YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lý Thường Kiệt

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu để ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lý Thường Kiệt có đáp án với phần đề và đáp án giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Chứng ái kỉ hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh: narcissistic personality disorder) được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang cảnh báo về “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.

Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh selfie và có hôm cậu dành đến 10 tiếng trong ngày để chụp được 200 tấm ảnh của mình trên iPhone. Cậu luôn giữ điện thoại trong tay để có thể chụp ảnh mình bất cứ lúc nào và đăng lên Facebook, mong muốn nhận được lời khen từ bạn bè, tuy nhiên nó suýt nữa lấy đi sinh mạng của anh. Tuy nhiên, dù đã thử ở mọi góc cạnh, Danny nhận ra mình vẫn không có được gương mặt hoàn hảo cho tấm ảnh hoàn hảo. Thậm chí một số phản hồi còn chê bai cậu. Trong một phút tuyệt vọng, Danny đã tự tử, nhưng may mắn được mẹ cứu kịp. Tiến sĩ David Veal, một nhà tâm thần học chữa trị cho Danny, cho biết trường hợp của Danny khiến ta không thể phủ nhận tính nghiêm trọng của vấn đề. “Đây không đơn thuần là sự phù phiếm nữa. Nó là một căn bệnh tâm lí dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”.

Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội không còn xa lạ với giới trẻ Việt ngày nay. Điều này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội…?

(Theo Bệnh ái kỉ, nguy cơ tiềm ẩn từ mạng xã hội – Báo điện tử Tinhta.net, ngày 24/12/2015)

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Tác dụng của việc sử dụng các phương thức biểu đạt đó?

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao các chuyên gia đưa ra cảnh báo: “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay?

Câu 4. Nêu ít nhất một bài học mà anh/chị đã rút ra cho mình sau khi đọc văn bản trên.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về Chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

 

Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.44)

“Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khỏi cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.”

(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.110, 111)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Tác dụng: Giúp người đọc nhận ra những tác hại nghiêm trọng của chứng bệnh ái kỉ khi công nghệ thông tin bùng nổ.

Câu 2:

- Nội dung chính: Những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ái kỉ trong xã hội hiện nay

Câu 3:

- Vì chứng ái kỉ gắn liền với lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Ngày nay trong xã hội hiện đại, khi công nghệ thông tin phát triển dẫn đến những hình ảnh đời tư, danh tiếng con người càng dễ dàng được xác lập một cách nhanh chóng. Điều đó sẽ thúc đẩy hơn việc ái kỉ trở thành đại dịch.

Câu 4:

- Bài học: Ái kỉ trở thành căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ trong thời điểm hiện tại. Bởi vậy chúng ta cần có những hành động để ngăn chặn bệnh dịch này.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

…Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, không phải vì họ thích làm việc, mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền thuê nhà, vì họ phải nuôi gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng tiền của mình, họ không hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm vì họ không ưa chính họ. Họ không thích cuộc sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta không ưa bản thân mình.

Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí còn nhận được cho mình nhiều hơn những gì bạn tưởng tượng, khi không mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều chúng ta làm, nếu chúng ta luôn làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không thất vọng…

(Bốn thỏa ước, Don Miguel Ruiz, Nguyễn Trung Kỳ dịch, NXB Tri thức, 2017)

Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc? Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực?

Câu 3. Trong đoạn trích có câu Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm cách chạy trốn khỏi điều gì?

Câu 4. Anh/chị có đồng tính với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà không mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bóng quê

chị lành như thể bát nước mưa em hứng đầu mùa

dịu dàng như thể điệu rơi của hoa cau trước ngõ

hồn nhiên như thể sự lớn lên của ngọn rau cọng cỏ

giàu đức hi sinh như thể đất trong vườn

nhân từ như thể chái bếp cây rơm

mộng mơ như thể hoa khế rắc tím sân nhà nhỏ

 

em đi xa kí ức giàu có

hương quê nưng nức nồi nước xông chị nấu bảy thứ lá cây

và cả dáng quê nghiêng chao sóng nước trời mây

dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng

(Khát vọng mùa – Hoàng Đăng Khoa, NXB Hội nhà văn 2016, tr.17)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ đầu.

Câu 3. Hình ảnh “dáng chị gập người bên chậu quần áo ven bờ sông ngày nắng” gợi cho anh/chị điều gì?

Câu 4. Thông điệp nhà thơ gửi gắm qua đoạn trích?

-(Để xem tiếp câu hỏi của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.

Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người.Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,… Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra nó ở phận nào , theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.

Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.

Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng? Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lối sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.

Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.

Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.

(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện, dẫn theo Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, trang 139)

Câu 1. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Theo tác giả đoạn trích, vì sao đại đa số thanh niên thời trước không suy nghĩ trăn trở nhiều về số phận của bản thân?

Câu 3. Theo Nguyễn Khắc Viện, vì sao thanh niên thời nay cần phải suy nghĩ, trăn trở về số phận?

Câu 4. Theo tác giả, những yếu tố nào có ý nghĩa quyết định đối với thành công và hạnh phúc của một con người trong thời đại ngày nay?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1:

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sức mạnh của niềm tin và đạo lí.

Câu 2:

Về truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, có ý kiến cho rằng: “Tô Hoài không chỉ có tài năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật mà còn có tấm lòng nhân đạo sâu sắc.”

Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong “đêm tình mùa xuân” để làm sáng tỏ ý kiến.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận chủ yếu là: so sánh.

Câu 2:

- Đại đa số thanh niên thời trước không suy nghĩ, trăn trở về số phận vì: ai đã có phận nấy, như người xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Qua cách nói hình ảnh tác giả đã nói lên hiện tượng thanh niên trong xã hội xưa phải tuân theo sự sắp đặt của gia đình và hoàn toàn thụ động không được quyết định số phận của bản thân.

-(Để xem tiếp đáp án của phần Đọc - hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)…Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

(2) Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lí hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời. Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng chờ đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?Đợi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm năm phút nữa, vì biết có bao nhiều điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…

(3) Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy.Có những loại vài tháng là uống được.Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ chín cần thiết.Điều quan trọng không phải là sớm hay muộn, mà là đúng lúc.Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó. Vì rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm…

(4) Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có con gà cao lông vàng mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó lý do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ.  Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình thiết tha còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời.

(5) Mọi vật đều có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian.Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái.Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động…

(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016, tr84-87)

Câu 1. Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháo tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn thứ (2) của đoạn trích.

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: Rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm?

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lý Thường Kiệt. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF