YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Văn Tụy

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Văn Tụy. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em học sinh các bài tập trắc nghiệm, ôn tập lại kiến thức chương trình môn Hóa học. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN VẬT LÝ

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 50 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1 : Hai dao động cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A và \(A\sqrt{3}\). Biên độ dao động tổng hợp bằng 2A khi độ lệch pha của hai dao động bằng

  A. \(\frac{\pi }{3}\)          

  B. \(\frac{\pi }{6}\)         

  C. \(\frac{2\pi }{3}\)       

  D. \(\frac{\pi }{2}\)

Câu 2 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có dạng \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos 10t\) và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( 10t+{{\varphi }_{2}} \right)\). Biết phương trình dao động tổng hợp là \(x={{A}_{1}}\sqrt{3}\cos \left( 10t+\varphi  \right)\), trong đó \({{\varphi }_{2}}-\varphi =\frac{\pi }{6}\). Xác định tỉ số \(\frac{\varphi }{{{\varphi }_{2}}}\)

  A. \(\frac{1}{2}\)             

  B. \(\frac{1}{3}\)            

  C. \(\frac{2}{3}\)            

  D. \(\frac{2}{5}\)

Câu 3 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm vật nặng có khối lượng 100 g và một lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Kéo vật xuống dưới theo phương thẳng đứng đến vị trí lò xo dãn 4 cm rồi truyền cho nó một vận tốc \(40\pi cm/s\) theo phương thẳng đứng từ dưới lên. Coi vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. (Lấy \(g={{\pi }^{2}}=10m/{{s}^{2}}\)). Thời gian ngắn nhất để vật chuyển động từ vị trí thấp nhất đến vị trí lò xo bị nén 1,5 cm có giá trị là

  A. \(\frac{1}{20}s\)          

  B. \(\frac{1}{5}s\)           

  C. \(\frac{1}{10}s\)         

  D. \(\frac{1}{15}s\)

Câu 4 : Phương trình dao động của vật có dạng \(x=A\sin \left( \omega t \right)\). Pha ban đầu của dao động có giá trị nào dưới đây?

  A. 0                                     B. π                                   C.                                 D. \(-\frac{\pi }{2}\)

Câu 5 : Người ta cần truyền một công suất điện 1MW dưới một điện áp hiệu dụng 10 kV đi xa bằng đường dây một pha. Mạch điện có hệ số công suất bằng 0,8. Muốn cho tỉ lệ năng lượng mất mát trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây nằm trong khoảng nào sau đây?

  A. \(R\le 4,8\Omega \)     

  B. \(R\le 6,4\Omega \)   

  C. \(R\le 8,4\Omega \)   

  D. \(R\le 3,2\Omega \)

Câu 6 : Biên độ của một hệ dao động cưỡng bức đạt giá trị cực đại khi chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn \(F=10\cos 20\pi t\left( N \right)\). Tần số dao động riêng của hệ có giá trị là

  A. 10 Hz                           

  B. \(10\pi \left( Hz \right)\)                                       

  C. 5 Hz  

  D. \(20\pi \left( Hz \right)\)

Câu 7 : Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường có chiết suất n sao cho tia khúc xạ vuông góc với tia phản xạ. Góc tới i trong trường hợp này được xác định bởi công thức nào sau đây?

  A. sini = n                         

  B. \(\sin i=\frac{1}{n}\)  

  C. tani = n                       

  D. \(\tan i=\frac{1}{n}\)

Câu 8 : Một sóng cơ học đang lan tuyền trên một sợi dây rất dài thì một điểm M trên sợi dây có vận tốc dao động biến thiên theo phương trình \({{v}_{M}}=20\pi \sin \left( 10\pi t+\varphi  \right)\left( cm/s \right)\). Giữ chặt một điểm trên dây sao cho trên dây hình thành sóng dừng, khi đó bề rộng một bụng sóng có độ lớn là

  A. 8 cm                               B. 4 cm                              C. 6 cm                             D. 16 cm

Câu 9 : Cho đoạn mạch AB gồm biến trở nối tiếp với hộp kín X. Hộp kín X chỉ chứa cuộn cảm thuần hoặc tụ điện. Cho giá trị hiệu dụng của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB là 200 V và tần số f = 50 Hz. Khi biến trở có giá trị sao cho công suất trên đoạn mạch AB cực đại thì cường độ dòng điện có giá trị hiệu dụng là \(I=\sqrt{2}A\) và sớm pha hơn uAB. Hộp X chứa

  A. cuộn cảm thuần có L = 0,318 H                            

  B. tụ điện có điện dung\(C=63,6\mu F\)

  C. tụ điện có điện dung \(C=31,8\mu F\)                   

  D. cuộn cảm thuần có L = 0,159 H

Câu 10 : Một ống dây hình trụ gồm có 1000 vòng dây, diện tích mỗi vòng dây là 100 cm2. Ống dây có điện trở \(R=16\Omega \), hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong từ trường đều có vecto cảm ứng từ song song với trục ống dây và có độ lớn tăng đều 10-2 T/s. Công suất tỏa nhiệt của ống dây có giá trị là

  A. \(2,{{44.10}^{-6}}W\)

  B. \(6,{{80.10}^{-4}}W\)                                       

  C. \(6,{{25.10}^{-4}}W\) 

  D. 0,10 W

Câu 11 : Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B đặt cách nhau 16 cm dao động cùng biên độ, cùng tần số 25 Hz, cùng pha, coi biên độ sóng không đổi. Biết tốc độ truyền sóng là 80 cm/s. Điểm P ở mặt chất lỏng nằm trên đường thẳng Bz vuông góc với AB tại B và cách B một khoảng 12 cm. Điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên Bz cách P một đoạn nhỏ nhất là

  A. 3,5 cm                            B. 16,8 cm                         C. 0,8 cm                          D. 4,8 cm

Câu 12 : Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của một máy biến áp lí tưởng một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 300 V. Nếu giảm bớt một phần ba tổng số vòng dây của cuộn thứ cấp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu để hở của nó có giá trị là

  A. 200 V                             B. 100 V                            C. 450 V                           D. 300 V

Câu 13 : Trong một thí nghiệm tạo vân giao thoa trên mặt nước, người ta dùng hai nguồn dao động đồng pha có tần số 50 Hz và đo được khoảng cách giữa hai vân cực tiểu liên tiếp nằm trên đường nối liền hai tâm dao động là 3 mm. Bước sóng và tốc độ truyền sóng có giá trị lần lượt là

  A. 6 mm; 300 mm/s         

  B. 2 mm; 100 m/s           

  C. 4 mm; 200 m/s           

  D. 12 mm; 600 m/s

Câu 14 (TH): Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ?

  A. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì

  B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động

  C. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phần tử dao động

  D. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động

Câu 15 : Tai người không thể phân biệt được hai âm giống nhau nếu chúng tới tai chênh nhau về thời gian một lượng nhỏ hơn hoặc bằng 0,1 s. Một người đứng cách một bức tường một khoảng L bắn một phát súng. Cho biết tốc độ truyền âm trong không khí là 340 m/s. Người ấy chỉ nghe thấy một tiếng nổ khi L thỏa mãn điều kiện nào dưới đây?

  A. \(L\le 34m\)                  

  B. \(L\le 17m\)               

  C. \(L\ge 34m\)               

  D. \(L\ge 17m\)

Câu 16 : Một người đứng cách nguồn âm một khoảng d thì nghe được âm có cường độ I. Nếu người đó đứng cách nguồn âm một khoảng 3d thì nghe được âm có cường độ bằng bao nhiêu?

  A. \(\frac{1}{3}I\)            

  B. 9I                               

  C. 3I                                

  D. \(\frac{1}{9}I\)

Câu 17 : Một con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng 100 g được treo trong một điện trường đều hướng thẳng đứng xuống dưới, có độ lớn E = 9800 V/m. Khi chưa tích điện cho quả nặng, chu kì dao động của con lắc là 2 s, tại nơi có gia tốc trọng trường \(g=9,8m/{{s}^{2}}\). Truyền cho quả nặng điện tích q > 0 thì chu kì dao động của con lắc thay đổi 0,002 s. Giá trị q bằng

  A. \(2\mu C\)                   

  B. \(0,2\mu C\)                

  C. \(3\mu C\)                  

  D. \(0,3\mu C\)

Câu 18 (NB): Trong các đại lượng đặc trưng cho dòng điện xoay chiều sau đây, đại lượng nào không dùng giá trị hiệu dụng?

  A. Cường độ dòng điện     

  B. Điện áp                       

  C. Suất điện động           

  D. Công suất

Câu 19 : Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }H\) và tụ điện có điện dung \(\frac{{{2.10}^{-4}}}{\pi }F\) mắc nối tiếp, rồi nối hai đầu đoạn mạch vào nguồn có điện áp \(u=100\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{6} \right)\left( V \right)\). Dòng điện qua mạch có phương trình là

  A. \(i=2\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( A \right)\)           

  B. \(i=2\sqrt{2}\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\left( A \right)\)

  C. \(i=2\cos \left( 100\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\left( A \right)\)                      

  D. \(i=2\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\left( A \right)\)

Câu 20 : Một vật dao động điều hòa với biên độ 13 cm, khi t = 0 vật xuất phát từ vị trí biên dương. Sau khoảng thời gian t1 (kể từ lúc chuyển động) vật đi được quãng đường 135 cm. Vậy trong khoảng thời gian 2t1 (kể từ lúc chuyển động) vật đi được quãng đường là bao nhiêu?

  A. 282,15 cm                      B. 276,15 cm                     C. 260,24 cm                    D. 263,65 cm

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1-D

2-A

3-D

4-D

5-B

6-A

7-C

8-A

9-C

10-C

11-A

12-A

13-A

14-D

15-B

16-D

17-B

18-D

19-B

20-B

21-C

22-A

23-C

24-B

25-A

26-C

27-C

28-B

29-C

30-D

31-C

32-A

33-D

34-D

35-B

36-B

37-B

38-C

39-A

40-B

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY- ĐỀ 02

Câu 1 (NB): Mạch dao động LC dao động điều hoà với tần số f, khi đó:

  A. \(f=2\pi \sqrt{LC}\)     

  B. \(f=\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\)                              

  C. \(f=\frac{\sqrt{LC}}{2\pi }\)                                       

  D. \(f=\frac{1}{2\pi \sqrt{LC}}\)

Câu 2 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng phóng xạ:

  A. Hiện tượng phóng xạ phụ thuộc vào tác động bên ngoài

  B. Hiện tượng phóng xạ tuân theo định luật phóng xạ

  C. Hiện tượng phóng xạ do các nguyên nhân bên trong hạt nhân gây ra

  D. Hiện tượng phóng xạ là trường hợp riêng của phản ứng hạt nhân (phản ứng hạt nhân tự phát)

Câu 3 (VD): Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình \(u=5.\cos \left( 6\pi t-\pi x \right)mm\) (trong đó x tính bằng m, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng bằng:

  A. \(6m/s\)                        

  B. \(\frac{1}{6}m/s\)       

  C. \(3m/s\)                       

  D. \(6\pi m/s\)

Câu 4 (VD): Trường hợp nào sau đây không gây ra hiệu ứng quang điện đối với canxi (có giới hạn quang điện \({{f}_{0}}=\frac{2}{3}{{.10}^{15}}Hz\))?

  A. \({{10}^{2}}\) photon của bước sóng 1pm             

 B. \({{10}^{6}}\)photon của bước sóng 5µm

  C. \({{10}^{8}}\) photon của bước sóng 400nm        

  D. \({{10}^{5}}\) photon của bước sóng 2nm

Câu 5 (VD): Một sóng điện từ có tần số 30MHz truyền trong chân không với tốc độ 3.108m/s thì có bước sóng là:

  A. 16m                                B. 6m                                C. 9m                                D. 10m

Câu 6 (VD): Biết khối lượng mỗi notron là \({{m}_{n}}\), khối lượng mỗi proton là \({{m}_{p}}\) ; c là tốc độ ánh sáng trong chân không. Khối lượng của hạt nhân \(T=\frac{\Delta t}{N}\) là m. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{13}^{27}Al\) là :

  A. \(\frac{\left( \left( 13.{{m}_{p}}+14.{{m}_{n}} \right)-m \right){{c}^{2}}}{13}\)  

  B. \(\frac{\left( \left( 14.{{m}_{p}}+13.{{m}_{n}} \right)-m \right){{c}^{2}}}{13}\)

  C. \(\frac{\left( \left( 14.{{m}_{p}}+13.{{m}_{n}} \right)-m \right){{c}^{2}}}{27}\)  

  D. \(\frac{\left( \left( 13.{{m}_{p}}+14.{{m}_{n}} \right)-m \right){{c}^{2}}}{27}\)

Câu 7 (TH): Tia hồng ngoại :

  A. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng                      

  B. được ứng dụng để sưởi ấm

  C. không truyền được trong chân không                  

   D. không phải là sóng điện từ

Câu 8 (VD): Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng là 0,02u, lấy \(1u{{c}^{2}}=931MeV\). Phản ứng hạt nhân này:

  A. thu năng lượng 18,62 MeV                                   

  B. thu năng lượng 1,862 MeV

  C. toả năng lượng 1,862 MeV                                   

  D. toả năng lượng 18,62 MeV

Câu 9 (VD): Cơ năng của một vật dao động điều hoà

  A. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi

  B. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng một nửa chu kì dao động của vật

  C. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng chu kì dao động của vật

  D. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng

Câu 10 (TH): Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên

  A. hiện tượng cộng hưởng điện                                 

  B. hiện tượng cảm ứng điện từ

  C. hiện tượng tự cảm                                                

  D. hiện tượng nhiệt điện

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1.D

6.D

11.A

16.A

21.C

26.B

31.D

36.A

1.D

6.D

2.A

7.B

12.C

17.C

22.D

27.C

32.A

37.A

2.A

7.B

3.A

8.A

13.D

18.C

23.B

28.C

33.C

38.D

3.A

8.A

4.B

9.D

14.B

19.D

24.D

29.B

34.B

39.C

4.B

9.D

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY- ĐỀ 03

Câu 1: Một vật dao động điều hòa với phương trình dạng cosin. Chọn gốc tính thời gian khi vật đổi chiều chuyển động và khi đó gia tốc của vật đang có giá trị dương. Pha ban đầu là

A. \(-\frac{\pi }{2}\)        

B. \(-\frac{\pi }{3}\)       

C. \(\pi \)                         

D. \(\frac{\pi }{2}\)

Câu 2: Một con lắc lò xo nằm ngang có tần số góc dao động riêng  = 10 rad/s. Tác dụng vào vật nặng theo phương của trục lò xo, một ngoại lực biến thiên Fn = F0cos(20t) N. Sau một thời gian vật dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Khi vật qua li độ x = 3 cm thì tốc độ của vật là

A. 40 cm/s.                              B. 60 cm/s.                     C. 80 cm/s.                      D. 30 cm/s.

Câu 3: Một vật khối lượng m, dao động điều hòa với phương trình x = Acosωt. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng, động năng cực đại của vật này bằng

A. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\)          

B. \(\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}\)    

C. \(\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}A\)                              

D. \(m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}\)

Câu 4: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo độ cứng k, khối lượng vật m với biên độ A  . Mối liên hệ giữa vận tốc và li độ của vật ở thời điếm t là

A. \({{A}^{2}}-{{x}^{2}}=\frac{m}{k}{{v}^{2}}\)   

B. \({{x}^{2}}-{{A}^{2}}=\frac{k}{m}{{v}^{2}}\)

C. \({{A}^{2}}-{{x}^{2}}=\frac{k}{m}{{v}^{2}}\)                                          

D. \({{x}^{2}}-{{A}^{2}}=\frac{m}{k}{{v}^{2}}\)                                                                      

Câu 5: Khi nói về dao động điều hòa của một chất điểm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Khi chất điểm đi qua vị trí cân bằng, gia tốc và vận tốc đổi chiều.

B. Khi chất điểm qua vị trí biên, nó đổi chiều chuyển động nhưng gia tốc không đổi chiều.

C. Khi chất điểm đến vị trí cân bằng nó có tốc độ cực đại, gia tốc bằng 0.

D. Khi chất điểm đến vị trí biên, nó có tốc độ bằng 0 và độ lớn gia tốc cực đại

Câu 6: Đặt một vật phẳng nhỏ vuông góc với trục chính trước một thấu kính một khoảng 40 cm, ảnh của vật hứng được trên một chắn và cao bằng 3 vật. Thấu kính này là

A. thấu kính hội tụ tiêu cự 30 cm.                

B. thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm.

C. thấu kính hội tụ tiêu cự 40 cm.               

D. thấu kính phân kì tiêu cự 30 cm.

Câu 7: Trên mặt một chất lỏng, tại O có một nguồn sóng cơ dao động có tần số f = 30Hz. Vận tốc truyền sóng là một giá trị trong khoảng từ 1,6m/s đến 2,9m/s. Biết tại điểm M trên phương truyền sóng cách O một khoảng 10cm, sóng tại đó luôn dao động ngược pha với dao động tại O. Giá trị của vận tốc truyền sóng là

A. 3m/s .                               B. 2m/s.                           C. 2,4m/s.                        D. 1,6m/s.

Câu 8: Một dây thép dài AB = 60 cm hai đầu được gắn cố định, được kích thích cho dao động bằng một nam châm điện nuôi bằng mạng điện thành phố tần số 50 Hz. Trên dây có sóng dừng với 5 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 15 m/s.                             B. 30 m/s.                        C. 24 m/s.                        D. 12 m/s.

Câu 9: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là A1=8cm; A2=15cm và lệch pha nhau \(\frac{\pi }{2}\). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ bằng:

A. 23cm.                               B. 11cm.                          C. 17 cm.                         D. 7cm .

Câu 10: Trên mặt nước có hai nguồn kết hợp dao động theo phương vuông góc mặt nước tại hai điểm S1 và S2 với các phương trình lần lượt là: u1 = acos(10πt) cm và u2 = acos(10πt + π/2) cm. Biết tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 1 m/s. Hai điểm M và N thuộc vùng hai sóng giao thoa, biết MS1 – MS2 = 5 cm và NS1 – NS2 = 35 cm. Chọn phát biểu đúng?

A. M và N đều thuộc cực đại giao thoa.

B. N thuộc cực đại giao thoa, M thuộc cực tiểu giao thoa.

C. M và N không thuộc đường cực đại và đường cực tiểu giao thoa.

D. M thuộc cực đại giao thoa, N thuộc cực tiểu giao thoa.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY- ĐỀ 04

Câu 1. Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cosωt cm. Dao động của chất điểm có biên độ là:

A. 2 cm.                                   

B. 6 cm.                            

C. 3 cm.                            

D. 12 cm.

Câu 2. Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

A. tăng 2 lần.              

B. giảm 2 lần.             

C. giảm 4 lần.            

D. tăng 4 lần. 

Câu 3. Chọn câu sai:

A. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

B. Tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ dao động.

C. Khi cộng hưởng dao động, tần số dao động của hệ bằng tần số riêng của hệ.

D. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn.

Câu 4. Một con lắc đơn chiều dài dây treo l, vật nặng có khối lượng m. Kéo con lắc ra khỏi vị trí cân bằng một góc Lực căng dây ở vị trí có góc lệch xác định bởi:

A. T = mg(3cos a - 2cos ao ).                     

C. T = mg(2cos a - 3g cos ao ).

B. T = 3mg cos ao - 2mg cos a.                   

D. T = mg(3cos ao - 2cos a).

Câu 5. Một vật dao động điều hòa với tần số 50 Hz, biên độ dao động 4 cm, vận tốc cực đại của vật đạt được là:

A. 40 cm/s.                    B. 4π cm/s.                C. 50π cm/s.                     D. 4π m/s.

Câu 6. Một lò xo có độ cứng 96 N/m, lần lượt treo hai quả cầu khối lượng m1, m2 vào lò xo và kích thích cho chúng dao động thì thấy: trong cùng một khoảng thời gian m1 thực hiện được 10 dao động, m2 thực hiện được 5 dao động. Nếu heo cả hai quả cầu vào lò xo thì chu kỳ dao động của hệ là π/2 (s). Giá trị của m1 là:

A. 1 kg.                       B. 4,8 kg.                    C. 1,2 kg.        D. 3 kg.

Câu 7. Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số dọc theo trục Ox quanh vị trí cân bằng O, có đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ theo thời gian như hình bên. Biết t2 – t1 = 4,5 s. Kể từ thời điểm t = 0, thời điểm hai chất điểm cách nhau 10 cm lần thứ 2017 là

A. 3024,00 s.                             

B. 3024,75 s.

C. 3024,50 s.                            

D. 3024,25 s.

Câu 8. Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng

A. một số nguyên lần bước sóng                   

B. một nửa bước sóng.

C. một bước sóng                              

D. một phần tư bước sóng.

Câu 9. Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm phụ thuộc vào

A. vận tốc âm.                       

B. năng lượng âm.                    

C. tần số âm.                 

D. biên độ.

Câu 10. Để phân loại sóng ngang và sóng dọc người ta dựa vào

A. phương dao động và phương truyền sóng.       

B. năng lượng sóng và tốc độ truyền sóng

C. phương truyền sóng và tần số sóng.                 

D. tốc độ truyền sóng và bước sóng.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TỤY- ĐỀ 05

Câu 1: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A, ω là các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là

A. ωt + φ.                               

B. ωt.                                     

C. ω.                          

D. φ

Câu 2: Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là

A. \(2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}.\)                                   

B. \(2\pi \sqrt{\frac{k}{m}}.\)                                  

C. \(\sqrt{\frac{m}{k}}.\)                      

D. \(\sqrt{\frac{k}{m}}.\)

Câu 3: Sóng điện từ không có tính chất nào sau đây?

A. Mang theo năng lượng.                                     

B. Lan truyền được trong chân không.

C. Điện trường và từ trường biến thiên lệch pha 900.                                

D. Là sóng ngang.

Câu 4: Hai âm có cùng độ cao, chúng có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?

A. Cùng tần số.          

B. Cùng mức cường độ âm.

C. Cùng biên độ.               

D. Cùng đồ thị dao động âm.

Câu 5: Điện áp xoay chiều ở hai đầu một đoạn mạch điện có biểu thức là u = U0coswt(V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch này là

A. 2U0.                                   

B. U0\(\sqrt{2}\).                         

C. \(\frac{{{\text{U}}_{\text{0}}}}{\sqrt{\text{2}}}\).                         

D. \(\frac{{{\text{U}}_{\text{0}}}}{\text{2}}\).

Câu 6: Trong một máy biến áp lí tưởng, nếu số vòng dây,điện áp và cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp là N1, U1, I1 ; số vòng dây, điện áp và cường độ dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là N2, U2, I2 . Hệ thức nào sau đây là đúng?

A. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)                           

B. \(\frac{{{I}_{1}}}{{{I}_{2}}}=\frac{{{N}_{1}}}{{{N}_{2}}}\)        

C. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{I}_{1}}}{{{I}_{2}}}\)       

D. \(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{N}_{2}}}{{{N}_{1}}}\)

Câu 7: Chọn phát biểu sai? Trong quá trình truyền tải điện năng đi xa, công suất hao phí

A. tỉ lệ với chiều dài đường dây tải điện.

B. tỉ lệ nghịch với bình phương điện áp giữa hai đầu dây ở trạm phát.

C. tỉ lệ với bình phương công suất truyền đi.

D. tỉ lệ với thời gian truyền điện.

Câu 8: Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C được xác định bởi hệ thức nào sau đây?

A. \(T=2\pi \sqrt{\frac{L}{C}}\)              

B. \(T=2\pi \sqrt{\frac{C}{L}}\)                          

 C. \(T=\frac{2\pi }{\sqrt{LC}}\)                      

D. \(T=2\pi \sqrt{LC}\)           

Câu 9: Khi cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì

A. tần số thay đổi và vận tốc không đổi.               

B. tần số không đổi và vận tốc không đổi.

C. tần số không đổi và vận tốc thay đổi.               

D. tần số thay đổi và vận tốc thay đổi.

Câu 10: Tán sắc ánh sáng là

A. sự phân tách ánh sáng đơn sắc thành các ánh sáng màu.

B. sự phân tách một chùm ánh sáng đỏ thành các chùm sáng đơn sắc.

C. sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc.

D. sự phân tách một chùm ánh sáng tím thành các chùm sáng đơn sắc.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Văn Tụy. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online:

Chúc các em học tốt

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF