Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Kim Liên có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT KIM LIÊN |
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
PHẦN ĐỌC – HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
… “Tiến sĩ Alan Phan, người có hơn 25 năm làm việc ở nhiều quốc gia trên thế giới, người Việt đầu tiên đưa một công ty lên sàn chứng khoán, nhận xét: “Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa”. Tại các nước phương Tây hoặc Nhật Bản, hình ảnh chúng ta thường thấy trên xe buýt, tàu điện ngầm hay ngay cả trên đường phố là hình ảnh các bạn trẻ say sưa với cuốn sách trên tay.
Mỗi lần theo dõi các cuộc tranh luận của giới trẻ Việt Nam về các vấn đề “hot” trên các diễn đàn, mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy rõ sự thiếu hiểu biết, thiếu văn hóa cũng như trình độ… ngụy biện thầy của các bạn trẻ. Các bạn không tự trang bị được cho mình một nền tảng kiến thức, tư duy độc lập, lập luận thuyết phục cũng như kĩ năng, văn hóa tranh biện. Tâm lý bầy đàn luôn thể hiện rõ nhất ở những sự kiện như vậy. Sự kiện cô bạn trẻ Huyền Chip và cuốn “Xách ba-lô lên và đi”, một trong những sự kiện nóng và được giới trẻ tranh luận nhiều nhất trong năm 2013, là một ví dụ điển hình. (…)
Trước mỗi sự kiện truyền thông đưa ra, các bạn trẻ không thể phân biệt được đâu là tin thật, đâu là tin giả, đâu là chiêu PR. Một bộ phận những con cừu ngoan ngoãn, họ chỉ biết bám đuôi nhau và gật đầu. Bộ phận còn lại nghe cái gì cũng kêu “bậy” dù chẳng có dẫn chứng, cơ sở nào để phản biện lại.
Họ đang bị cuốn theo “cơn lốc thông tin” cũng như sự dắt mũi của một bộ phận giới truyền thông thiếu đạo đức và liêm sỉ, đang nhồi sọ người đọc với những tin tức dạng “sốc, hiếp, giết”, kiếm tiền dựa trên sự ngu muội của người khác.”
(Thái độ của người Việt trẻ với văn hóa đọc – Hiếu Minh tổng hợp, vanhoagiaoduc.vn)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn ngữ liệu trên.
Câu 2. Xác định 02 phép liên kết được sử dụng trong đoạn đầu của ngữ liệu.
Câu 3. Theo anh/chị, thông điệp ý nghĩa nhất mà tác giả nhắn gửi qua văn bản trên là gì?
Câu 4. Từ ý nghĩa của văn bản, anh/chị hãy nêu ngắn gọn tác dụng của việc đọc sách đối với con người.
PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng được đề cập trong ý kiến của Alan Phan:
“Ở các nước Âu – Mỹ, thời gian rảnh học sinh sinh viên họ thường ngồi trước computer đọc tin tức, tìm thông tin hay đọc sách. Còn học sinh sinh viên Việt Nam, họ đang bận “ngồi đồng” chém gió tại các quán cà phê, trà sữa.”
-(Để xem tiếp câu hỏi của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tỷ phú Hồng Kông Yu Pang-Lin vừa qua đời ở tuổi 93, để lại di chúc hiến toàn bộ tài sản trị giá khoảng 2 tỉ USD cho hoạt động từ thiện. Ông giải thích cho hành động của mình: “Nếu các con tôi giỏi hơn tôi thì chẳng cần phải để nhiều tiền cho chúng. Nếu chúng kém cỏi thì có nhiều tiền cũng chỉ có hại cho chúng mà thôi”.Yu Pang-Lin không phải là người đầu tiên trên thế giới “keo kiệt” với con nhưng lại hào phóng với xã hội. Người giàu nhất thế giới - Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền?
Nhưng cũng có những người con sẵn sàng từ chối thứ mà “đời bố hi sinh” để “củng cố” cho mình. Stephen Covey - người từng được tạp chí Time bầu chọn là 1 trong 25 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới, tác giả cuốn sách nổi tiếng 7 thói quen để thành đạt - viết di chúc để lại tiền cho con và ra đi năm 2012.Cả chín người con không ai nhận tiền. Họ lý giải rất giản dị rằng họ là những người bình thường và hoàn toàn có thể tự lao động, tự kiếm sống được.
Tương tự, tỉ phú Warren Buffett viết di chúc chỉ để lại 10% tài sản của mình cho con, còn lại là làm từ thiện.Tuy nhiên, ba người con, dù không phải quá giàu có, cũng từ chối và dành luôn số tiền đó cho từ thiện.
[…] Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả.Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm.
(Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, dân theohttp://tuoitre.vn, ngày 10/5/2015)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.
Câu 2: Theo tác giả, vì sao những người cha như tỉ phú Yu Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại tiền cho con.
Câu 3: Việc không nhận tài sản kế thừa của những người con có phải là do họ không coi trọng tiền bạc hay không? Vì sao?
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm: “Có người nói rằng có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” không?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: Đoạn trích phần đọc hiểu gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tính tự lập của con người, nhất là tuổi trẻ? Hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị.
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
Con tàu Titanic chìm vào đáy đại dương để lại sau lưng nó cả một di sản to lớn và những bài học đáng quý.
Đó là bài học về sự tự mãn khi con người bồng bột nghĩ rằng có thể chiến thắng tự nhiên và tuyên bố Titanic “không bao giờ chìm”. Trên thực tế con tàu đã bị chìm một cách không ngờ nhất từ trước tới nay, là con tàu duy nhất đâm vào núi bang trôi và đắm chìm dưới biển.
Khi phát hiện con tàu đang bị đắm, người ta đã vội vã thả phao cứu sinh xuống biển. Tromg tình cảnh hỗn loạn chỉ một câu nói “Để phụ nữ và trẻ em lên trước” cũng đã thể hiện một cách ứng xử vượt lên trên những bài học về tiền bạc và sự tự mãn, vượt lên trên tất cả những nỗi đau.
Khi hiệu lệnh đã vang lên, nhiều người đã rời xa thuyền cứu hộ, đứng lặng lẽ, chậm rãi dựa lên tay vịn. Họ bắt đầu châm điếu thuốc và hút. Nhiều hành khách đã lặng đi, không muốn chứng kiến sự chia ly của các gia đình. Dù là người nổi tiếng hay kẻ vô danh, những hành khách dung cảm đã để lại cho nhân loại một di sản to lớn.
John Jacob Astor IV, là một nhà kinh doanh, nhà phát minh, nhà văn nổi tiếng, một trong những người giàu nhất thế giới lúc bấy giờ. Ông đã đưa người vợ mang thai năm tháng của mình lên thuyền cứu hộ, rồi lịch sự nhường chỗ của mình bằng cách dịu dàng nói với hai người phụ nữ đứng cạnh: “Các quý cô, mời lên thuyền”. Doanh nhân nổi tiếng Isidor Straus cùng vợ mình đã ở lại trên tàu. Ông nói: “Tôi sẽ không lên thuyền khi những người đàn ông khác còn ở lại. Còn vợ ông, quý bà Ida thì khẳng định: “Tôi sẽ không rời khỏi chồng mình. Chúng tôi đã chết như chúng tôi đã sống cùng nhau”. Họ đã nắm tay nhau cho đến phút cuối cùng.
Một nhân chứng người Thụy Sĩ kể lại việc cô bồng hai đứa con lê thuyền cứu hộ, nhưng không còn đủ chỗ cho bản thân. Một người phụ nữ đã đứng lên nhường chỗ cho cô và nói: “Ngồi đi, những đứa trẻ không thể thiếu mẹ!”. Cô hối tiếc vì đã không hỏi tên ân nhân khi phần đuôi con tàu bắt đầu chìm xuống nước. Vào thời khắc con tàu bắt đầu chìm, người ta đã không thấy tiếng gào thét nữa, thay vào đó là những lời yêu thương, những lời chúc phúc và nghĩa cử cao đẹp của con người với con người.
“Để phụ nữ và trẻ em lên trước!” – đó là lệnh của thuyền trưởng. Nhưng tại sao mọi người lại phải tuân theo? Không có bất cứ điều lệ nào bắt buộc người ta phải làm thế. Không ai có quyền yêu cầu người khác phải từ bỏ sinh mạng của mình. Thế nhưng nhiều người đã làm như thế, đã hy sinh mạng sống của mình cho những người không quen biết, đó là vì lòng hào hiệp và cả lương tri…
(Trích Những di sản đồ sộ sau vụ chìm tàu Titanic – Phunutuday, 09/01/2016)
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Tìm câu văn lặp lại góp phần tạo ra mối liên kết thống nhất cho toàn bộ văn bản.
-(Để xem tiếp những câu còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Chiến thắng của tuyển U23 Việt Nam trong trận tứ kết trước đội bóng hàng đầu châu Á, được quyết định trên chấm phạt đền may rủi. Bóng đá cần có sự may mắn nhưng chừng đó là chưa đủ. Trên hết là tinh thần, bản lĩnh hơn người, là ý chí thi đấu với hơn 100% sức lực, là đấu pháp biết mình biết người. Thứ nữa là từ tài luyện quân, cầm quân và điều binh khích tướng của vị huấn luyện viên người Hàn, Park Hang Seo, là từ động viên khích lệ kịp thời, đúng mực của người đứng đầu chính phủ và người hâm mộ nước nhà…
Vẫn những gương mặt cầu thủ không mới, nhưng khi giáp trận tại vòng chung kết U23 châu Á, cách trình diễn của đội bóng lại cho thấy nhiều sự khác biệt. Rõ nhất là tâm thế thắng không kiêu, bại không nản, biết cách vượt qua áp lực, biết “dĩ đoản (bình) chế trường (trận)”, điềm tĩnh mà ngạo nghễ đi tới chiến thắng cuối cùng.Rõ nhất nữa, là tâm lý ổn định, biết kiềm chế, không bị kích động khi đối thủ chơi xấu hoặc trọng tài xử ép. Rõ nữa, là toàn đội là một tập thể thống nhất, hoàn hảo, không chỉ trích nhau khi cá nhân mắc lỗi, biết hỗ trợ nhau lập công và ai cũng có thể lập công.
Niềm tin, niềm tự hào cao cả của những người yêu bóng đá nước nhà dành cho đội tuyển U23 lần này, có lẽ, xuất phát từ những điều tạo nên sự khác biệt đó. Văn hoá “mỏng” sẽ sinh ra thứ bóng đá xấu xí, cốt ăn thua, phong độ trồi sụt, nói gì tới đẳng cấp. Văn hoá “dày” sẽ tạo nên thứ bóng đá đẹp và sạch, thua hay thắng đều ĐƯỢC, biết hướng tới giá trị khác biệt, hơn hẳn, đẳng cấp.
(Theo Bóng đá và ngọn lửa nồng ấm… Vietnamnet.com. Ngày 22/1/2018)
Câu 1. Nêu thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn bản trên.
Câu 2. Theo tác giả, những yếu tố nào làm nên chiến thắng của tuyển U23 Việt Nam trong trận tứ kết gặp Irắc?
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: Văn hóa “mỏng” sẽ sinh ra thứ bóng đá xấu xí, cốt ăn thua, phong độ trồi sụt, nói gì tới đẳng cấp. Văn hóa “dày” sẽ tạo nên thứ bóng đá đẹp và sạch, thua hay thắng đều ĐƯỢC, biết hướng tới các giá trị khác biệt, hơn hẳn, đẳng cấp.
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: Vẫn những gương mặt cầu thủ không mới, nhưng khi giáp trận tại vòng chung kết U23 châu Á, cách trình diễn của đội bóng lại cho thấy nhiều sự khác biệt? Vì sao?
II. LÀM VĂN
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự khác biệt trong cuộc sống.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Mị trong cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh buổi sáng đầu tiên khi tỉnh rượu (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về cách nhìn và tình cảm của các nhà văn đối với người lao động nghèo trong xã hội cũ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Thao tác lập luận chính: phân tích.
Câu 2:
- Những yếu tố tạo nên thành công của đội tuyển U23 Việt Nam trong trận tứ kết:
+ Trước hết đó là sự may mắn.
+ Trên hết là tinh thần, bản lĩnh hơn người, là ý chí thi đấu với hơn 100% sức lực, là đấu phát biết nhìn người.
+ Tài luyện quân, cầm quân và điều binh khích tướng của vị huấn luyện người Hàn, Park Hang Seo.
+ Sự động viên khích lệ kịp thời, đúng mực của người đứng đầu chính phủ và người hâm mộ nước nhà.
-(Để xem tiếp những câu còn lại của phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Vào giờ này năm ngoái, không nhiều người trong giới báo chí cũng như người dùng Internet ở Việt Nam quan tâm đến cái gọi là “fake new” – tin giả. Trước nữa lại càng không. Quan niệm phổ biến trong thời đại hiện nay là ai cũng trở nên thông minh, vả lại, có rất nhiều thiết bị thông minh quanh mình – cái gì cũng được gắn thêm từ smart(*), từ nhà cửa, xe hơi, thẻ thanh toán cho đến điện thoại – nên không dễ bị lừa.
Thực tế, chúng ta đang sống trong một thế giới mà một tin tức hoàn toàn bịa đặt như việc ngôi sao điện ảnh Keanu Reeves tuyên bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua rằng “những nhân vật tinh túy ở Hollywood đã dùng máu của trẻ sơ sinh để thăng tiến” đã đứng đầu danh sách nội dung tìm kiếm trên YouTube và lan truyền như virus trên Facebook với hơn 26.000 lượt tương tác chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi.
Đó là một thế giới mà những hoang tin có thể dẫn đến các thảm kịch trong đời sống dễ dàng lan truyền với tốc độ chóng mặt từ người này sang người khác thông qua các phần mềm chat(**) hoặc các mạng xã hội.
[…] Từ Mỹ đến châu Âu, từ châu Á đến vùng Caribe hay tận châu Phi, fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội. Fake news tồn tại từ rất lâu trong đời sống, nhưng chính nhờ mạng xã hội mà nó mới bùng phát tới cấp độ khủng khiếp như hiện nay. Đặc điểm nổi bật của mạng xã hội là người dùng không cần phải tìm kiếm thông tin mà thông tin tự tìm kiếm đến người dùng. Fake news cũng chủ động tiếp cận và tấn công người dùng theo cách đó.
Fake news không chỉ bóp méo thông tin theo kiểu vô thưởng vô phạt, fake news không chỉ là câu chuyện cắt dán tin tức bừa bãi để kiếm tiền quảng cáo… Hơn thế, fake news đang làm gia tăng tình trạng nhục mạ các cá nhân, làm cho doanh nghiệp, tổ chức lao đao khốn khổ, fake news thậm chí còn được lợi dụng vào các âm mưu chính trị và làm rối loạn xã hội…
(Lê Quốc Minh – Cuộc chiến chống lại fake news và trách nhiệm xã hội của báo chí, dẫn theo VietnamPlus)
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là fake news (tin giả)?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: fake news đang như một bệnh dịch khủng khiếp bò dần vào từng ngóc ngách của xã hội?
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Kim Liên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !