HỌC247 xin giới thiệu đến quý Thầy Cô và các em tài liệu tham khảo Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Yên Mỗ A Lần 1, nhằm giúp các em học sinh lớp 12 củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT YÊN MỖ A |
ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN HÓA HỌC NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1. Khi thủy phân hoàn toàn tinh bột thì thu được sản phẩm là
A. fructozơ B. mantozơ C. saccarozơ D. glucozơ
Câu 2. Lên men 60 gam glucozơ, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 12 gam kết tủa và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng lên 10 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Hiệu suất phản ứng lên men là
A. 75,0% B. 54,0% C. 60,0% D. 67,5%
Câu 3. Cho 29,5 gam amin X tác dụng với dung dịch HC1 vừa đủ thu được 47,75 gam muối có dạng RNH3Cl (R là gốc hidrocacbon). Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 4. Hợp chất hữu co X có công thức hóa học H2N-CH(CH3)-COOH. Kí hiệu của X là
A. Ala B. Val C. Gly D. Glu
Câu 5. Trong các polime sau, polime nào có cấu trúc mạng không gian ?
A. Amilopectin B. Cao su lưu hóa C. Amilozơ D. Xenlulozơ
Câu 6. Trong các chất sau đây: CH3OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. CH3OH B. CH3COOH C. HCHO D. HCOOCH
Câu 7. Gần đây, một nhóm các nhà khoa học thụy sĩ đã bước đầu khám phá ra hợp chất có tên K22 ngăn chặn được khả năng nhiễm virus corona (nguyên nhân chính của hội chứng gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp SARS và hội chứng hô hấp vùng trung đông MERS-CoS) phân tích K22 cho thấy thành phần phần trăm các nguyên tố là 18,03%C; 0,43%H; 68,67%Br; 6,87%s còn lại là N. Khối lượng mol phân tử của hợp chất K22 là:
A. 466 B. 442 C. 428 D. 484
Câu 8. Hỗn hợp X gồm hai este đều chứa vòng benzen, có công thức phân tử là C10H12O2. Đun nóng 16,4 gam X cần dùng tối đa 200 ml dung dịch NaOH 0,9M. Chưng cất dung dịch sau phản ứng, thu được a gam chất hữu cơ Y và hỗn hợp Z gồm hai muối; trong đó có X gam muối A và y gam muối B . Đốt cháy hoàn toàn a gam Y cần dùng 0,17 mol O2. Giá trị của là?
A. 0,6. B. 1,0. C. 1,2. D. 0,8.
Câu 9. Cho l00ml dung dịch HCl 0,1M vào l00ml dung dịch Ba(OH)2 0,06M thu được 200ml dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:
A. 13 B. 2 C. 12 D. 7
Câu 10. Số đồng phân ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là
A. 4 B. 5 C. 6 D. 8
Câu 11. X là hợp chất hữu cơ đơn chức, là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C8H8O2 . X tác dụng với với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1:1. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 6 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 12. Thủy phân hoàn toàn 10,32 gam este đơn chức X rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 51,84 gam Ag. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. X có thể làm mất màu nước brom.
B. Trong phân tử X có 6 nguyên tử hidro.
C. X có đồng phân hình học cis-trans.
D. Có thể điều chế X bằng phản ứng este hóa giữa axit fomic và ancol anlylic.
Câu 13. Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, sinh ra glixerol và hỗn hợp hai muối gồm natri oleat và natri linoleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 2,385 mol O2, sinh ra 1,71 mol CO2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giá trị của m là 26,46.
B. Phân tử X chứa 3 liên kết đôi C=C.
C. Hiđro hóa hoàn toàn X (xúc tác Ni, đun nóng) thu được triolein.
D. Phân tử X chứa 54 nguyên tử cacbon.
Câu 14. Cho 34 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và đều thuộc loại hợp chất thơm (tỉ khối hơi của X đối với O2 luôn bằng 4,25 với mọi tỉ lệ số mol giữa 2 este) tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của 2 muối trong Y là
A. 46,58% và 53,42% B. 56,67% và 43,33%. C. 55,43% và 44,57%. D. 35,6% và 64,4%.
Câu 15. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C3H12N2O3). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,86 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,06 mol hai khí (có tỉ lệ mol 1:5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 5,92. B. 4,68 C. 2,26 D. 3,46
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. D |
2. A |
3. B |
4. A |
5. B |
6. B |
7. A |
8. D |
9. C |
10. B |
11. A |
12. D |
13. A |
14. B |
15. D |
16. B |
17. C |
18. A |
19. A |
20. A |
21. A |
22. C |
23. B |
24. A |
25. C |
26. D |
27. D |
28. D |
29. B |
30. A |
31. D |
32. C |
33. A |
34. D |
35. B |
36. C |
37. B |
38. B |
39. A |
40. A |
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1. Một đoạn mạch PVC có 1000 mắt xích. Khối lượng của đoạn mạch đó là
A. 12500 đvc. B. 62500 đvc. C. 25000 đvc. D. 62550 đvc.
Câu 2. Cho 0,05 mol hỗn hợp hai este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 0,12 mol CO2 và 0,03 mol Na2CO3. Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,48. B. 2,34. C. 4,56. D. 5,64.
Câu 3. Cho các phát biểu sau:
a. Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và andehit fomic.
b. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
c. Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
d. Tinh bột thuộc loại polisaccarit,
e. Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 4. Cho C2H4(OH)2 phản ứng với hỗn hợp gồm CH3COOH và HCOOH trong môi trường axit (H2SO4), thu được tối đa số este thuần chức là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5. Cho dãy các chất sau: amilozo, amilopectin, saccarozo, xenlulozo, fructozo, glucozo. Số chất trong dãy bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit vô cơ là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 6. Hợp chất nào sau đây thuộc loại dipeptit?
A. H2N–CH2–CO–NH–CH(CH3)–COOH. B. H2N–CH2–CH2–CO–CH2–COOH.
C. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH. D. H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH.
Câu 7. Xà phòng hóa chất béo X, thu được glixerol và hỗn hợp 2 muối là natri oleat, natri panmital có tỷ lệ mol 1:2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tripeptit Gly–Ala–Gly có phản ứng màu biure.
B. Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị – amino axit.
C. Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Câu 9. Cho 1 mol chất X (C7H6O3, chứa vòng benzen) tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch, thu được 1 mol muối Y; 1 mol muối Z (My < Mz) và 2 mol H2O. Số đồng phần cấu tạo thỏa mãn điều kiện trên của Z là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 10. Hỗn hợp E gồm chất X (C5H14N2O4, là muối của axit hữu cơ đa chức) và chất Y (C2H7NO3, là muối của một axit vô cơ). Cho một lượng E tác dụng hết với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,4 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau và dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được m gam chất rấn khan. Giá trị của m là
A. 38,8. B. 50,8. C. 42,8. D. 34,4.
Câu 11. Trieste X được tạo thành từ glixerol và các axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử X có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Cho m gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch NaOH thì có 12 gam NaOH phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần bao nhiêu lít O2 (đktc)?
A. 13,44 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 14,56 lít.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Đốt một lượng nhỏ tinh thể muối NaNO3 trên đèn khí không màu thấy ngọn lửa có màu tím
B. Các kim loại kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao.
C. Kim loại Ca dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép.
D. Độ dẫn điện của kim loại Al lớn hơn độ dẫn điện của kim loại Fe.
Câu 13. Thí nghiệm nào sau đây xảy ra sự oxi hóa kim loại?
A. Điện phân CaCl2 nóng chảy. B. Cho kim loại Zn vào dung dịch NaOH.
C. Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. D. Cho Fe3O4 vào dung dịch HI.
Câu 14. Trường hợp nào sau đây không xảy ra các phản ứng hóa học?
A. Cho kim loại Na vào dung dịch BaCl2. B. Cho kim loại Ag vào dung dịch HCl.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Cho dung dịch KOH vào dung dịch K2Cr2O7.
Câu 15. Hợp chất Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây không sinh ra kết tủa?
A. Dung dịch Na2SO4 B. Dung dịch NaOH. C. Dung dịch Na2CO3. D. Dung dịch HCl.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. B |
2. C |
3. A |
4. A |
5. D |
6. A |
7. D |
8. C |
9. D |
10. C |
11. D |
12. A |
13. B |
14. B |
15. D |
16. D |
17. A |
18. C |
19. D |
20. C |
21. B |
22. D |
23. B |
24. C |
25. B |
26. A |
27. D |
28. B |
29. C |
30. C |
31. D |
32. B |
33. C |
34. B |
35. C |
36. C |
37. A |
38. B |
39. D |
40. C |
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1. C3H5(OOC-C17H33)3 có tên gọi là
A. triolein B. tristearin. C. Tripanmitin. D. trilinolein.
Câu 2. Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 21,8 gam muối. Số mol HCOOC2H5 và CH3COOCH3 lần lượt là
A. 0,2 và 0,1. B. 0,15 và 0,15 C. 0,1 và 0,2. D. 0,25 và 0,05.
Câu 3. Cho các chất glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ. Các chất trong đó đều có phản ứng tráng gương và phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh là
A. glucozơ, saccarozơ. B. glucozơ, xenlulozơ. C. saccarozơ, mantozơ. D. glucozơ, mantozơ.
Câu 4. Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen), có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với dung dịch NaOH. Số lượng đồng phân thoả mãn tính chất trên là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 5. Để điều chế phenyl axetat, người ta dùng phản ứng (xúc tác coi như đủ)
A. CH3COOMgCl + C6H5Cl → CH3COOC6H5 + MgCl2.
B. (CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH.
C. CH3COONa + C6H5Cl → CH3COOC6H5 + NaCl.
D. CH3COOH + C6H5OH → CH3COOC6H5 + H2O.
Câu 6. Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 1 ancol và 1 muối. Cho lượng ancol thu được ở trên tác dụng hết với Na, tạo ra 0,168 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn lượng X ở trên, thu được 7,75 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. Công thức cấu tạo của 2 chất trong X là
A. HCOOC2H5 và HCOOC3H7. B. C2H5COOH và C2H5COOC2H5.
C. HCOOC3H7 và C3H7OH. D. CH3COOH và CH3COOC3H7.
Câu 7. Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác, 1,5 gam X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là
A. lysin. B. glyxin. C. alanin. D. axit glutamic.
Câu 8. Các chất hữu cơ đơn chức Z1, Z2, Z3 có CTPT tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau. Công thức cấu tạo của Z3 là
A. CH3COOCH3. B. HO-CH2-CHO. C. CH3COOH. D. CH3-O-CHO.
Câu 9. Nhựa rezit là một loại nhựa không nóng chảy. Để tạo thành nhựa rezit, người ta đun nóng tới nhiệt độ khoảng 150°C hỗn hợp thu được khi trộn các chất phụ gia cần thiết với
A. novolac. B. PVC. C. rezol. D. thuỷ tinh hữu cơ.
Câu 10. Hai chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?
A. CH3NH3Cl và CH3NH2 B. CH3NH3Cl và H2NCH2COONa
C. ClH3NCH2COOC2H5 và H2NCH2COOC2H5 D. CH3NH2 và H2NCH2COOH
Câu 11. Khi thủy phân anlyl metacrylat trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm là:
A. CH2=C(CH3)-CH2-COONa; CH3-CH2-CHO. B. CH2=C(CH3)-COONa; CH3-CH2-CHO.
C. CH2=C(CH3)-CH2-COONa; CH2=CH-CH2-OH. D. CH2=C(CH3)-COONa; CH2=CH-CH2-OH.
Câu 12. Không khí trong phòng thí nghiệm nhiễm độc khí clo, người ta dùng cách nào sau đây để xử lí: A. phun dung dịch NH3 đặc. B. phun dung dịch NaOH đặc.
C. phun dung dịch Ca(OH)2. D. phun khí H2 chiếu sáng.
Câu 13. Khi cho một mẩu kim loại Kali vào nước thì
A. mẩu kim loại chìm và không cháy. B. mẩu kim loại nổi và bốc cháy.
C. mẩu kim loại chìm và bốc cháy. D. mẩu kim loại nổi và không cháy.
Câu 14. Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là
A. Al và Al(OH)3. B. Al và AI2O3. C. Al, Al2O3 và Al(OH)3. D. Al2O3, Al(OH)3.
Câu 15. Vật liệu bằng nhôm khá bền trong không khí là do
A. nhôm không thể phản ứng với oxi. B. có lớp hidroxit bảo vệ.
C. có lớp oxit bảo vệ. D. nhôm không thể phản ứng với nitơ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. A |
2. A |
3. D |
4. B |
5. B |
6. D |
7. B |
8. D |
9. C |
10. C |
11. D |
12. A |
13. B |
14. D |
15. C |
16. A |
17. D |
18. A |
19. D |
20. B |
21. C |
22. A |
23. D |
24. A |
25. A |
26. C |
27. B |
28. C |
29. C |
30. D |
31. B |
32. D |
33. A |
34. B |
35. C |
36. C |
37. C |
38. B |
39. C |
40. D |
ĐỀ SỐ 5:
Câu 1. Quặng nào sau đây có chứa thành phần chính là Al2O3?
A. Hematit đỏ. B. Boxit. C. Manhetit. D. Criolit.
Câu 2. Ở nhiệt độ thường, dung dịch loãng tác dụng được với dung dịch nào sau đây ?
A. KCl. B. KNO3. C. NaCl. D. Na2CO3.
Câu 3. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên ?
A. Tơ nitron B. Tơ tằm C. Tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6.
Câu 4. Dung dịch nào sau đây có phản ứng tráng bạc ?
A. Metylaxetat. B. Glyxin. C. Fructozo D. Saccarozơ.
Câu 5. Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 20% B. 40% C. 60% D. 80%
Câu 6. Cho hỗn hợp Zn, Mg và Ag vào dung dịch CuCl2, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp ba kim loại. Ba kim loại đó là.
A. Mg, Cu và Ag B. Zn, Mg và Ag. C. Zn, Mg và Cu. D. Zn, Ag và Cu.
Câu 7. Hiđro hóa hoàn toàn 17,68 gam triolein cần vừa đủ V khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,032. B. 0,448. C. 1,344. D. 2,688.
Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai ancol no, hai chức, mạch hở cần vừa đủ V1 lít khí O2, thu được V2 lít khí CO2 và a mol H2O. Các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Biểu thức liên hệ giữa các giá trị V1, V2, a là
Câu 9. Cho 26,8 gam hỗn hợp KHCO3 và NaHCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 19,15 B. 20,75 C. 24,55 D. 30,10
Câu 10. Cho 30 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 160. B. 720. C. 329. D. 320.
Câu 11. Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là :
A. K+ ;Ba2+ ;Cl- và NO3- B. Cl-; Na+; NO3- và Ag+
C. K+ ; Mg2+ ; OH- và NO3- D. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-
Câu 12. Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng
A. cộng H2 (Ni, t0). B. tráng bạc. C. với Cu(OH)2. D. thủy phân
Câu 13. Crom (IV) oxit (CrO3) có màu gì ?
A. Màu vàng. B. Màu đỏ thẫm. C. Màu xanh lục. D. Màu da cam.
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 11,2 B. 5,6 C. 2,8 D. 8,4
Câu 15. Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng 16,6 gam X với H2SO4 đặc ở 1400C, thu được 13,9 gam hỗn hợp ete (không có sản phẩm hữu cơ nào khác). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của hai ancol trong X là
A. C3H5OH và C4H7OH B. CH3OH và C2H5OH
C. C3H7OH và C4H9OH D. C2H5OH và C3H7OH.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. B |
2. D |
3. B |
4. C |
5. A |
6. D |
7. C |
8. D |
9. A |
10. D |
11. A |
12. C |
13. B |
14. B |
15. D |
16. C |
17. A |
18. C |
19. B |
20. C |
21. C |
22. A |
23. B |
24. D |
25. A |
26. A |
27. D |
28. C |
29. B |
30. C |
31. A |
32. D |
33. C |
34. D |
35. A |
36. D |
37. D |
38. C |
39. A |
40. B |
...
Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2020 môn Hóa học Trường THPT Yên Mỗ A Lần 1. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !