YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu có đáp án

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học trong chương trình Sinh học 12 để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MÔN: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Đặc điểm nào sau đây đề cập tính thoái hóa của mã gen di truyền

A. Tất cả sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền

B. Một bô ba chỉ mã hóa cho một loài axit amin

C. Nhiều bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin

D. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một axit amin

Câu 2: Yếu tố có vai trò quan trọng trong việc điều hòa mật độ quần thể là

A. Tỉ lệ sinh sản – tử vong

B. Di cư và nhập cư

C. Dịch bệnh phát triển

D. Xảy ra sự cố bất thường

Câu 3: Một phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ có 3 loại nuclêôtit A, U, G thì có thể tạo được tối đa mấy loại bô ba

A. 4    B. 8    C. 27    D. 32

Câu 4: NST khi ở mức xoắn 3 thì có đường kính là

A. 10nm    B. 300nm    C. 30nm    D. 700nm

Câu 5: Ở sinh vật nhân sơ, sự điều hòa hoạt động của gen chủ yếu diễn ra ở

A. Giai đoạn dịch mã

B. Giai đoạn phiên mã

C. Giai đoạn sau phiên mã

D. Giai đoạn sau dịch mã

Câu 6: Bộ NST của loài ruồi giấm 2n=8 NST, mỗi cặp NST tương đồng đều chứa các cặp gen di hợp. Khi giảm phân bình thường không có trao đổi đoạn và đột biến thì có mấy kiểu sắp xếp NST ở kì giữa I

A. 8    B. 4    C. 6    D. 16

Câu 7: Tác nhân hóa học 5 – brôm uraxin (5BU) đã gây nên đột biến gen

A. Thay thế cặp G – X bằng cặp A –T

B. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X

C. Thay thết cặp G – X bằng cặp X – G

D. Thêm một cặp nuclêôtit

Câu 8: Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến thường gây hậu quả lớn nhất là

A. Đột biến đảo đoạn NST

B. Đột biến mất đoạn NST

C. Đột biến lặp đoạn NST

D. Đột biến chuyển đoạn NST

Câu 9: Hai hợp tử của một loài sinh vật nguyên phân liên tiếp một số đợt, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 22400NST đơn. Biết rằng loài này khi phát sinh giao tử xảy ra một trao đổi chéo đơn ở một cặp NST ở giới tính đực và giới tính cái nên đã tạo ra 246 kiểu hợp tử. Bộ NST của loài và số đợt nguyên phân của mỗi hợp tử lần lượt là

A. 46;8

B. 44;8

C. 46;6

D. 44;4

Câu 10: Số lượng cá thể trong quần thể động vật có xu hướng ổn định là do

A. Có hiện tượng ăn thịt lẫn nhau

B. Có sự thống nhất giữa sinh sản – tử vong

C. Quần thể tự điều chỉnh để ổn định

D. Do hoạt động của quần thể khác điều chỉnh nó

Câu 11: Ở dâu tây, A quy định quả đỏ, a quả trắng. Cho lai cây quả đỏ với cây dâu tây quả trắng thu được F1 đồng loạt dâu tây quả hồng. Cho F2 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A. 1:1

B. 1:2:1

C. 3:1

D. 1:1:1:1

Câu 12: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng

A. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối

B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp tạo nhiệt cho cơ thể

C. Một phần năng lượng mất mát qua các chất thải động vật

D. Một phần năng lượng mất mát qua các phần rơi rụng

Câu 13: Cơ thể có kiểu gen AB/ab XDY khi giảm phân bình thưởng thì tạo được mấy loại giao tử chứa NST giới tính X

A. 2    B. 4    C. 8    D. 18

Câu 14: Cho lai hai giống chuột thuần chủng lông đen, dài với lông trắng, ngắn thu được F1 toàn lông đen, ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thì tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là

A. 9:3:3:1

B. 3:3:1:1

C. 1:1:1:1

D. 9:7:9:7

Câu 15: Cho lai hai giống ngô lùn thu được 100% cây F1 có chiều cao bình thường . Cho F1 tự thụ phấn thu được F2: 908 cây cao bình thường và 702 cây lùn. Chiều cao ngô di truyền theo quy luật

A. Tương tác bổ sung giữa hai gen trội không alen

B. Tương tác bổ sung giữa hai cặp gen lặn không alen

C. Tương tác cộng gộp gen trội không alen

D. Tươngtác sổ sung và cộng gộp giữa các gen trội không alen

Câu 16: Sự phân bố theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa là

A. Tăng cường sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống

B. Giảm mức cạnh tranh giữa các loài và giảm khả năng tận dụng nguồn sống

C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống

D. Tăng khả năng cạnh tranh nguồn sống các quần thể thuộc quần xã

Câu 17: Phép lai hai cặp tính trạng, F1 thu được tỉ lệ kiểu hình của cặp tính trạng thứ nhất là 3:1; cặp tính trạng thứ hai là 1:2 :1. Các gen nằm trên các NST khác nhau, mỗi gen xác định một tính trạng Tỉ lệ phân li kiểu hình chung của hai tính trạng ở F1 là

A. 3:3:1:1

B. 9:3:3:1

C. 1:2:1:1:2:1

D. 6:3:3:2:1:1

Câu 18: Sự sống xuất hiện đầu tiên trên Trái đất cách đây khoảng bao nhiêu năm

A. 2 tỉ năm

B. 2,5 tỉ năm

C. 3,5 tỉ năm

D. 4,5 tỉ năm

Câu 19: Một loài thực vật, alen A quy định thân cao, a-thân thấp, B- quả tròn, b- quả dài; các gen tồn tại trên NST thường. Cho lai phân tích cây cao, hạt tròn thu được Fa : 0,35 cao, dài : 0,35 thấp, tròn :0,15 cao, tròn : 0,15 thấp, dài. Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cây đem lai phân tích là

A. Ab/aB :15%

B. AB/ab ;30%

C. AB/ab;15%

D. Ab/aB; 30%

Câu 20: Nhóm linh trưởng xuất hiện ở

A. Kí Cacbon, đại Cổ sinh

B. Kỉ Krêta, đại Trung sinh

C. Kỉ Đệ tứ, đại Tân sinh

D. Kỉ Đệ tam, đại Tân sinh

Câu 21: Ở lúa, A quy định cây cao, a- cây thấp, B – tính trạng chín sớm, b- tính trạng chín muộn. Cho cây cao, sớm lai với cây thấp, chín muộn thu được 1800 cây cao, chín muộn và 1799 cây thấp, chín sớm. Kiểu gen của cây bố mẹ đem lại là

A. AB/ab x ab/ab

B. Ab/aB x ab/ab

C. AB/ab x Ab/ab

D. Ab/ab x aB/ab

Câu 22: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sự đa hình cân bằng di truyền

A. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác

B. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác

C. Có sự ưu tiên duy trì cá thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen

D. Cá thể dị hợp tử thường tỏ ra có ưu thế so với cá thể đồng hợp tử tương ứng về sức sống, khả năng sinh sản, khả năng thích nghi

Câu 23: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, trội – lặn hoàn toàn. Phép lai nào sau đây không làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 1:2:1 ở đời F1

A. P: Ab/aB x Ab/aB, các gen liên kết hoàn toàn

B. P: Ab/ab x Ab/ab các gen liên kết hoàn toàn

C. P: Ab/aB x Ab/aB có hoán vị gen xảy ra ở một giới với tần số 40%

D. P: AB/ab x Ab/aB các gen liên kết hoàn toàn

Câu 24: Độ đa dạng của một quần xã được thể hiện ở

A. Số lượng cá thể mỗi loài nhiều

B. Có nhiều nhóm tuổi khác nhau trong quần xã

C. Có nhiều tầng phân bố trong quần xã

D. Thành phần loài, số lượng cá thể mỗi loài

Câu 25: Cho cây dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 75% cây cao, hoa đỏ; 25% cây thấp, hoa trắng. Kết luận nào sau đây không chính xác

A. Số loại giao tử đực bằng số loại giao tử cái và bằng 2 loại

B. Đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen ở quá trình tạo hạt phấn

C. Ở đời con chỉ có 4 kiểu tổ hợp hợp tử

D. Cây thấp, hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây thuộc về quần thể giao phối ngẫu nhiên

(1) Là hiện tượng giao phối phổ biến nhất

(2) Các cá thể dị hợp qua quá trình tự phối nhiều thế hệ tỉ lệ thể dị hợp sẽ giảm, đồng hợp tử sẽ tăng dần

(3) Quần thể giao phối có tính đa hình kiểu gen và đa hình về kiểu hình

A. 1,2,3

B. 1,3

C. 2,3

D. 1,2

Câu 27: Ở lúa, xét 2 cặp tính trạng

Cặp tính trạng 1: cây cao A trội hoàn toàn so với cây thấp a

Cặp tính trạng 2: Hạt tròn B trội hoàn toàn với hạt dài b

Hai cặp gen này nằm trên một NST thường. Thực hiện phép lai cây cao, hạt tròn dị hợp tử lai với cây thấp, hạt tròn, thu được ở đời lai 4 loại kiểu hình với tổng số cá thể là 1000. Trong số đó có 60 cây có kiểu hình thấp,dai. Không có đột biến xảy ra, tần số hoán vị giữa 2 gen A và B sẽ là

A. 36%    B. 6%    C. 24%    D. 12%

Câu 28: Sự biến động của quần xã trong tự nhiên là do

A. Sự biến đổi môi trường sống

B. Sự phát triển của quần xã

C. Tác động của con người

D. Đặc tính hoạt động của quần xã

Câu 29: Một quần thể đậu tương có thành phần kiểu gen ban đầu là 0,25BB: 0,5Bb: 0,25bb. Nếu cho tự thụ phấn thì thế hệ sau tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể là

A. 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb

B. 0,375BB: 0,25Bb: 0,375bb

C. 0,125BB: 0,75Bb:0,125bb

D. 0,375BB: 0,375Bb:0,25bb

Câu 30: Mắt xích nào sau đây trong chuỗi thức ăn hình thành năng suất sơ cấp

A. Động vật ăn thịt

B. Động vật ăn tạp

C. Côn trùng

D. Thực vật

Câu 31: Một quần thể bò có 800 con lông vàng, 800 con lông lang trắng đen, 400 con lông đen. Cho biết kiểu gen AA lông vàng, Aa lông lang trắng đen, aa lông đen. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể là

A. 0,4A; 0,6a

B. 0,8A; 0,2a

C. 0,2A; 0,8a

D. 0,6A; 0,4a

Câu 32: Cho chuỗi thức ăn

Lúa → Châu chấu → Ếch → Rắn → Đại bàng

Mắt xích nếu bị tiêu diệt sẽ gây ra hậu quả lớn nhất là

A. Châu chấu

B. Rắn

C. Ếch

D. Đại bàng

Câu 33: Phương pháp nghiên cứu nào sau đây được sử dụng để nghiên cứu di truyền học về người

(1) Lai xa

(2) Nghiên cứu phả hệ

(3) Lai thân thuộc

(4) Nghiên cứu trẻ đồng sinh

(5) Gây đột biến nhân tạo

(6) Di truyền phân tử, tế bào

A. 1,2,3

B. 2,4,6

C. 4,5,6

D. 1,3,6

Câu 34: Loài ưu thế tồn tại trong quần xã sinh vật là loài có

A. Số lượng cá thể nhiều

B. Vai trò quan trọng trong quần xã

C. Khả năng cạnh tranh cao

D. Sinh sản mạnh

Câu 35: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ 

A. quang hô hấp.                        B. sự khử CO2.                    

C. quang phân li nước.               D. phân giải đường.

Câu 36: Hệ sinh thái ở hồ Cedar Bog (Mĩ) có sản lượng sinh vật toàn phần ở sinh vật sản xuất là: 1113 kcal/m2/năm. Hiệu suất sinh thái ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 là 11,9% ở sinh vật tiêu thụ bậc 2 là 12,3%. Sản lượng sinh vật toàn phần ở sinh vật tiêu thụ bậc 1 và sinh vật tiêu thụ bậc 2 lần lượt là

A. Khoảng 132 kcal/m2/năm ; 16 kcal/m2/năm

B. Khoảng 16 kcal/m2/năm ; 131 kcal/m2/năm

C. Khoảng 18 kcal/m2/năm ; 130 kcal/m2/năm

D. Khoảng 130 kcal/m2/năm ; 18 kcal/m2/năm

Câu 37: Bệnh máu khó đông do alen d quy định máu đông bình thường do alen D quy định. Bệnh teo cơ bẩm sinh do alen b, cơ bình thường do alen B quy định. Hai cặp gen này tồn tại trên NST giới tính X tại đoạn không tương đồng. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể người về hai gen nói trên là

A. 10    B. 14    C. 9    D. 12

Câu 38: Muốn phát hiện đột biến có lợi ở vi sinh vật, người ta dựa vào

A. Loại tác nhân gây đột biến

B. Đối tượng chịu tác động của tác nhân gây đột biến

C. Thời gian xử lí đối tượng có phù hợp không

D. Môi trường nuôi cấy khuyết dưỡng

Câu 39: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào không đúng

A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ Đệ tứ ở đại Tân sinh

B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người

C. Có hai nhân tố chi phối quá trình phát sinh loài người là tiến hóa sinhhọc và tiến hóa xã hội

D. CLTN chỉ đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu của sự tiến hóa

Câu 40: Phương thức hình thành loài phổ biến nhất là phương thức hình thành loài bằng

A. Đột biến lớn

B. Con đường địa lí

C. Con đường sinh thái

D. Con đường lai xa và đa bội hóa

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

A

C

B

B

A

B

B

B

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

A

A

A

A

C

D

C

D

D

Câu

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

Đáp án

B

B

B

D

B

B

C

A

B

D

Câu

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp án

D

A

B

B

C

A

B

D

B

B

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU- ĐỀ 02

Câu 1: Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? 

      A. Côn trùng.                       B. Tôm, cua.

      C. Ruột khoang.                   D. Trai sông. 

Câu 2: Một cá thể có kiểu gen \(Aa\frac{{BD}}{{bd}}\) (tần số hoán vị gen giữa hai gen B và d là 20%). Tỉ lệ loại giao tử aBd là? 

      A. 5%                                   B. 15%                                 C. 10%                                 D. 20%

Câu 3: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 20% số nuclêôtit loại A. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại X của phân tử này là 

      A. 10%                                 B. 30%                                 C. 20%                                 D. 40%

Câu 4: Loại đột biến nào sau đây làm tăng độ dài của nhiễm sắc thể? 

      A. Đảo đoạn.                                                                     B. Lặp đoạn.                       

      C. Mất đoạn.                                                                     D. Mất một cặp nucleotit.

Câu 5: Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm? 

      A. ADN.                              B. mARN.                            C. tARN.                             D. rARN.

Câu 6: Ở đậu Hà Lan, alen quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 3 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa trắng khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai? 

      A. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

      B. Đời con có thể có kiểu hình hoàn toàn giống nhau.

      C. Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. 

      D. Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.

Câu 7: Một loại thực vật, chiều cao của cây do 2 cặp gen A, a và B, b cùng quy định. Phép lai P: Cây thân cao  Cây thân cao thu được F1: 9 cây thân cao: 7 cây thân thấp. Cho 2 cây thân thấp F1 giao phấn với nhau thu được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là 

      A. 3 cây thân cao :1 cây thân thấp.

      B. 1 cây thân thấp: 2 cây thân cao.

      C. 2 cây thân cao: 1 cây thân thấp.

      D. 3 cây thân thấp :1 cây thân cao. 

Câu 8: Đối với thực vật ở cạn nước được hấp thụ qua bộ phận nào sau đây? 

      A. Khí khổng                                                                    B. Toàn bộ bề mặt cơ thể

      C. Lông hút của rễ                                                            D. Chóp rễ

Câu 9: Cặp phép lai nào sau đây là phép lại thuận nghịch? 

      A. ♀AA x aa và Aa x aa.

      B. AaBb x AaBb và AABb x aabb

      C. Aa x aa và aa x AA.

      D. aabb x AABB và AABB x aabb.

Câu 10: Trong những thành tự sau đây, thành tựu nào là của công nghệ tế bào? 

      A. Tạo ra cừu Đô - ly.

      B. Tạo ra giống dâu tằm tam bội có năng suất cao.

      C. Tạo ra vi khuẩn Ecoli có khả năng sản xuất insulin của người. 

      D. Tạo ra giống lúa có khả năng tổng hợp caroten trong hạt.

Câu 11: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra 

      A. những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài.

      B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá.

      C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. 

      D. sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ.

Câu 12: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá nhỏ là: 

      A. phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. 

B. quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. 

      C. làm cho thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi đột ngột. 

      D. làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.

Câu 13: Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 có 4 loại kiểu hình trong đó có 1% số cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. F1 có tối đa 9 loại kiểu gen.

II. F1 có 32% số cây đồng hợp tử về 1 cặp gen.

III. F1 có 24% số cây thân cao, hoa trắng.

IV. Kiểu gen của P có thể là \(\frac{{AB}}{{ab}}\)

      A. 4                                      B. 1                                      C. 2                                      D. 3

Câu 14: Cây không sử dụng được nitơ phân tử N2 trong không khí vì: 

      A. phân tử N2 có liên kết ba bền vững cần phải đủ điều kiện mới bẻ gãy được.

      B. lượng N2 tự do bay lơ lửng trong không khí không hòa vào đất nên cây không hấp thụ được.

      C. lượng Na trong không khí quá thấp. 

      D. do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn.

Câu 15: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào? 

      A. Đột biến đảo đoạn.                                                       B. Đột biến lệch bội.

      C. Đột biến tam bội.                                                         D. Đột biến tứ bội.

Câu 16: Ở một quần thể, xét cặp alen Aa nằm trên NST thường, trong đó alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo dõi tỉ lệ kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp, kết quả thu được bảng sau: 

Thế hệ

Tỉ lệ các kiểu gen

F1

0,36AA

0,48Aa

0,16aa

F2

0,4AA

0,40Aa

0,20aa

F3

0,45AA

0,30Aa

0,25aa

F4

0,48AA

0,24Aa

0,28aa

F5

0,50AA

0,20Aa

0,30aa

Quần thể đang chịu tác động của nhân tố nào sau đây? 

      A. Giao phối không ngẫu nhiên.                                       B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

      C. Chọn lọc tự nhiên.                                                       D. Di - nhập gen.

Câu 17: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:                                 

      A. 0,2; 0,8                            B. 0,8; 0,2                            C. 0,7;0,3                             D. 0,3; 0,7

Câu 18: Ở ruồi giấm, tính trạng thân xám trội hoàn toàn so với tính trạng thân đen, cánh dài trội hoàn toàn so với cánh cụt. Các gen quy định màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể và cách nhau 40 cM. Cho ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài lai với ruồi thân đen, cánh cụt; F1 thu được 100% thân xám, cánh dài. Cho ruồi cái F1 lai với ruồi thân đen, cánh dài dị hợp. F2 thu được kiểu hình thân xám, cánh cụt chiếm tỉ lệ 

      A. 15%.                                B. 10%.                                C. 30%.                                D. 20%.

Câu 19: Ở bò gen A quy định có sừng, gen a quy định không sừng. Kiểu gen Aa quy định có sừng ở bò đực và không sừng ở bò cái. Gen nằm trên NST thường. Cho bò đực có sừng giao phối với bò cái không sừng thì sẽ có tổng số phép lai là? 

      A. 1 phép lai                        B. 3 phép lai

      C. 6 phép lai                        D. 4 phép lai

Câu 20: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 3 cặp gen không alen phân li độc lập tác động theo kiểu cộng gộp (A1a1, A2a2, A3a3). Mỗi alen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10cm so với alen lặn, cây cao nhất có chiều cao 210cm. Phép lai giữa cây cao nhất với cây thấp nhất được F1. Cho F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2. Theo lí thuyết, ở F2 loại cây có độ cao nào sau đây sẽ có tỉ lệ cao nhất? 

      A. 170 cm                            B. 180 cm

      C. 210 cm                            D. 150 cm

ĐÁP ÁN

1-A

2-A

3-B

4-B

5-D

6-A

7-D

8-C

9-D

10-A

11-B

12-B

13-C

14-A

15-A

16-A

17-A

18-B

19-D

20-B

21-A

22-D

23-B

24-D

25-B

26-D

27-A

28-C

29-B

30-D

31-A

32-A

33-A

34-B

35-C

36-C

37-D

38-A

39-B

40-B

---{Để xem nội dung đề đáp án từ câu 21-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU- ĐỀ 03

Câu 1: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở 

      A. đại Tân sinh.                   B. đại Trung sinh.

      C. đại Cổ sinh.                     D. đại Nguyên sinh.

Câu 2: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? 

      A. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.

      B. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật. 

C. Hình thành loài là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật. 

D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Câu 3: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập, gen trội là trội hoàn toàn và không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, phép lai AaBbDdEe  AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ 

      A. 9/256.                              B. 27/128.

      C. 9/64.                                 D. 9/128. 

Câu 4: Để phân biệt 2 quần thể giao phối đã phân hoá trở thành 2 loài khác nhau hay chưa, sử dụng tiêu chuẩn nào dưới đây là chính xác nhất? 

      A. Tiêu chuẩn cách li sinh thái.                                        B. Tiêu chuẩn cách li địa lí.

      C. Các đặc điểm hình thái.                                               D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.

Câu 5: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá? 

      A. Giao phối không ngẫu nhiên.                                       B. Các yếu tố ngẫu nhiên

      C. Giao phối ngẫu nhiên.                                                  D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 6: Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta thường tiến hành 

      A. lai thuận nghịch.             B. lai phân tích.

      C. lai khác dòng.                  D. lai xa.

Câu 7: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? 

A. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn. 

B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninketo niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. 

C. Bệnh phêninketo niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôxin trong cơ thể. 

D. Bệnh phêninketo niệu là do lượng axit amin tirôxin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

Câu 8: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể nào có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể tới mức làm xuất hiện cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới 

      A. bằng cách li địa lí.                                                        B. bằng cách li sinh thái.    

      C. bằng tự đa bội.                                                             D. bằng lai xa và đa bội hoá.

Câu 9: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là 

      A. Aabb  AaBB.                B. AaBb  aabb.

      C. aaBb  Aabb.                 D. AaBb  AABb.

Câu 10: Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này 

      A. có kiểu gen giống nhau.

      B. có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau. 

      C. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.

      D. không thể sinh sản hữu tính.

Câu 11: Chuỗi pôlipeptit được tổng hợp ở tế bào nhân thực được mở đầu bằng axit amin 

      A. foocmin mêtiônin.           B. prôlin.

      C. triptôphan.                       D. mêtiônin.

Câu 12: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, crômatit có đường kính 

      A. 30 nm.                             B. 11 mm.

      C. 700 nm.                           D. 300 nm. 

Câu 13: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ligaza có vai trò 

      A. tháo xoắn phân tử ADN.

      B. nối các đoạn Okazaki với nhau.

      C. tách hai mạch đơn của phân tử ADN.

      D. Tổng hợp và kéo dài mạch mới.

Câu 14: Phương pháp tạo giống nào sau đây thường áp dụng cho cả vật nuôi và cây trồng 

      A. Dung hợp tế bào trần.                                                  B. Cấy truyền phôi. 

      C. Dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.                                    D. Gây đột biến.

Câu 15: Ở một loài thực vật, xét hai gen phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và mỗi gen đều có hai alen. Cho hai cây (P) thuần chủng có kiểu hình khác nhau về cả hai tính trạng giao phối với nhau, thu được F1. Cho các cây F1 giao phấn với nhau, thu được F2. Cho biết không phát sinh đột biến mới và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lý thuyết, ở F2, có tối đa bao nhiều loại kiểu hình? 

      A. 9.                                     B. 6.                                     C. 4.                                     D. 8.

Câu 16: Một giống cà chua có alen A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B quy định quả tròn, b quy định quả bầu dục, các gen liên kết hoàn toàn. Phép lai nào dưới đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 2: 1? 

      A. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\)                         B. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{aB}}\) 

      C. \(\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}\)                        D. \(\frac{{Ab}}{{aB}} \times \frac{{Ab}}{{ab}}\)

Câu 17: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng 

      A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

      B. tăng tỉ lệ thể dị hợp và giảm tỉ lệ thể đồng hợp. 

      C. duy trì tỉ lệ hầu hết số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.

      D. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.

Câu 18: Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc? 

      A. 3’AXX5'.                        B. 3’AXA5'.                         C. 3’AAT5’.                        D. 3’AGG5'.

Câu 19: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?

(1). Dịch mã là quá trình tổng hợp prôtêin, quá trình này chỉ diễn ra trong nhân của tế bào nhân thực.

(2). Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hoá axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(3). Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.

(4). Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’UUG3' trên phân tử mARN. 

      A. (2), (4).                            B. (1), (4).                            C. (2), (3)                             D. (1), (3).

Câu 20: Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai AaBb  AaBb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ 

      A. 6,25%.                             B. 50%.                                C. 25%.                                D. 12,5%.

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-B

4-D

5-C

6-A

7-C

8-B

9-D

10-A

11-D

12-C

13-B

14-C

15-A

16-A

17-A

18-D

19-C

20-A

21-D

22-B

23-D

24-D

25-C

26-B

27-D

28-A

29-B

30-A

31-C

32-D

33-A

34-B

35-C

36-D

37-D

38-A

39-B

40-C

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU- ĐỀ 04

Câu 1: Phép lai P: cây tứ bội Aaaa  cây tứ bội Aaaa, thu được F1. Cho biết cây tứ bội giảm phân chỉ cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, ở F1 kiểu gen AAaa chiếm tỉ lệ 

      A. 3/4                                   B. 2/3                                   C. 1/4                                   D. 1/2

Câu 2: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen? 

      A. AaBb.                              B. Aabb.

      C. aaBb.                               D. AAbb.

Câu 3: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? 

      A. Tập hợp voọc mông trắng ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long.

      B. Tập hợp cây cỏ trên đồng cỏ.

      C. Tập hợp cá trong Hổ Tây. 

      D. Tập hợp chim trong vườn bách thảo.

Câu 4: Một loài thực vật có 12 nhóm gen liên kết. Theo lí thuyết, bộ NST lưỡng bội của loài này là? 

      A. 2n = 24.                           B. 2n = 12.                           C. 2n = 36.                           D. 2n = 6.

Câu 5: Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C. Đối với loài cá này, khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C được gọi là 

      A. giới hạn dưới về nhiệt độ.                                            B. khoảng chống chịu.

      C. giới hạn sinh thái về nhiệt độ.                                      D. khoảng thuận lợi.

Câu 6: Rễ cây có thể hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây? 

     A. N2.                                   B. NO.                                  C. NH                                D. N2O.

Câu 7: Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 200 cây có kiểu gen aa. Tần số kiểu gen Aa của quần thể này là? 

      A. 0,4                                   B. 0,42                                 C. 0,6                                   D. 0,5 

Câu 8: Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại A trên mạch khuôn liên kết với loại nuclêôtit nào ở môi trường nội bào? 

      A. A                                     B. G                                      C. X                                     D.

Câu 9: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng? 

      A. Giun đất.                         B. Nấm hoại sinh.

      C. Vi khuẩn phân giải.         D. Thực vật.

Câu 10: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo ra giao tử ab? 

      A. aaBB.                              B. AaBB.                             C. AAbb.                             D. Aabb.

Câu 11: Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là D, d và E, e. Cơ thể có bộ NST nào sau đây là thể một? 

      A. DDdEe.                           B. Ddeee.                             C. DEE.                               D. DdEe.

Câu 12: Phân tử nào sau đây được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã? 

      A. mARN                             B. tARN                               C. ADN                               D. rARN.

Câu 13: Ở tế bào động vật, bào quan nào sau đây chứa gen di truyền theo dòng mẹ? 

      A. Lưới nội chất.                  B. Không bào.

      C. Riboxôm.                        D. Ti thể.

Câu 14: Ở thực vật, thể ba mang bộ NST nào sau đây? 

      A. 2n +1.                              B. n                                      C. 2n - 1.                              D. 3n.

Câu 15: Cho biết alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 3:1? 

      A. BB  bb.                         B. Bb  bb.                          C. Bb  Bb.                         D. BB  Bb.

Câu 16: Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của quần thể khi quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền? 

      A. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.

      B. Có sự trao đổi các cá thể giữa quần thể đang xét với quần thể lân cận cùng loài. 

      C. Có sự tấn công của 1 loài vi sinh vật gây bệnh dẫn đến giảm kích thước quần thể.

      D. Có sự đào thải những cá thể kém thích nghi trong quần thể.

Câu 17: Ôxi được giải phóng trong quá trình quang hợp ở thực vật có nguồn gốc từ phân tử nào sau đây? 

      A. H2O.                                B. C5H10O5.

      C. CO2                                 D. C6H12O6.

Câu 18: Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu 

      A. các nguyên tố khoáng.                                                 B. nước.

      C. không khí.                                                                    D. ánh sáng.

Câu 19: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định? 

      A. Di - nhập gen.                                                              B. Đột biến                          

      C. Chọn lọc tự nhiên.                                                       D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 20: Thói quen nào sau đây có lợi cho người bị huyết áp cao? 

      A. Thường xuyên ăn thức ăn có nhiều dầu mỡ.              

      B. Thường xuyên ăn thức ăn có nồng độ NaCl cao.

      C. Thường xuyên tập thể dục một cách khoa học.          

      D. Thường xuyên thức khuya và làm việc căng thẳng. 

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-A

4-A

5-C

6-C

7-A

8-D

9-D

10-D

11-C

12-A

13-D

14-A

15-C

16-A

17-A

18-D

19-C

20-C

21-B

22-C

23-D

24-B

25-B

26-C

27-A

28-B

29-A

30-C

31-B

32-B

33-A

34-B

35-C

36-B

37-C

38-B

39-B

40-D

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN SINH HỌC NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY HIỆU- ĐỀ 05

Câu 1: Tốc độ chọn lọc tự nhiên của quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực vì 

      A. quần thể vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh và kiểu gen đơn bội.

      B. quần thể vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh và kiểu gen lưỡng bội.

      C. quần thể vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh và kiểu gen toàn gen trội. 

      D. quần thể vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh và kiểu gen toàn gen lặn.

Câu 2: Loài động vật nào sau đây có hiệu quả trao đổi khí cao nhất trên môi trường cạn? 

      A. Chim.                              B. Thú.

      C. Bò sát.                             D. Côn trùng.

Câu 3: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền là 0,49AA : 0,3Aa : 0,21aa. Xác định tần số alen A của quần thể đó? 

      A. 0,3.                                  B. 0,64.                                C. 0,36.                                D. 0,7.

Câu 4: Muốn tạo ra một con vật giống y hệt con vật ban đầu, cần thực hiện phương pháp nào? 

      A. Công nghệ gen.               B. Cấy truyền phôi.

      C. Nhân bản vô tính.            D. Gây đột biến.

Câu 5: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng? 

      A. Kēm.                               B. Đồng.

      C. Sắt.                                  D. Photpho.

Câu 6: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, mức độ xoắn có đường kính 30nm là 

      A. nucleoxom.                     B. sợi cơ bản.

      C. sợi siêu xoắn.                  D. sợi nhiễm sắc.

Câu 7: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? 

      A. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

      B. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. 

C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. 

D. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.

Câu 8: Nước được hấp thụ vào rễ theo cơ chế 

      A. chủ động.                                                                     B. chủ động hoặc thụ động.

      C. chủ động và thụ động.                                                  D. thụ động.

Câu 9: Bộ ba 5’AUG 3” mã hóa cho axit amin nào ở sinh vật nhân sơ? 

      A. formin Metionin              B. Metionin                          C. Triptophan                      D. Valin.

Câu 10: Hai cơ quan tương tự là 

      A. gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.

      B. gai hoa hồng và gai hoàng liên.

      C. cánh chim và tay người.

      D. cánh dơi và chi trước của chó.

Câu 11: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên là 

      A. biến dị tổ hợp.                 B. biến dị cá thể.

     C. đột biến.                          D. thường biến.

Câu 12: Loài động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn? 

      A. Ngựa.                              B. Thỏ.                                 C. Cừu.                                D. Chuột.

Câu 13: Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được. Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là 

      A. đột biến mất đoạn NST.                                               B. đột biến gen lặn.

      C. đột biến lệch bội.                                                         D. đột biến gen trội.

Câu 14: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

      A. Hội chứng Tơcnơ.           B. Hội chứng Claiphentơ.   

      C. Bệnh ung thư máu.          D. Hội chứng Đao.

Câu 15: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào có thể không làm thay đổi tần số alen mà chỉ thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể? 

      A. Di - nhập gen.                                                              B. Yếu tố ngẫu nhiên.

      C. Chọn lọc tự nhiên.                                                       D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 16: Thành tựu nào sau đây được tạo ra bằng phương pháp gây dung hợp tế bào trần? 

      A. Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

      B. Tạo giống cây pomato.

      C. Tạo giống lúa “gạo vàng" có khả năng tổng hợp  - Caroten trong hạt. 

      D. Tạo giống dâu tằm tứ bội.

Câu 17: Có hai loài cây, loài 1 có kiểu gen là AaBb, loài 2 có kiểu gen là MmNn. Cho các nhận xét sau, có bao nhiêu nhận xét không đúng?

I. Chỉ có phương pháp nuôi cấy mô tế bào có thể tạo ra đời con có kiểu gen giống hệt kiểu gen của mỗi loài ban đầu.

II. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra đời con có kiểu gen AaBbMmNn.

III. Nuôi cấy hạt phấn của loài 1 và loài 2 có thể thu được tối đa là 16 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen. 

IV. Tất cả các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật liên quan hai loài này đều cần đến kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào. 

      A. 3.                                     B. 4.                                     C. 2.                                     D. 1.

Câu 18: Ở một quần thể sinh vật, sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen vẫn được duy trì không đổi là 0,49AABB : 0,42Aab : 0,09aabb. Nhận xét nào sau đây về quần thể này là đúng? 

      A. Quần thể này có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

      B. Quần thể này đang chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

      C. Quần thể này là quần thể giao phối ngẫu nhiên và đang ở trạng thái cân bằng di truyền. 

      D. Quần thể này là quần thể tự phối hoặc sinh sản vô tính.

Câu 19: Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ gen M đến các gen N, P, Q, S và T. 

B. Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen P chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen P. 

C. Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen Q và gen S thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới. 

      D. Nếu xảy ra đột biến đảo đoạn chứa các gen N, P và Q thì sẽ không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể.

Câu 20: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Cho một số nhận định về điểm khác biệt giữa quy luật phân li độc lập với quy luật liên kết gen hoàn toàn như sau:

I. Tỉ lệ kiểu hình của F1.

II. Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2.

III. Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2.

IV. Số lượng các biến dị tổ hợp ở F2.

Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng? 

      A. 3.                                     B. 2.                                     C. 1.                                     D. 4.

ĐÁP ÁN

1-A

2-A

3-B

4-C

5-D

6-D

7-C

8-D

9-A

10-B

11-A

12-C

13-B

14-C

15-D

16-B

17-A

18-C

19-A

20-B

21-B

22-A

23-B

24-C

25-D

26-C

27-D

28-C

29-B

30-A

31-D

32-D

33-D

34-B

35-C

36-C

37-B

38-A

39-A

40-B

---{Còn tiếp}---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Sinh học năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF