YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lê Hồng Phong

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Lê Hồng Phong được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

Đoạc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Ngày nọ, một thương nhân gửi con trai mình đến một nhà thông thái không ai bằng để nhờ ông dạy cho người con bí quyết để đạt được hạnh phúc.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày xuyên qua sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga ngự trên núi cao. Nhà thông thái anh muốn tìm đang ở đó…. anh ta phải chờ suốt hai tiếng mới đến lượt mình được tiếp.

Nhà thông thái lắng nghe anh trình bày rồi đáp rằng hiện ông không rảnh để chỉ dạy anh về bí quyết của hạnh phúc. Ông bảo anh hãy đi xem khắp tòa lâu đài rồi hai tiếng sau trở lại.

Anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao.

“Nhưng ta yêu cầu anh làm hộ một điều”, nhà thông thái nói rồi đưa cho anh một muỗng con đựng hai giọt dầu “trong lúc đi xem thì anh cầm theo một muỗng này và nhớ đừng làm sánh dầu nhé”. Anh ta lên lầu, xuống lầu mắt không rời cái muỗng. Sau hai giờ anh quay lại gặp nhà thông thái. “Sao?” ông hỏi “Anh đã thấy cái tấm thảm Ba Tư quý giá trong phòng ăn của ta chứ?”. Cả cái vườn tráng lệ mà người làm vườn đã phải khổ công mười năm xây dựng? và những cuộn giấy da tuyệt hảo trong thư viện của ta nữa?” anh ta ngượng ngùng thú thật rằng chẳng hề để mắt đến gì khác vì cứ phải chăm chăm ngó nhìn muỗng dầu đã được giao phó. “Thế thì anh hãy đi thêm lần nữa và ngẫm cho kĩ những thứ tuyệt mỹ trong thế giới của ta”, nhà thông thái nói. “Không thể đặt tin tưởng vào một người khi mình không hề biết người ấy sống trong một ngôi nhà như thế nào”. Yên dạ hơn, anh ta lại cầm muỗng đi một vòng. Lần này anh chăm chú xem xét những vật quý treo trên tường và trên trần nhà. Anh ngắm khu vườn có núi vây quanh với đủ thứ hoa thơm cỏ lạ và mỗi tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ đều được để đúng chỗ thích hợp. Trở lại gặp nhà thông thái, anh kể chi tiết tất cả những gì đã thấy. “Thế còn hai giọt dầu ta nhờ anh giữ đâu rồi”, nhà thông thái hỏi. Nhìn cái muỗng, anh ta hốt hoảng thấy mình đã làm sánh mất rồi. “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.

(Nhà giả kim – Paulo Coelho, tr.50,51,52)

Câu 1: Đặt tên và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Chi tiết “anh con trai đi ròng rã bốn mươi ngày từ sa mạc mới đến được tòa lâu đài nguy nga trên núi cao” có ý nghĩa gì?

Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Đây là điều duy nhất mà ta có thể khuyên anh: bí quyết của hạnh phúc là biết ngắm nhìn mọi thứ tuyệt mĩ trên thế gian này mà không hề quên hại giọt dầu trên muỗng”.

Câu 4: Nêu hai bài học mà anh/chị rút ra từ câu chuyện.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Chim ưng là loài chim có tuổi thọ lớn nhất thế giới. Nó có thể sống nhiều nhất 10 năm. Khi chim ưng sống đến 40 tuổi, mỏ của nó trở nên dài và cong, gần như chạm vào ngực, móng vuốt của nó bắt đầu lão hóa, không thể bắt mồi một cách hiệu quả, lông của nó vừa dày vừa rậm, đôi cánh trở nên vô cùng nặng nề, khiến việc bay lượn vô cùng khó khăn.

Lúc này, chim ưng chỉ có hai lựa chọn: hoặc là chờ chết, hoặc là trải qua một quá trình lột xác vô cùng đau khổ, kéo dài 150 ngày. Lúc ấy, nó cần trốn trong tổ ở trên vách núi, dùng mỏ mổ vào đá, cho đến khi chiếc mỏ hoàn toàn rụng đi, sau đó lặng lẽ chờ chiếc mỏ mới mọc ra. Chim ưng dùng chiếc mỏ mới nhổ sạch từng móng vuốt đã lão hóa, trong quá trình này, máu của nó không ngừng chảy. Nó đã cố chịu đựng đau đớn. Sau khi những chiếc lông mới mọc ra, chim ưng liền dùng móng vuốt mới nhổ sạch từng chiếc lông trên người.  Khi những chiếc lông mới mọc ra là lúc 5 tháng đau khổ ròng rã đã qua, chim ưng lại bắt đầu bay lượn, tiếp tục trải qua những năm tháng của 30 năm sau đó!

(…) Về điểm này, con người cũng không ngoại lệ. Cùng với sự phong phú về kinh nghiệm sống, chúng ta dần hình thành thói quen tư duy nào đó. Cuộc sống tiếp theo của chúng ta phần nhiều là lặp lại quá khứ của mình, đồng thời chúng ta sẽ bị hạn chế bởi quá khứ, rất khó đột phá. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người sau khi đạt được đỉnh cao của sự nghiệp thì bước vào trạng thái trầm cảm. Khi bắt đầu chán ghét cái tôi không có gì thay đổi, trong lòng cảm thấy lo lắng và bất an, chúng ta cần phải lột xác, cần phải phủ định cái tôi được xây dựng từ quá khứ, sau đó tiếp thêm sức sống mới cho mình.

(Trích Tìm lại cái tôi đã mất, cứu vãn cuộc đời không vui vẻ - Trịnh Chí Lương, NXB Văn học, 2015, tr.218 – 219)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung chủ đạo và đặt nhan đề cho văn bản.

Câu 3. Quá trình lột xác của lời chim ưng diễn ra qua những sự việc cụ thể nào? Quá trình ấy có sự tương đồng như thế nào với quá trình “lột xác” của con người?

Câu 4. Bài học ý nghĩa nhất mà anh/chị học được từ loài chim ưng là gì?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được đặt ra trong văn bản ở phần Đọc hiểu: Chúng ta cần phải lột xác, cần phải phủ định cái tôi được xây dựng từ quá khứ, sau đó tiếp thêm sức sống mới cho mình.

-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.

Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn. Những đức tính đó thường dễ thấy ở những người năm sáu mươi hơn là ở đa số thanh niên tuổi đôi mươi. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon.

Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống tạo nên những vết nhăn trong tâm hồn. Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta.

(Trích Điều kỳ diệu của thái độ sống – Mac Anderson, tr.68, NXB Tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2017)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Nêu quan niệm của tác giả về tuổi trẻ.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn?

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: Lo lắng, sợ hãi, mất lòng tin vào bản thân là những thói xấu hủy hoại tinh thần của chúng ta?

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc chăm sóc “sức khỏe tinh thần” trong đời sống mỗi cá nhân.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài (trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập 2, tr.13, Nxb Giáo dục, 2016). Từ đó, liên hệ chi tiết thị Nở mang bát cháo hành cho Chí Phèo (trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, tập 1, tr.150, Nxb Giáo dục, 2016) để thấy được nét độc đáo trong cái nhìn, tình cảm của hai tác giả đối với người phụ nữ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thao tác lập luận: bình luận

Câu 2:

- Quan niệm của tác giả về tuổi trẻ:

+ Là trạng thái tâm hồn.

+ Gắn liền với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.

+ Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm.

-(Để xem tiếp đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc – hiểu văn bản

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu được:

(1) Khi nhà thơ Lưu Quang Vũ viết mấy câu thơ “Tôi chán tất cả bạn bè tôi, mấy năm rồi họ chẳng nói được câu gì mới” thì hẳn là Vũ buồn. Nhưng nỗi buồn đó chắc chắn sẽ là lớn hơn rất nhiều nếu không xảy ra với lĩnh vực thi ca mà với lĩnh vực kiến thức đời sống, với khoa học kĩ thuật và công nghệ, bởi ở đó người ta luôn chờ đợi những tiến bộ tính theo từng phút giờ (…)

(2) Thật bất hạnh nếu chiếc máy hơi nước của thế kỉ 15 đến hôm nay vẫn tiếp tục bò lê bò càng trên phố xá đông đúc. Thật bất hạnh nếu vi trùng lao cho đến hôm nay vẫn chưa có tên là vi trùng Cốc. Thực bất hạnh nếu trong vốn từ vựng của loài người hôm nay vẫn chưa biết đến từ vacxin và thật bất hạnh khi con quỷ đậu mùa vẫn tiếp tục thò bàn tay gớm ghiếc ấn lên những gương mặt thiên thần của các em bé ngày nay.

(3) Muốn có được sự tiến bộ để vượt lên, để cho hôm nay khác hôm qua như vậy phải bắt đầu từ khát vọng. Trước hết là khát vọng của con người vượt qua tăm tối của nhận thức để tìm sự thật – sự thật của kiến thức, của chân lý khoa học. Đó cũng là khát vọng tự do của con người, bởi người ta chỉ thực sự tự do khi có đủ hiểu biết – “Tự do là tất yếu được nhận thức” (Các Mác). Đó còn là khát vọng của lòng yêu nước, yêu thương con người, muốn thay đổi cách nghĩ cách làm, làm sao cho xã hội tốt hơn, đưa cuộc sống của con người tiến lên một bước phát triển mới (…)

(Đoàn Công Lê Huy, Yêu xứ sở thương đồng bào, tr35, NXB Kim Đồng)

Câu 1. Xác định phép liên kết hình thức được sử dụng ở đoạn văn (2).

Câu 2. Theo tác giả, nhờ đâu xã hội có sự tiến bộ để hôm nay khác hôm qua? Tại sao?

Câu 3. Hãy lí giải vì sao tác giả cho rằng: thật bất hạnh nếu đến giờ vẫn còn máy hơi nước, còn chưa tìm ra tên của vi trùng lao, chưa có vacxin?

-(Để xem tiếp câu hỏi của phần Đọc - hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU

“Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy. Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian. Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông. Kể làm sao được những vật hữu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở?

[…] Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tâm hồn ta lên. Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn các danh nhân trong muôn thuở.

Chắc bạn còn nhớ lời của Von – te: Người siêng học lần lần tự khoác cho mình một cái tôn vọng mà chức tước, của cải đều không cho được”. […]

Thiêng liêng thay sự tự học! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi đều có cảm giác rờn rợn mà lâng lâng như vào một tòa đền […]. Ở đây không có hương, không có trầm nhưng có hàng chục, hàng trăm người đang tụng niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách vở nào đứng đắn mà chẳng là một cuốn kinh?”

(Nguyễn Hiến Lê, Tự học – một nhu cầu thời đại, NXB Văn hóa – thông tin, Hà Nội, 2003 – Trích theo Ngữ Văn 11 – Tập một – NXB GD 2009, tr 212)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

Câu 2: Hãy giải thích cụm từ “thú vui rất thanh nhã” mà người viết sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Xác định các biện pháp tu từ và hiệu quả của nó trong câu văn sau: “Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm du lịch bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian lẫn thời gian.”

Câu 4: Anh/ Chị có đồng tình với ý kiến của Nguyễn Hiến Lê: “sách nào đứng đắn mà chằng là một cuốn kinh?”. Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của “tự học” đối với con người.

Câu 2:

Anh/Chị hãy phân tích nhân vật người lái đò trong đoạn trích tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Từ đó liên hệ với nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử từ” để thấy sự thống nhất và khác biệt trong cách tiếp cận và khám phá con người của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

Câu 2:

- “Thú vui rất thanh nhã” là niềm say mê vui thú mang sắc thái lịch sự, khiêm tốn không phô trương nhưng lại đem đến cho người đọc những niềm vui đích thực.

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật:

+ So sánh: so sánh tự học cũng như đi du lịch

+ Điệp từ: du lịch      

- Tác dụng: khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tự học đối với mỗi cá nhân.

Câu 4:

Vì:

- Một cuốn sách hay còn mang lại cho ta những tri thức, kinh nghiệm của nhân loại.

- Cuốn sách hay còn bồi đắp tư tưởng, tình cảm hướng con người đến cái đích chân – thiện – mĩ.

II. Làm văn

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề.

* Giải thích vấn đề:

- Học là quá trình thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...

- Tự học là sự chủ động, tích cực, độc lập tìm hiểu, lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ năng cho mình. Tự học là tự mình tìm hiểu nghiên cứu, thu nhặt các kiến thức tự luyện tập để có kỹ năng. Tự học có thể không cần sự hướng dẫn của người khác.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON