử phạt vi phạm hành chính
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 10: Các tổ chức cá nhân không làm những việc PL ngăn cấm là :
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên
B. Từ 18 tuổi trở lên
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên
D. Từ đủ 14 tuổi trở lên
Câu 12: Vật phẩm nào dưới đây không phải là hàng hóa ?
A. Điện.
B. Nước máy.
C. Không khí.
D. Rau trồng để bán.
Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo quy định của pháp luật là ?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 14: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 15: Công dân bình đẳng trước pháp luật là?
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
1 |
D |
11 |
C |
21 |
B |
31 |
D |
2 |
B |
12 |
C |
22 |
A |
32 |
D |
3 |
A |
13 |
B |
23 |
B |
33 |
C |
4 |
B |
14 |
C |
24 |
C |
34 |
B |
5 |
C |
15 |
D |
25 |
D |
35 |
B |
6 |
C |
16 |
D |
26 |
D |
36 |
D |
7 |
A |
17 |
C |
27 |
C |
37 |
B |
8 |
A |
18 |
D |
28 |
C |
38 |
C |
9 |
B |
19 |
D |
29 |
A |
39 |
A |
10 |
C |
20 |
C |
30 |
D |
40 |
B |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Dương Tự Minh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:
Chúc các em học tập tốt!