YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Ngô Quyền

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Ngô Quyền có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Điều mà tôi luôn đau đáu là: hầu hết mọi người đều đang sống dưới khả năng của mình. Tại sao như vậy? Mỗi người đều có những tiềm năng khác nhau. Mỗi người đều có những thế mạnh khác nhau. Nhưng tại sao hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình?

Có thể là vì đa phần chúng ta đều lười, đều không sử dụng hiệu quả quỹ thời gian của mình.

Có thể là vì nhiều người trong chúng ta chưa nhận thức được sức mạnh của thói quen, chúng ta muốn thay đổi nhưng chưa đủ động lực để vượt qua được sức ì, sự trì níu của những thói quen xấu.

Hoặc cũng có thể là vì, sau những lần thất bại trong cuộc sống, sau những va vấp của tuổi trẻ, từ bao giờ chúng ta đã tự thuyết phục bản thân rằng mình là một người bình thường, mình không có gì đặc biệt, rằng hãy thôi mơ mộng viển vông, hãy chấp nhận sống một cuộc đời bình thường, có những công việc bình thường. Và rồi chúng ta chết đi, trên tấm bia mộ ghi: “Đây là nơi yên nghỉ của một người hoàn toàn bình thường”.

Bạn thân mến, nếu bạn đã có lúc nào đó nghĩ rằng mình là người đặc biệt, rằng mình khác thường, thì đừng dập tắt ý nghĩ đó. Hãy tin vào lời thì thầm bên trong của mình, hãy trân trọng sự khác biệt, nuôi dưỡng niềm tin vào bản thân mình. Âm thầm rèn luyện, tìm kiếm đam mê và theo đuổi con đường riêng của mình. Rồi một lúc nào đó, bạn sẽ thấy mình đang sống đúng như cách mà bạn từng mơ ước.

Hãy luôn tin rằng bạn là một ngôi sao chờ ngày tỏa sáng.

(Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Roise Nguyễn, NXB Hội nhà văn, trang 245 – 246)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân nào khiến “hầu hết mọi người đều không sống đúng với tiềm năng của mình”?

Câu 3. Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên của tác giả trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “hãy trân trọng sự khác biệt”.

-(Để xem tiếp câu hỏi của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN  ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng” Đông Nam Á. Sân chơi thực sự phù hợp với chúng ta chỉ có AFF Cup hay SEA Games. Đối thủ lớn nhất mà chúng ta cần phải đánh bại luôn là Thái Lan.

Nhiều người lấy Thái Lan làm thước đo đánh giá thành bại của bóng đá Việt Nam. Một chiến thắng hay thất bại trước đối thủ láng giềng trong khu vực ấy được coi là niềm tự hào hay nỗi thất vọng lớn với chúng ta.

[…] Nhưng đội U23 của ông Park Hang Seo đang làm thay đổi suy nghĩ này theo cách thuyết phục nhất có thể. Chưa bao giờ từ người hâm mộ cả nước cho tới giới chuyên môn cùng đồng nhất với niềm tin, niềm tự hào vào một đội tuyển của Việt Nam lớn đến thế ở một giải đấu vượt khỏi quy mô khu vực.

[…] Họ thực sự tin vào đội U23 theo cách và với những kỳ vọng mà họ chưa bao giờ nghĩ đến với đội tuyển nào của Việt Nam trước đó. Niềm tự hào lớn lao là có thật. Mối quan tâm lớn lao cũng là có thật. Nhưng niềm tin lớn lao mới là cái gì đó quý giá vô cùng cũng đã được thắp lên trong lòng giới mộ điệu và cả giới chuyên môn.

[…] Chúng ta có tiềm năng để làm nên những điều kì diệu, để vượt qua những giới hạn mà chúng ta ngỡ mình không thể vượt qua. Điều quan trọng là chúng ta cần những người biết cách đánh thức, khai thác và phát huy tiềm năng to lớn ấy. Như cách ông Park Hang Seo đã và đang làm được với các tuyển thủ U23 lúc này.

(Trích U23 Việt Nam đã làm thay đổi tầm nhìn về bóng đá nước nhà của người Việt – Theo Soha.vn)

Câu 1: Phần trích trên được viết theo phong cách chức năng ngôn ngữ nào?

Câu 2: Trình bày cách hiểu của anh/chị về câu: “Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng” Đông Nam Á”?

Câu 3: Theo tác giả bài viết, “đội U23 của ông Park Hang Seo” đã làm thay đổi cách nhìn của giới hâm mộ và giới chuyên môn về bóng đá nước nhà như thế nào?

Câu 4: Từ đoạn trích trên, rút ra một bài học có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về khả năng làm nên những điều kỳ diệu và vượt qua “những giới hạn mà chúng ta ngỡ mình không thể vượt qua” được đề cập trong phần Đọc hiểu.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

(Tây Tiến – Quang Dũng)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Báo chí.

Câu 2:

“Trong suy nghĩ của đại chúng, bóng đá Việt Nam không vượt qua khỏi “lũy tre làng”, “ao làng Đông Nam Á” bởi:

- Từ trước đến nay mọi giải đấu vượt ra ngoài quy mô khu vực chúng ta chỉ coi đó là một kì thi đấu để cọ sát, học hỏi kinh nghiệm là chính.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình, bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông, sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có. Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình.

Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập […]. Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.

(Trích “Lựa chọn để trở thành chính mình” – Nhạc sĩ Dương Thụ - Báo Sinh viên Việt Nam 12/2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai?”

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Các nguyên nhân tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”

- Khi bạn bị phụ thuộc vào cảnh ngộ, muốn sống an toàn, sợ thất bại, mất mát, mong muốn chỉ dẫn của người khác.

- Khôn ngoan khiến bạn không dám sống, sống không biết mình là ai.

- Khi không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả không tự tại.

- Người không tự tại là người sống a dua, theo phong trào

⟹ Đó là những kẻ - nhầm – chỗ.

Câu 3:

“Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai”

- Khôn ngoan quá tức là khi ta luôn suy xét quá kĩ càng, việc nào cũng sợ hãi thất bại, không dám thử sức, khi ấy:

+ Bản thân sẽ không thực sự biết năng lực, con người mình có thể vươn tới đâu, đạt đến mức độ nào.

+ Bản thân sẽ bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ năng lực, từ đó cũng bỏ lỡ sự thành công.

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mấy vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục loan tỏa, và đặc biệt là nó đã đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta.

Những ngày qua, hàng trăm cuộc gọi điện và email hoặc trực tiếp đến nhờ tư vấn và đăng kí hiến tặng mô tạng tại Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia. Điều đó không phải bỗng dưng, nó được bắt đầu từ “đốm lửa nhỏ” mang tên Hải An. Một sự mất mát dù đau đớn nhưng lan truyền được cái đẹp, thậm chí tạo nên được một nguồn cảm hứng. Lòng nhân con người trong xã hội đầy bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền dễ bị “ngủ yên”, nếu không được đánh thức thì nó sẽ mãi “ngủ yên”.

Đời người trải qua sinh – bệnh – lão – tử và thường ngẫm rằng chết là hết. Nhưng với y học ngày càng phát triển, con người chết đi không chỉ để lại tiếng mà còn có thể để lại một phần cơ thể, giúp ích cho những người khác đang sống.

Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thể giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người.

Thế mà một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có. Chính vì thế, nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến tặng mô tạng. Và hơn thế nữa, “đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé dã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che.

Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người.

 (http://laodong.vn/dien-dan/tu-be-hai-an-long-nhan-duoc-danh-thuc-593337.ldo)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2: Theo tác giả vì sao “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có”?

-(Để xem tiếp những câu còn lại của phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Chúng tôi không mệt đâu

Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ

Nhiều đổi thay như một thoáng mây

Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

Ngậm im lìm một cọng cỏ may…

 

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yêu mến và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

 

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

(Trích trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yêu mến và mãnh liệt như cỏ.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về các câu thơ sau:

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Câu 4. Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON