Dưới đây là Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian làm bài 50 phút |
ĐỀ THI SỐ 1
Câu 1. Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 80. Biết khối lượng vật nhỏ 90 g, chiều dài dây treo 1 m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng
A.3,8.10-3 J. B.8,3.10-3 J. C.8,6.10-3 J. D.6,8.10-3 J.
Câu 2. Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4\(\pi \)t - 0,02\(\pi \)x) (x tính bằng cm, t tính bằng giây). Hai điểm gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha cách nhau
A.100 cm. B.25 cm. C.0,02\(\pi \) cm. D.50 cm.
Câu 3. Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A.năng lượng liên kết càng nhỏ.
B.năng lượng liên kết riêng càng lớn.
C.năng lượng liên kết càng lớn.
D.năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
Câu 4. Một ô tô chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau 10 s, vận tốc của ô tô tăng từ 4 m/s đến 6 m/s. Quãng đường mà ô tô đi được trong khoảng thời gian trên là
A. 500 m. B. 50 m. C. 25 m. D. 100 m.
Câu 5. Xét ba mức năng lượng EK, EL, EM của nguyên tử hiđrô. Một phôtôn có năng lượng bằng EM - EK bay đến gặp nguyên tử này. Nguyên tử sẽ
A.hấp thụ rồi chuyển dần từ K lên L rồi lên M.
B.không hấp thụ.
C.hấp thụ nhưng không chuyển trạng thái.
D.hấp thụ rồi chuyển thẳng từ K lên M.
Câu 6. Đối với chất điểm dao động điều hoà trên trục ox, thời gian chất điểm thực hiện một dao động toàn phần gọi là
A.chu kì dao động T.
B.li độ dao động x.
C.pha ban đầu của dao động \(\pi \).
D.tần số dao động f.
Câu 7. Pin quang điện là nguồn điện, trong đó có sự biến đổi trực tiếp
A.cơ năng thành điện năng.
B.quang năng thành điện năng.
C.năng lượng điện từ thành điện năng.
D.nhiệt năng thành điện năng.
Câu 8. Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A.sinh ra hiện tượng cảm ứng điện từ trong mạch kín.
B.được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
C.sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
D.được sinh bởi nguồn điện hóa học.
Câu 9. Khối lượng chất giải phóng ở điện cực của bình điện phân tỉ lệ với
A.khối lượng dung dịch trong bình.
B.thể tích của dung dịch trong bình.
C.khối lượng chất điện phân.
D.điện lượng chuyển qua bình.
Câu 10. Câu nào sau đây là đúng ?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động.
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó.
Câu 11. Máy phát điện xoay chiều một pha có một cặp cực, khi máy hoạt động rôto quay với tốc độ góc không đổi v thì tạo dòng điện xoay chiều có tần số góc bằng
A.\(\pi \). B.0,5\(\pi \). C.2\(\pi \). D.2t.
Câu 12. Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, cường độ dòng điện trong mạch và điện tích của tụ điện biến thiên điều hòa cùng tần số và lệch pha nhau một lượng bằng
A.\(0,25\pi \)rad.
B.\(0,5\pi \)rad.
C.\(0,4\pi \)rad.
D.\(\pi \)rad.
Câu 13. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có tần số f, biết a =0,6 mm, D = 0,8 m. Hệ vân giao thoa có khoảng cách từ vân sáng bậc 4 đến vân sáng trung tâm bằng 3,2mm. Tần số của sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng
A.6.1014 Hz. B.7,5.1014 Hz. C.5.1014 Hz. D.4,5.1014 Hz.
Câu 14. Ứng dụng nào sau đây là của tia tử ngoại
A.Tìm vết nứt trên bề mặt sản phẩm bằng kim loại.
B.Tìm khuyết tật bên trong sản phẩm bằng kim loại.
C.Trong y tế để chụp điện, chiếu điện.
D.Chụp ảnh bề mặt Trái Đất từ vệ tinh.
Câu 15. Đặt điện áp xoay chiều u = U\(\sqrt{2}\)cosωt V vào hai đầu một điện trở thuần R thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua điện trở là I A. Biểu thức đúng là
A.R=UI.
B.I=UR.
C.\(\sqrt{2}\)U=IR.
D.U=IR.
Câu 16. Xét sự lan truyền của sóng cơ theo một phương, trong thời gian bằng một chu kì thì sóng truyền được quãng đường bằng
A.hai bước sóng. B.nữa bước sóng. C.số nguyên lần bước sóng. D.một bước sóng.
Câu 17. Một ôtô có khối lượng 1200kg, có công suất 40kW. Trên ôto có hai người khối lượng tổng cộng 140kg. Ôtô muốn tăng tốc từ 15m/s đến 20m/s thì phải mất bao nhiêu thời gian?
A. 2,45 s. B. 3,12 s. C.2,93 s. D. 3,87 s.
Câu 18. Lần lượt chiếu ba bức xạ có bước sóng λ1 = 250 nm, λ2 = 300 nm, λ3 = 340 nm vào một tấm kẽm có công thoát 5,68.10-19 J. Bức xạ nào gây ra hiện tượng quang điện đối với tấm kẽm đó?
A.Hai bức xạ λ1, λ2. B.Cả ba bức xạ. C.Chỉ có bức xạ λ1. D.Chỉ có bức xạ λ2.
Câu 19. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế được 40 cm3 khí hiđrô ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn (áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0 0C).
A. 23 cm3. B. 32,5 cm3. C. 35,9 cm3. D. 25,9 cm3.
Câu 20. Giữa hai bản kim loại phẳng song song tích điện trái dấu cách nhau 2cm tồn tại một điện trường đều có chiều từ dưới lên trên, cường độ 3000V/m. Sát bản mang điện dương, người ta đặt một hạt mang điện dương có khối lượng m=1,5.10-3g và có điện tích q =1,5.10-6C. Gia tốc của hạt mang điện có độ lớn
A.1,99.106 m/s2. B.2990 m/s2. C.3000 m/s2. D.1,66.106 m/s2.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1
1C |
2A |
3C |
4B |
5D |
6A |
7B |
8C |
9D |
10C |
11A |
12B |
13C |
14A |
15D |
16D |
17C |
18B |
19C |
20B |
21C |
22D |
23C |
24D |
25B |
26B |
27D |
28B |
29A |
30C |
31B |
32D |
33C |
34C |
35A |
36B |
37A |
38B |
39A |
40D |
ĐỀ THI SỐ 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG - ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào hướng véctơ vận tốc của vật
A. Gia tốc.
B. Động lượng.
C. Động năng.
D. Xung lượng
Câu 2: Cho hai lực đồng quy có độ lớn là 70N và 120N. Hợp lực của hai lực có thể là
A. 48N.
B. 192N.
C. 200N.
D. 69N.
Câu 3: Cho phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: x = 15t - 2t2 (m;s), chọn chiều dương là chiều chuyển động. Gia tốc của vật là:
A. - 2 m/s2
B. 2 m/s2
C. - 4 m/s2
D. 4 m/s2
Câu 4: Công thức nào dưới đây là phương trình trạng thái của khí lí tưởng ?
A. \(\frac{pV}{T}=const\).
B. \(\frac{p.T}{V}=const\).
C. \(\frac{{{p}_{1}}{{V}_{1}}}{{{T}_{2}}}=\frac{{{p}_{2}}{{V}_{2}}}{{{T}_{1}}}\).
D. \(\frac{V.T}{p}=const\).
Câu 5: Một kính lúp có tiêu cự f = 5 cm. Người quan sát mắt không có tật, có khoảng nhìn rõ ngắn nhất Đ = 25cm. Số bội giác của kính lúp khi người đó ngắm chừng ở vô cực bằng:
A. 5.
B. 30.
C. 125.
D. 25.
Câu 6: Mắt không có tật là mắt
A. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trước màng lưới.
B. khi không điều tiết có tiêu điểm nằm trên màng lưới.
C. khi quan sát ở điểm cực cận mắt không phải điều tiết.
D. khi quan sát ở điểm cực viễn mắt phải điều tiết.
Câu 7: Một khung dây có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ. Gọi Φ là từ thông gửi qua khung dây. Độ lớn của Φ bằng:
A. 0,5.
B.S.
B. 2B.S.
C. B.S.
D. –B.S.
Câu 8: Cho ba điểm A, M, N theo thứ tự trên một đường thẳng với AM = MN. Đặt điện tích Q tại điểm A thì cường độ điện trường tại M có độ lớn là E. Cường độ điện trường tại N có độ lớn là
A. 2E.
B. \(\frac{E}{4}\) .
C. \(\frac{E}{2}\).
D. 4E.
Câu 9: Hạt tải điện trong kim loại là
A. electron tự do và ion dương.
B. ion dương và ion âm.
C. electron tự do.
D. electron, ion dương và ion âm
Câu 10: Để đo suất điện động và điện trở trong của một cục pin, một nhóm học sinh đã mắc sơ đồ mạch điện như hình (H1). Số chỉ của vôn kế và ampe kế ứng với mỗi lần đo được được cho trên hình vẽ (H2). Nhóm học sinh này tính được giá trị suất điện động E và điện trở trong r của pin là
A. E = 1,50 V; r = 0,8 Ω.
B. E = 1,49 V; r = 1,0 Ω.
C. E = 1,50 V; r = 1,0 Ω.
D. E = 1,49 V; r = 1,2 Ω.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG - ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Dòng điện có dạng i = sin100πt (A) chạy qua cuộn dây có điện trở thuần 10 Ω và hệ số tự cảm L. Công suất tiêu thụ trên cuộn dây là
A. 10 W.
B. 9 W.
C. 7 W.
D. 5 W.
Câu 2: Nếu trong một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh, cường độ dòng điện trễ pha so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, thì đoạn mạch này gồm
A. tụ điện và biến trở.
B. cuộn dây thuần cảm và tụ điện với cảm kháng nhỏ hơn dung kháng.
C. điện trở thuần và tụ điện.
D. điện trở thuần và cuộn cảm.
Câu 3: Một sóng ngang truyền trên sợi dây rất dài với tốc độ truyền sóng là 4m/s và tần số sóng có giá trị từ 33 Hz đến 43 Hz. Biết hai phần tử tại hai điểm trên dây cách nhau 25 cm luôn dao động ngược pha nhau. Tần số sóng trên dây là
A. 42 Hz. B. 35 Hz. C. 40 Hz. D. 37 Hz.
Câu 4: Khi nói về sự phản xạ của sóng cơ trên vật cản cố định, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tần số của sóng phản xạ luôn lớn hơn tần số của sóng tới.
B. Sóng phản xạ luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
C. Tần số của sóng phản xạ luôn nhỏ hơn tần số của sóng tới.
D. Sóng phản xạ luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện xoay chiều ba pha ?
A. Khi cường độ dòng điện trong một pha bằng không thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại khác không
B. Chỉ có dòng điện xoay chiều ba pha mới tạo được từ trường quay
C. Dòng điện xoay chiều ba pha là hệ thông gồm ba dòng điện xoay chiều một pha, lệch pha nhau góc \(\frac{\pi }{3}\)
D. Khi cường độ dòng điện trong một pha cực đại thì cường độ dòng điện trong hai pha còn lại cực tiểu.
Câu 6: Nếu chiết suất của môi trường chứa tia tới nhỏ hơn chiết suất của môi trường chứa tia khúc xạ thì góc khúc xạ
A. luôn nhỏ hơn góc tới.
B. luôn lớn hơn góc tới.
C. luôn bằng góc tới.
D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn góc tới.
Câu 7: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ mang năng lượng.
B. Sóng điện từ tuân theo các quy luật giao thoa, nhiễu xạ.
C. Sóng điện từ là sóng ngang.
D. Sóng điện từ không truyền được trong chân không.
Câu 8: Một bóng đèn có công suất định mức 100 W sáng bình thường ở hiệu điện thế 110V. Cường độ dòng điện qua bóng đèn là
A. 5/22 A
B. 10/11 A
C. 1,1 A
D. 1,21 A
Câu 9: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR , uL , uC tương ứng là hiệu điện thế tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các hiệu điện thế này là
A. uR trễ pha π/2 so với uC .
B. uC trễ pha π so với uL .
C. uL sớm pha π/2 so với uC.
D. UR sớm pha π/2 so với uL .
Câu 10: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là
A. 0,048 Wb.
B. 24 Wb.
C. 480 Wb.
D. 0 Wb.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3
1 |
D |
11 |
A |
21 |
A |
31 |
A |
2 |
D |
12 |
D |
22 |
D |
32 |
C |
3 |
C |
13 |
C |
23 |
B |
33 |
D |
4 |
B |
14 |
B |
24 |
C |
34 |
A |
5 |
A |
15 |
A |
25 |
B |
35 |
A |
6 |
A |
16 |
C |
26 |
B |
36 |
C |
7 |
D |
17 |
B |
27 |
C |
37 |
A |
8 |
B |
18 |
D |
28 |
D |
38 |
A |
9 |
B |
19 |
D |
29 |
C |
39 |
B |
10 |
A |
20 |
C |
30 |
C |
40 |
C |
ĐỀ THI SỐ 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG - ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Trong các đại lượng biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không có trong hệ thức liên quan giữa các đại lượng còn lại là
A. tần số sóng.
B. vận tốc truyền sóng.
C. biên độ sóng.
D. bước sóng.
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của tia tử ngoại và tia X?
A. Làm ion hóa không khí.
B. Đâm xuyên qua tấm nhôm dày vài cm.
C. Làm phát quang một số chất.
D. Tác dụng lên kính ảnh.
Câu 3: Con lắc lò xo có khối lượng 260 g, độ cứng 26 N/m có chu kỳ dao động xấp xỉ bằng
A. 0,1 s B. 6,28 s C. 0,628 s D. 10 s
Câu 4: Độ lớn của lực kéo về tác dụng lên vật dao động điều hoà
A. không đổi trong quá trình vật dao động .
B. bằng không khi vật đến vị trí biên .
C. bằng không khi vật đang đi qua VTCB .
D. tỉ lệ nghịch với độ lớn li độ x .
Câu 5: Công thức tính giới hạn quang điện của kim loại là
A. \({{\lambda }_{0}}=\frac{hc}{A}\) .
B. \({{\lambda }_{0}}=\frac{A}{hc}\).
C. \({{\lambda }_{0}}=\frac{hA}{c}\).
D. \({{\lambda }_{0}}=\frac{Ac}{h}\).
Câu 6: Trong một môi trường đồng tính nhất định, dao động cưỡng bức của hệ vật có biên độ cực đại khi
A. không có lực cản của môi trường tác dụng lên hệ dao động.
B. tần số ngoại lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
C. dao động riêng của hệ tắt hẳn .
D. lực cưỡng bức tác dụng lên hệ có giá trị cực đại.
Câu 7: Một con lắc đơn dao động điều hoà với chu kỳ T = π s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Chiều dài của con lắc là
A. 2,5 m. B. 0,4 m. C. 0,25 m. D. 5 m.
Câu 8: Nhận định nào sau đây sai ? Trong phản ứng hạt nhân
A. điện tích được bảo toàn.
B. số nơ trôn được bảo toàn.
C. khối lượng được bảo toàn .
D. số prôtôn được bảo toàn.
Câu 9: Nói về mạch dao động, nhận định nào sau đây sai ?
A. Năng lượng từ trường và cường độ dòng điện biến thiên khác tần số.
B. Điện tích và cường độ dòng điện biến thiên điều hoà khác pha.
C. Điện tích và cường độ dòng điện biến thiên điều hoà cùng tần số.
D. Năng lượng điện trường và điện tích biến thiên điều hoà cùng tần số.
Câu 10: Quang phổ liên tục
A. càng mở rộng về miền ánh sáng có bước sóng càng dài khi nhiệt độ càng tăng .
B. càng mở rộng về miền ánh sáng có bước sóng càng ngắn khi nhiệt độ càng tăng .
C. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo chất và phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
D. phụ thuộc vào thành phần cấu tạo chất mà không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐỀ THI SỐ 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ 12 NĂM 2022 TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG - ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Pha của dao động được dùng để xác định
A. biên độ dao động.
B. tần số dao động.
C. trạng thái dao động.
C. chu kỳ dao động.
Câu 2: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Khi được kích thích dao động với biên độ 2cm thì dao động điều hòa với chu kì 2s. khi kích dao động với biên độ 4cm thì chu kì dao động của con lắc trên là
A. 4s
B.2s
C.0,5s
D.1s
Câu 3: Một con lắc lò xo dao động theo phương trình x = Acos\(\frac{2\pi }{3}t\) (cm; s). Tại thời điểm t1 và t2 = t1 + \(\Delta \)t, vật có động năng bằng ba lần thế năng. Giá trị nhỏ nhất của \(\Delta \)t là
A. 0,75s
B. 1,00s
C. 0,250s
D. 0,50s
Câu 4: Gọi M, N, I là các điểm trên lò xo nhẹ treo thẳng đứng vào điểm cố định O với OM=MN=NI=10cm. Gắn vật nhỏ vào đầu dưới I của lò xo và kích thích vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động tỉ số giữa lực kéo lớn nhất và nhỏ nhất của lò xo tác dụng lên điểm treo O là 3, lò xo giãn đều và khoảng cách lớn nhất giữa MN là 12cm. Lấy g= m/s2. Tần số dao động của con lắc là
A. 2,9Hz
B.3,5Hz
C.1,7Hz
D. 2,5Hz
Câu 5: Tốc độ truyền sóng cơ học tăng dần Trong các môi trường
A. rắn, khí, lỏng.
B. khí, lỏng, rắn.
C. rắn, lỏng, khí.
D. lỏng, khí, rắn.
Câu 6: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi thì khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng
A. một phần tư bước sóng.
B. một bước sóng.
C. nửa bước sóng.
D. hai bước sóng.
Câu 7: Mức cường độ âm do nguồn S gây ra tại điểm M là L, khi cho S tiến lại gần M một đoạn 62 m thì mức cường độ âm tăng thêm 7 dB. Khoảng cách từ S đến M là
A. SM = 210 m.
B. SM = 112 m.
C. SM = 141 m.
D. SM = 42,9 m.
Câu 8: Ở mặt chất lỏng có hai nguồn sóng A, B cách nhau 24 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình là uA = uA = acos60πt (với t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt chất lỏng là v = 45 cm/s. Gọi MN = 4 cm là đoạn thẳng trên mặt chất lỏng có chung trung trực với AB. Khoảng cách xa nhất giữa MN với AB là bao nhiêu để có ít nhất 5 điểm dao động cực đại nằm trên MN?
A. 12,7 cm
B. 10,5 cm
C. 14,2 cm
D. 6,4 cm
Câu 9: Trong đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì điện áp giữa hai đầu
A. tụ điện ngược pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cuộn cảm cùng pha với điện áp giữa hai đầu tụ điện.
C. tụ điện trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
D. cuộn cảm trễ pha so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
Câu 10. Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa trên hiện tượng
A. quang điện trong.
B. quang điện ngoài.
C. cộng hưởng điện.
D. cảm ứng điện từ.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Bình Trọng. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Đổng Chi
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phan Đình Giót
Thi Online:
Chúc các em học tốt