YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Phan Ngọc Hiển

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Phan Ngọc Hiển được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Mỗi người đều phải leo lên những bậc thang đời mình. Có những mơ ước xa: đến đỉnh cao nhất. Có người ước mơ gần: một hai bậc, rồi sau đó, một hai bậc tiếp theo. Có người cứ lặng lẽ tiến bước theo mục tiêu của mình, gạt bỏ mọi thị phi. Có người đi chu du một vòng thiên hạ, nếm đủ đắng cay rồi mới chịu trở về với ước mơ ban đầu. Nhưng cũng có người lỡ bay xa quá và không thể điều khiển đời mình được nữa, chỉ còn buông xuôi và tiếc nuối. Tôi nhận ra rằng, ước mơ chẳng đưa ta đến đâu cả, chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Có lẽ chúng ta cần một cái nhìn khác. Rằng chẳng có ước mơ nào tầm thường. Và chúng ta học không phải để thoát khỏi nghề rẻ rúng này, để được làm nghề danh giá kia. Mà học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào.

Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. (…)

Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn; Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn; 2017)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Theo tác giả, vì sao chúng ta “không thèm khát vị thế cao sang này rẻ rúng công việc bình thường khác”? 

Câu 3: Anh/Chị hiểu thế nào về ý kiến: học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào?

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Chỉ có cách thức mà bạn thực hiện ước mơ mới đưa bạn đến nơi bạn muốn.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật người vợ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ đó, liên hệ với nhân vật thị Nở trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) để nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai nhà văn Kim Lân và Nam Cao.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phướng thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Vì: mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.

Câu 3:

- “Học để có thể làm điều mình yêu thích một cách tốt nhất và từ đó mang về cho bản thân thu nhập cao nhất có thể, một cách xứng đáng và tự hào”

- Học là phương tiện tốt nhất để mỗi chúng ta có được công việc mình yêu thích và mong muốn.

- Khi tích lũy đủ tri thức, lại có thêm những kĩ năng khác tất yếu ta sẽ nhận được mức thu nhập cao nhất, xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

Câu 4:

- Đồng ý với quan điểm của tác giả

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Tôi ưa nói, ưa tranh luận, nhưng khi tôi 17 tuổi nếu tôi giơ tay phát biểu trước lớp về một vấn đề không đồng ý với quan điểm của thầy cô, tôi bị dòm ngó, tẩy chay, cười mỉa... Hình như ở Việt Nam, người ta rất khó chấp nhận chuyện người nhỏ hơn mình “sửa sai” hay tranh luận thẳng thắn với người lớn.

Khi lớn, tôi có đọc “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS Trần Ngọc Thêm, ông có giải thích về văn hóa của người Việt là làng xã, văn hóa trọng người lớn tuổi, “sống lâu lên lão làng”... Tôi không rõ lắm, nhưng nói như vậy để thấy 17 tuổi tôi không được ủng hộ cho chuyện được nói lên suy nghĩ của bản thân, nếu tôi nói khác với số đông, tôi lập tức là “cá biệt” mà không cần biết đúng hay sai.

Còn ở nhà, 17 tuổi tôi phải nhất nhất làm theo tất cả những gì bố mẹ sắp đặt, nếu tôi dám tranh luận lại (dù là tranh luận rất nhỏ nhẹ và lễ phép), lập tức bị khép vào “hỗn hào và bất hiếu”.

Bao giờ mới trưởng thành?   

Cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi thật sự thấy mình đã trưởng thành (22 tuổi mới thấy trưởng thành, có lẽ khá muộn so với độ tuổi của bạn bè trên thế giới), khi đã có công việc và tự lập với thu nhập kiếm được. Tôi nghĩ có lẽ cuộc sống của mình đã “dễ thở” hơn. Đó cũng là lúc tôi thấy con đường mà tôi đã đi như ý gia đình là không sai, nhưng thật tình như bạn nói: rất tẻ nhạt.

Tôi luôn có cảm giác không được sống đúng với sở thích, cá tính của bản thân. Nói đến đây, chắc rất nhiều bạn hỏi sao tôi không đấu tranh, không đủ dũng khí sống với cá tính, đam mê của mình mà lúc nào cũng nhất nhất nghe theo gia đình. Cũng “khởi nghĩa” vài lần, nhưng kết quả thì lần nào cũng thất bại, vì bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý.

.... Đừng nói là 17 tuổi, đến 27 tuổi tôi vẫn chẳng thể tự do quyết định cuộc sống của mình. Và tôi biết có rất nhiều bạn trẻ giống tôi.

Tất cả những sự thay đổi trong tư tưởng đều cần rất nhiều thời gian. Tôi sẽ không thể thay đổi mình, thay đổi hoàn cảnh năm tôi 17 tuổi, nhưng tôi hi vọng thế hệ sau tôi có được điều đó, khi các em có được những người bố, người mẹ là chúng tôi.

(Đặng Anh, Sống đúng là mình, Tuoitre.vn, 9/9/2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. Khi viết văn bản này, người viết mong muốn điều gì?

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng trong xã hội của người Việt bố mẹ bao giờ cũng là... chân lý?

Câu 4. Theo anh/chị, người nhỏ tuổi nên hay không khi sửa sai hay tranh luận thẳng thắn với người lớn? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Câu 1.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tư duy áp đặt được đề cập đến trong văn bản phần Đọc hiểu.

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

tôi yêu

chất người đầu tiên

những giọt sương lặn vào lá cỏ

qua nắng gắt qua bão tố

vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh

vẫn long lanh bình thản trước vầng dương

trong mờ mịt mưa giăng tôi trở lại mùa màng

mà tiếng nói chúng ta là hạt giống

không ai dám đùa với niềm hi vọng

thao thức trên bàn tay người thợ gieo trồng

ta đâu phải kẻ há miệng chờ sung

nhưng con đường đến trái chín

chưa bao giờ đơn giản

và tôi biết

những tượng đài những vinh quang dễ dãi

thật xa lạ với người tù thủa ấy

ta sẽ có những bài hát khác

xin nhớ lại

giai điệu đầu tiên

lối mòn

những chồi non

hoa

hơi thở

những bàn tay

tia sáng dò đường

tiếng huýt sáo dội vào vách núi

chợt mỉm cười khoảnh khắc thấy trời xanh…

(Sự bùng nổ của mùa xuân – Thanh Thảo)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên.

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản dưới đây và tar lời câu hỏi:

Người có tính khiêm tốn thường hay tự cho mình là kém, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự mình đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường, Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 – 71)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau:

“Tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước nhỏ giữa đại dương bao la”.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn thứ nhất.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: Dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến:

“Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với tâm trạng và hành động của nhân vật Thị Nở khi chăm sóc Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được tình cảm của nhà văn đối với con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Tài nghệ của mỗi người quan trọng nhưng hữu hạn, bé nhỏ như “những giọt nước” trong thế giới rộng lớn, mà kiến thức của loài người lại mênh mông như đại dương bao la. Vì thế cần khiêm tốn để học hỏi.

-(Để xem tiếp đáp án của phần Đọc - hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

I.ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng…”

Sẽ là dối lòng mình nếu nói rằng không mong chờ một chiến thắng.

Sẽ là dối lòng mình nếu không thừa nhận cảm thấy trái tim tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại ở những giây cuối cùng.

Nhưng tôi nghĩ kết quả như vậy thậm chí còn tuyệt với hơn về lâu dài.

Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta công việc còn ngổn ngang những thứ phải làm. Một chiến thắng dễ đưa chúng ta đến với sự ngạo mạn nguy hiểm.

Kết quả này cũng dạy cho chúng ta cách yêu thương những điều không hoàn hảo. Yêu cả trong những lúc đau lòng. Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ không đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh.

Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được, dù không thật sự tuyệt đối. Niềm tin dựa vào chiến thắng cũng giống như một chất nghiện, nó liên tục cần những thứ lớn hơn, to tát hơn để tiếp tục vui. Nếu không biết kiểm soát nó, nó biến chúng ta thành những người đòi hỏi vô lý. Nó cũng làm chúng ta quên lý do nên vui.

Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với những nỗ lực đến kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng.

Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều. Và biến nó thành động lực cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn, và có quyết tâm cao hơn để vượt qua.

Tôi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người. Và mong rằng nó kéo dài mãi. Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến thắng trong trận chiến của riêng mình.

Nếu được như thế, thì cái mà đội tuyển U23 đem lại không chỉ là “mua vui cũng được một vài trống canh” mà thực sự là một sự thay đổi đẹp đẽ trên dải đất chữ S này. Thế nên hãy buồn hãy khóc. Hãy ôm nhau thổn thức vì một giấc mơ vuột trôi đi. Nhưng sau đó hãy  gạt nước mắt và đứng thẳng dậy. Để đất nước này đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai vàng. Các em ấy đã cho chúng ta một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có. Nhưng chúng ta phải cùng xắn tay áo lên và hành động.

Riêng tôi, năm nay tôi sẽ quyết tâm rũ bỏ thể trạng yếu đuối mà 40 năm qua không thay đổi được. Bắt đầu bằng việc chạy. Tôi sẽ chạy half marathon (cự ly chạy bộ 21 km) trong năm 2018. Và sẽ không gì làm lung lay được mục tiêu này.

Còn bạn thì sao?

(Trần Vinh Dự - newzing.vn 27/01/2018)

* Tiến sĩ Trần Vinh Dự từng là Chủ tịch Trường Cao đẳng Nghề Việt – Mỹ (VATC), Chủ tịch Trung tâm Quốc tế của Đại học Broward College (Mỹ) tại Việt Nam. Hiện ông là đồng phụ trách về tư vấn M&A của Ernst & Young Vietnam.

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ ngữ pháp được sử dụng trong hai câu văn mở đầu văn bản.(nhận biết)

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Phan Ngọc Hiển. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF